Siberian là giống mèo có nguồn gốc từ Nga. Tên đầy đủ là Siberian Forest Cat. Giống mèo này được cho là tổ tiên của mèo lông dài hiện đại. Siberia là một giống mèo mạnh mẽ, chân sau khỏe, bàn chân lớn. Đầu và tai có kích thước trung bình, trán rộng, cấu trúc cơ thể gọn và nhẹ. Đây là giống mèo thông minh, vui vẻi, tình cảm và rất trung thành.
Lông mèo Siberian dày và dài, gồm ba lớp tự nhiên: lớp bảo vệ dài nhất, lớp lông thứ 2 ngắn hơn lớp lông bảo vệ, có tính cách điện và bảo vệ lớp lông dưới cùng. Ba lớp lông này giúp mèo Siberian chống chọi được trước thời tiết khắc nghiệt của Nga. Với bộ lông này, chúng đòi hỏi một tuần được chăm sóc ít nhất hai lần nhằm đảm bảo tình trạng tốt nhất của lông và sức khỏe.
Như hầu hết các giống mèo khác, màu lông của Siberian khá đa dạng: xám vằn như mèo mướp, sọc loang kiểu rắn, sọc ngoằn nghoèo hay các đốm màu dạng gần giống như mèo Xiêm... Mèo Siberian không có bất kỳ kiểu màu lông nào quá riêng biệt hay độc đáo. Chúng thay lông hai lần một năm. Lần thay lông đầu tiên vào cuối mùa đông. Đợt này, lông thay khá nhiều và đợt thứ 2 vào cuối hè với rất ít lông rụng.
Mèo Siberian có xu hướng sinh sản sớm hơn so với các giống khác. Đôi khi có trường hợp 5 tháng đã sinh. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điều này là liên quan đến sự lưu giữ trạng thái tự nhiên hoang dã của nó. Mèo hoang thường có tuổi thọ ngắn hơn do sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên. Khả năng sinh sản sớm cũng một phần nhằm tạo sự cân bằng sinh học tự nhiên. Trung bình, một lứa Siberian bao gồm 5-6 mèo con, (mèo thường trung bình 3-4 mèo con). Có trường hợp mèo Siberia đạt kỷ lục 9 mèo con trong một lần sinh.
Mèo Siberian là những bậc cha mẹ tuyệt vời. Mèo cha luôn sẵn sàng chăm sóc con nếu chúng được phép tiếp cận ổ. Một số mèo mẹ chỉ giao phối với một con đực. Mèo đực vị thành niên cũng có thói quen âu yếm và chăm sóc những mèo anh, chị, em họ và anh, chị, em ruột của nó. Chúng cũng có tính cộng đồng rất cao nên không thể nuôi theo dạng nhốt chuồng. Mèo mẹ đẻ quá sớm thường dẫn tới số lượng mèo con tử vong cao. Mức độ này giảm xuống rất nhiều nếu mèo mẹ đạt từ 18 tháng trở lên.
Dưới đây là một số hình ảnh của các em Siberian:
Lông mèo Siberian dày và dài, gồm ba lớp tự nhiên: lớp bảo vệ dài nhất, lớp lông thứ 2 ngắn hơn lớp lông bảo vệ, có tính cách điện và bảo vệ lớp lông dưới cùng. Ba lớp lông này giúp mèo Siberian chống chọi được trước thời tiết khắc nghiệt của Nga. Với bộ lông này, chúng đòi hỏi một tuần được chăm sóc ít nhất hai lần nhằm đảm bảo tình trạng tốt nhất của lông và sức khỏe.
Như hầu hết các giống mèo khác, màu lông của Siberian khá đa dạng: xám vằn như mèo mướp, sọc loang kiểu rắn, sọc ngoằn nghoèo hay các đốm màu dạng gần giống như mèo Xiêm... Mèo Siberian không có bất kỳ kiểu màu lông nào quá riêng biệt hay độc đáo. Chúng thay lông hai lần một năm. Lần thay lông đầu tiên vào cuối mùa đông. Đợt này, lông thay khá nhiều và đợt thứ 2 vào cuối hè với rất ít lông rụng.
Mèo Siberian có xu hướng sinh sản sớm hơn so với các giống khác. Đôi khi có trường hợp 5 tháng đã sinh. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điều này là liên quan đến sự lưu giữ trạng thái tự nhiên hoang dã của nó. Mèo hoang thường có tuổi thọ ngắn hơn do sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên. Khả năng sinh sản sớm cũng một phần nhằm tạo sự cân bằng sinh học tự nhiên. Trung bình, một lứa Siberian bao gồm 5-6 mèo con, (mèo thường trung bình 3-4 mèo con). Có trường hợp mèo Siberia đạt kỷ lục 9 mèo con trong một lần sinh.
Mèo Siberian là những bậc cha mẹ tuyệt vời. Mèo cha luôn sẵn sàng chăm sóc con nếu chúng được phép tiếp cận ổ. Một số mèo mẹ chỉ giao phối với một con đực. Mèo đực vị thành niên cũng có thói quen âu yếm và chăm sóc những mèo anh, chị, em họ và anh, chị, em ruột của nó. Chúng cũng có tính cộng đồng rất cao nên không thể nuôi theo dạng nhốt chuồng. Mèo mẹ đẻ quá sớm thường dẫn tới số lượng mèo con tử vong cao. Mức độ này giảm xuống rất nhiều nếu mèo mẹ đạt từ 18 tháng trở lên.
Dưới đây là một số hình ảnh của các em Siberian:
Relate Threads
Latest Threads