ong cham chich
Thành Viên Tích Cực
- Tham gia
- 30 Tháng sáu 2011
- Bài viết
- 1,537
- Điểm tương tác
- 2
- Điểm
- 38
(Dân trí) - Với người Nam bộ, không mai bất thành Xuân, người ta ví hoa mai như cô gái xuân thì.
Cao Bá Quát thì dành những mỹ từ bày tỏ sự trân trọng hoa mai: “Mười năm chu du tìm gươm cổ/ Cả đời chỉ cúi lạy hoa mai” (Thập tải luân giao cầu Cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái Mai hoa).
Cuộc đời của người anh hùng không hề biết nể sợ một ai. Sống ở thời đại cuối cùng của nhà Nguyễn, khi không còn tin vào triều thần, ông có mười năm đi “cầu cổ kiếm”, như kiếm tìm một kế sách cứu dân, cứu nước. Ông tự đặt mười năm đó vào thế cảnh của một đời chỉ biết “bái mai hoa”! … Thế mới biết mai không chỉ là biểu hiện của mùa xuân mà còn là biểu tượng cho khí tiết bất diệt của người anh hùng.
Nhân dịp Xuân về cũng là mùa hoa mai khoe sắc thắm khắp phương Nam, mời bạn cùng Dân trí trải nghiệm trọn một vòng đời của hoa mai.
Bắt đầu từ nụ:
Mai vàng 5 cánh nguyên thủy
Mai ghép từ 9 - 12 cánh
Mai còn đọc trại lại là "may" - nghĩa là mang may mắn và tài lộc đến nhà. Bước đến cổng nhà, chậu mai vàng ngay cửa nhà sẽ là chủ đề đầu tiên của buổi chúc tết. Ai may mắn sở hữu gốc mai trổ vàng rực đúng ngày mùng một, coi như báo hiệu cho một năm “tưng bừng rực rỡ”.
Nhiều bậc anh hùng, tiền bối đã không tiếc lời ca ngợi, tôn thờ những giá trị thâm hậu của hoa mai. Đại thi hào Nguyễn Du xem mai hoa như một biểu tượng của đạo đức và khí tiết: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều); là bạn tri kỷ “Mai là bạn cũ, Hạc là người quen”.
Cuộc đời của người anh hùng không hề biết nể sợ một ai. Sống ở thời đại cuối cùng của nhà Nguyễn, khi không còn tin vào triều thần, ông có mười năm đi “cầu cổ kiếm”, như kiếm tìm một kế sách cứu dân, cứu nước. Ông tự đặt mười năm đó vào thế cảnh của một đời chỉ biết “bái mai hoa”! … Thế mới biết mai không chỉ là biểu hiện của mùa xuân mà còn là biểu tượng cho khí tiết bất diệt của người anh hùng.
Cành và hoa đều vươn thẳng như khí tiết của người anh hùng
Bắt đầu từ nụ:
Nụ mai nhỏ như hạt lúa (nụ trấu)
Sau khi lặt lá khoảng 1 tuần, từ trong vỏ trấu những nụ hoa xanh mướt nhô lên
Trung bình một nụ trấu bung ra khoảng 6 nụ xanh
Riêng giống mai giảo Thủ Đức hoặc mai giảo quận 12, TPHCM từ 1 nụ trấu có thể cho đến chục nụ
Nụ lớn dần, lớn dần
8-10 ngày từ khi "nở" khỏi vỏ trấu, các nụ "chín" dần
Cánh mai vàng nhú lên
Từ từ nở thành hoa:
1-2 ngày sau, từng cánh, từng cánh hoa e ấp mời gọi
Cũng có giống hoa nở từ từ tròn đều
Người và hoa, ai xinh hơn?
Ong bướm vo ve, vo ve hút mật
Chỉ riêng về màu sắc, mai có ít nhất 5 màu: mai vàng rực, mai vàng nghệ, vàng chanh, bạch mai (loại hoa trắng muốt và hoa ngả màu xanh)...
Bạch mai thuộc dòng mai hiếm vì khó dưỡng và ít bông
Mai màu vàng nghệ, cánh dợn sóng
Màu vàng chanh
Hoa mai truyền thống chỉ có 5 cánh. Sau này, các nhà vườn thường ghép mai vàng nhiều cánh, tạo nên giống mai Giảo (9- 12 cánh) và mai Huỳnh Tỷ (24cánh).
Mai vàng 5 cánh nguyên thủy
Mai ghép từ 9 - 12 cánh
Mai Huỳnh Tỷ (24 cánh)
Ba năm gần đây, miền Tây trình làng thêm giống mới: Phúc Lộc Mai. Điểm đặc biệt của Phúc Lộc Mai là cánh hoa sau khi nở sẽ thành lá.
Phúc lộc mai
Tên đẹp nhưng màu hoa không thắm nên Phúc Lộc Mai không được chuộng
Sau 1-2 ngày khoe sắc, một số lá và nhụy mai bị gió lay nên về với đất mẹ
Những hoa khỏe, kết thành hạt. Từ đó, những cây mai con con sẽ lại sinh sôi