Lửa của chào mào hiểu thế nào mới đúng?

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,241
Điểm tương tác
1,955
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Xin chào các anh em Nghệ Nhân thân mến. Đã là người chơi chim chào mào thì rất nhiều lần các bạn nghe đến cụm từ ví dụ như: con đó có lửa rồi, con đó đang vào lửa, con đó đang chớm lửa, còn đó không có lửa. Đấy là những cụm từ mà anh em chơi chim hay sử dụng để mô ta một chú chim nào đó. Thật ra mà nói thì đây là một cụm từ khá mơ hồ đối với những người chơi mới, không những vậy kể cả những người chơi lâu năm cũng hay vấp phải vấn đề này.
Bản thân mình lúc đầu mới bước vào chơi cũng bị mơ hồ và hay sử dụng cụm từ này, nhưng càng chơi lâu thì mình chợt vở lẻ ra rằng từ lửa chào mào này nó thật mơ hồ và khó hiểu, chính điều này đã làm cho không ít anh em đau đầu và tìm cách thúc ép con chim của mình lên lửa bằng cách tăng cường cào cáo, sâu khô, trứng kiến và các loại hoa quả trái cây dành cho chào mào. Đồng ý rằng chăm sóc vậy là tốt, nếu con chim rớt đúng vào điểm rồi phông độ thì nó sẻ làm mát lòng chủ nhân của nó. Nhưng nếu nó không rớt vào đúng điểm rơi phông độ thì chính tại những thời điểm này chủ nhân của nó dễ nản nhất. Từ đó không ít người đã bán con chim đó và về tay người khác.

chao-mao-cang-lua.jpg


Chính vì vấn đề lửa này nên hôm nay mình xin chia sẻ đến với anh em cụm từ lửa của chào mào hiểu thế nào mới đúng? Đây là những gì mình học hỏi được nhiều năm và cũng được sự chia sẻ của những anh em Nghệ Nhân đi trước. Mục đích của bài viết này là chia sẻ với anh em mà thôi, nếu có thiếu hoặc sai sót gì thì cũng mong anh em bổ sung và bỏ qua cho mình nhé.

1: Lửa của chào mào hiểu thế nào mới đúng?
Nói thẳng ra là từ lửa dùng để miêu tả một con chim đang tràn trể sinh lực và sức sống, nó miêu tả con chim đang ở thời điểm căng nhất trong một năm. Vào thời điểm này con chim chào mào nó luôn thể hiện rỏ rệt ra bên ngoài. Mùa mà con chim căng nhất đó chính là từ khoảng tháng 4 đến tháng 8. Tại sao thời điểm này nó căng? Vào lúc này là lúc ngoài thiên nhiên nó phải bắt cặp để sinh đẻ và bảo vệ chim con và lãnh thổ, đấu tranh để sinh tồn nên buộc nó phải căng. Vậy từ lửa ở đây mún ám chỉ là con chim nó thực sự căng mà thôi chứ không có gì cả. Anh em cũng nên nhớ rằng con chim nó căng thực sự chỉ có 1 thời điểm trong năm mà thôi, đó chính là thời điểm nó sinh sản.

2: Con chim đang chớm lửa và vào lửa?
Từ này anh em cũng nghe rất nhiều đúng không? Đây là từ dùng để miêu ta cho những con chim vừa thay lông xong và đang có thái độ tốt trở lại qua từng ngày. Ngoài thiên nhiên khoảng từ tháng 8 đến tháng 9 là tiết trời mùa thu, lúc này chim đã xong quá trình sinh sản và đang hướng dẫn chim con mọi thứ từ kím ăn cho đến giọng hót, đây là giai đoạn vất vả nhất của chim bố chim mẹ. Sau khi xong thủ tục với đứa con cũng là lúc chim bố mẹ sức cùng lực kiệt và cũng là lúc thời tiết chuyển sang mùa đông, thời tiết khắc nghiệt, chim sẻ phải thay bộ lông già cổi của nó để sau khi hết mùa đông, thời tiết chuyển giao đón 1 mùa xuân mới với 1 bộ lông mới..Nói 1 cách dễ hiểu thì con chim chớm và đang vào lửa là lúc lông lá của nó đã bắt đầu cứng cáp và ổn định, nó sẻ lăng xăng hơn 1 chút xíu.

3: Con chim đang có lửa
Đây là lúc mà con chim căng thực sự đúng với bản năng của nó. Người nuôi chim trong một năm trời, dành thời gian chăm sóc để đến lúc này là thành quả hưởng thụ. Lúc này chim chào mào bắt đầu có những thay đổi khá khác biệt như: dáng đứng vươn mình, hót nhiều và dày hơn, hậu môn của chim nỏ to, và đặc biệt là nhìn nó rất gấu, sẳn sàng xé xác bất kỳ đối thủ nào mà nó thấy mặt hehe. Con chim chào mào căng lửa là con chim chơi không biết mệt mỏi, lúc nào nhìn nó cũng sung mãn với 1 thể lực tràn trề, bay nhảy nhanh nhẹn, giọng sổ đanh và gắt, giọng ché của nó đầy uy lực, rất khó chịu.

4: Con chim bị tụt lửa
Trường hợp này thường được miêu tả dành cho những chú chim ngày hôm trước chơi lăng xăng, chơi như cái máy, hót đấu, xổ bọng, éc ché đầy đủ nhưng vài hôm sau thì lại tịt ngòi. Và anh em thường hay gọi là bị tụt lửa, quả thật bản thân mình cũng hiểu tụt lửa là làm sao nữa. Có rất nhiều lý dó đễ dẫn tới con chim chơi không ổn định như vậy, cái này phụ thuộc vào người nuôi rất nhiều. Từ tụt lửa cũng làm cho khá nhiều anh em chơi phải lúng túng thật sự, thiệt ra con chim có tụt lửa hay không? Nói thẳng ra là có, nhưng tại sao tụt? Cái này mình sẻ viết một bài khá chi tiết trong thời gian sắp tới để các bạn dễ hiểu hơn. Vậy tụt lửa có nghĩa là gì? ở đây muốn miêu tả con chim nó chơi không đúng với phông độ của nó, chơi thất thường và không ổn định mà thôi nên anh em cũng đừng có lo lắng quá. Cứ chăm đều tay nhé.

5: Con chim không có lửa
Cái này thì phổ biến và được dùng đại trà trong giới chơi chim chào mào. Những chú chim không có lửa củi gì thì thường nhìn rất chán ngắt, ví dụ như thường xuyên xỉa lông, đấu yếu, bỏ đấu hoặc không đấu, đi ăn, tắm nắng, và đứng xù 1 cục tại chổ. Đây đúng là những chú chim không có lửa, hay gọi là không căng. Thường khi ra trường chim chúng ta hay bắt gặp những chú chim này nhất. Và trong thời điểm này nếu chủ chim không tinh ý kẹp vào chim có lửa thì rất dễ bị bể chim, phải tốn rất nhiều thời gian sau mới vực được con chim đó lên lại được. Cho nên các anh em trong quá trình mang chim ra trường để dợt thì cũng chú ý ở điểm này, thấy chim mình yếu hơn thì tốt nhất kẹp chim ở những đối thủ vừa sức để chim khỏi bị bể nhé.

Tóm lại lửa của chào mào hiểu thế nào mới đúng? cũng rất đơn giản thôi, lửa ở đây muốn ám chỉ đến con chim nó căng thực sự, luôn lùng sục tìm đối thủ để đấu, sổ bọng, éc ché nếu kẹp chim và kể cả không kẹp chim. Từ lửa được anh em sử dụng đại trà và rộng rải riết nên thành ra nó phổ biến mà thôi chứ không có gì cả. Anh em cũng nên nhớ rằng trong quá trình nuôi muốn chim căng được thì phải biết cách tạo nước ức cho con chim thì nó mới nhanh căng được. Chúc tất cả các anh em nghệ nhân sở hữu được nhiều chim chào mào hay và căng lửa nhé.

Nguồn: Diễn Đàn Chào Mào
 
Cảm ơn sếp cập Nhật kiến thức bổ ích cho anh em. Mong chờ những bài tiếp theo.
 
Bên trên