Ðề: Lồng bẩy 2 mặt và 1 mặt cái nào dể bây hơn
Nếu bạn thích đánh mồi lồng mà bạn không biết chọn cây , chọn cành thê không đúng cách ..... thử hỏi bạn có bắt được con bổi đó hay không? mặc dù mồi của bạn gọi , đâú muốn đứt hơi..... nhưng con bổi không thèm đá ... tại sao vậy? có phải bạn treo mồi vào nơi mà con bổi trên cao chỉ nghe tiếng hót, mặc dù nó cũng bay qua bay lại tìm nhưng không sao thấy ... hoặc bạn thả mồi nơi gốc cây con bổi hạ cánh xuống tức quá (thế hạ từ cao xuống thấp, đằng này thả rơi tự do, hạ như trực thăng mới xuống được con mồi) cho nên nó cứ ở trên cao không thèm xuống ... tốt nhất là đừng bao giờ chọn nhánh thế quá xa, quá cao và nhất là quá to; vì quá cao, quá xa chim bổi rất khó nhảy và rất dễ bị trượt... còn quá to thì chim bôỉ không đâụ bởi thế nên chọn nhánh thế nhỏ thôi..
- Phải chọn đúng khu vực. mồi phải treo đúng lãnh địa của chim rừng. Có một kinh nghiệm để đời: Treo ở cây bên này đường mòn thì cành thế rất là tuyệt mà chim không thèm đấu, đến khi chuyển qua bên kia đường thì chim mới đấu và dính liền. Khu vực mà chưa ai bẫy thì dễ bẫy hơn mấy khu mà người ta đã đánh nát bét.
1. Chọn cây để treo mồi lồng:
¬- Cần chọn cây có nhiều cành chuyền, tức là có nhiều cành tương đối gần nhau để chim rừng dễ dàng chuyền từ cành này sang cành khác và tiếp cận với cành thế. Phần đồng các nghệ nhân đều đánh giá cao những cây có nhiều cành chuyền trong khi chọn cây để treo mồi lồng.
- Theo kinh nghiệm thì các bạn nên chọn cây rậm ngoài mà thoáng trong. Tức là rậm lá để chim rừng khi vào mà ngại bay ra, thoáng cành để việc chuyền từ cành này đến cành khác của chim rừng diễn ra một cách dễ dàng.
Cành thế: Là cành người bẫy chào mào tìm được (hoặc phải cải tạo để có được), là cành mà chim rừng sẽ bước lên đó và nhảy vào bàn sập để sa lưới.
Vị trí của cành thế: cách bàn sập của lưới khoảng 30-35 cm và cao hơn bàn măt long khoảng 20-25cm.
1/Thế cổ điển: Tìm 02 nhánh cây , 1 cao,1 thấp, cách nhau khoảng 35 cm sao cho khi móc lụp vào nhánh cao ,mặt lụp hướng vô thân cây, cành thế phải đối diện hoặc song song với cầu tử khoảng 30cm thì ok.
Ưu: - Chim dể nhảy,bắt nhanh
Nhược: - Chim trận, chim bể nhát lụp, nhảy tàn xung quanh lụp quần mồi tả tơi mà không bắt được
Dùng thế này để đánh thăm dò, bắt chim nguyên,chim non.
2/Thế cải tiến: Củng chọn nhánh thế tương tư như trên nhưng móc lụp sát ngoài ngọn cây(ép tàn).
Ưu: - Dấu được lụp nên chim ngoài ít sợ
- Chim vô tàn khó ra
Nhược: - Khó treo lụp,dể bị rơi lụp
- Hạn chế tầm quan sát của chim mồi.
Dùng thế này để đánh chim trận,nhát lụp,chim đã bị nhiều người đánh.
3/Thế cô đơn:
Chọn một cành cây duy nhất ,hơi cong như cần câu cá, móc lụp ngoài ngọn cây,”cầu lụp” hướng vô thân cây một góc 45 độ.
Ưu: - Ép chim rừng nhảy.
Nhược: - Chim non, chim bể sợ mồi.
- Chim mồi đấu trong thế hạ (ép mồi)
Dùng thế này để đánh chim trận,chim dữ.