phoenix108
Thành Viên Tích Cực
LOÀI CÁ RỒNG SCLEROPAGES FORMOSUS Ở VIỆT NAM
Thực tế cho thấy hầu hết các loại Cá rồng được nuôi ở thành phố HCM là những giống ngoại nhập cho nên xét về mặt giá trị khoa học chúng không thể so sánh được với loài cá bản địa ở Việt Nam như thích nghi với điều kiện sống . . .
Điểm then chốt của việc bảo tồn và quản lý một loài hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng sau những thay đổi lớn về điều kiện sống cũng như sau khi môi trường sống của chúng bị tàn phá hay chia cắt ra nhiều phần nhỏ ? Khi quần thể của loài đó có số lượng cá thể dưới một mức báo động nhất định, nhiều khả năng loài loài sẽ bị tuyệt chủng. Nhưng đối với một vài quần thể trong tự nhiên, một vài cá thể vẫn có thể sống sót dai dẳng trong vài năm, và chục năm, chúng vẫn có thể sinh sảnnhưng số phận cuối cùng của chúng vẫn là sự tuyệt chủng nếu không có sự can thiệp của con người. Loài cá rồng Scleropages formosus là ví dụ điển hình nhất đã nhiều năm nay loài này không còn được tìm thấy trong tự nhiên (sách đỏ Việt Nam trang 253). Tuy nhiên ngày 4/2/2003 và ngày 10/10/2003 vừa qua chúng tôi trong một lần khảo sát và điều tra đã tìm thấy một đàn khá lớn với số lượng lên đến hàng chục con tại Lâm trường Mã Đà thuộc tỉnh Đồng Nai và vườn quốc gia Cáttiên tại những vùng thượng nguồn. Tấm ảnh chụp được dưới đây là những minh chứng về kết quả nghiên cứu mới nhất nhưng số lượng của chúng là bảo nhiêu 100 hay 1000 vẫn luôn là câu hỏi bí ẩn.
Đây là loài được coi là hiện thân của “cái chết đang sống” mặc dù về phương diện chuyên môn loài này chưa bị tuyệt chủng nếu như một vài cá thể của nó đã xác định là còn tồn tại, nhưng lúc này chúng không còn tồn tại và sinh sản một cách mạnh khoẻ sung sức nữa, dù muốn hay không tương lai của loài này chỉ giới hạn trong vòng đời của những cá thể sống sót này thôi.
Sự đa dạng về loài tăng dần lên kể từ khi sự sống bắt đầu hình thành trên trái đất. Sự gia tăng không được đều đặn, mà có những giai đoạn thì sự hình thành loài rất cao, tiếp sau đó là những giai đoạn có những sự thay đổi tối thiểu và những thời kỳ lại có hiện tượng tuyệt chủng hàng loạt.
Nếu như sự tuyệt chủng là một trong những qui luật của tạo hoá tại sao chúng ta lại phải suy nghĩ và quan tâm nhiều đến chuyện mất mát các loài ? câu trả lời sẽ là mối tương quan giữa sự tuyệt chủng và sự hình thành loài. Sự hình thành loài là một quá trình diễn ra rất chậm chạp, bằng sự tích lũy dần dần của hiện tượng đột biến gen và những thay đổi trong allen qua hàng ngàn nếu như không muốn nói là hàng triệu năm. Nếu như tốc độ hình thành loài ngang bằng hoặc vượt tốc độ tuyệt chủng thì sự đa dạng sinh học sẽ được giữ nguyên hoặc thậm chí còn tăng. Trong lịch sử các thời kỳ địa lý trước đây đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa sự tiến hoá hình thành loài mới và sự tuyệt diệt loài cũ. Tuy vậy những hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng vượt xa nhiều lần. Tốc độ hình thành loài. Sự mất mát các loài xảy ra như trong thời gian hiện nay là không theo bất kỳ một qui luật nào và hậu quả trong tương lai là khôn lường và không thể cứu vãn nổi.
Cá rồng hay còn gọi là cá mơn tên khoa học của chúng là Scleropages formosus một ví dụ điển hình. Loài cá thuộc họ Osteoglossidae và bộ Clupeiformes này có thân thon dài và dẹp bên có một đôi râu mõm dài, vẩy to vây ngực dài, vây ngực và vây lưng nằm về phía sau có thể đạt đến chiều dài 90cm và gần 8kg (theo sách đỏ Việt Nam trang 253). Đây là loài cá rất hiếm đã có nhiều đoàn khảo sát điều tra về loài này nhưng chưa có bất cứ ghi nhận cụ thể nào. Có thể được coi như tuyệt chủng và ở Việt Nam chúng có vùng phân bố hẹp ở sông La ngà, Trị An . . . Hiện nay tại thành phố HCM
Theo những người nuôi cá kiểng loài cá có biểu tượng cho sự thịnh vượng may mắn này được gọi với những cái tên hết sức mỹ miều – Kim long, giá một cặp cá khoảng 1 kg trở lên có giá không dưới 3 triệu đồng còn đối với loài Hắc long và Hồng long thì còn cao hơn nhiều.
Nếu như sự tuyệt chủng là một trong những qui luật của tạo hoá tại sao chúng ta lại phải suy nghĩ và quan tâm nhiều đến chuyện mất mát các loài ? câu trả lời sẽ là mối tương quan giữa sự tuyệt chủng và sự hình thành loài. Sự hình thành loài là một quá trình diễn ra rất chậm chạp, bằng sự tích lũy dần dần của hiện tượng đột biến gen và những thay đổi trong allen qua hàng ngàn nếu như không muốn nói là hàng triệu năm. Nếu như tốc độ hình thành loài ngang bằng hoặc vượt tốc độ tuyệt chủng thì sự đa dạng sinh học sẽ được giữ nguyên hoặc thậm chí còn tăng. Trong lịch sử các thời kỳ địa lý trước đây đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa sự tiến hoá hình thành loài mới và sự tuyệt diệt loài cũ. Tuy vậy những hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng vượt xa nhiều lần. Tốc độ hình thành loài. Sự mất mát các loài xảy ra như trong thời gian hiện nay là không theo bất kỳ một qui luật nào và hậu quả trong tương lai là khôn lường và không thể cứu vãn nổi.
Cá rồng hay còn gọi là cá mơn tên khoa học của chúng là Scleropages formosus một ví dụ điển hình. Loài cá thuộc họ Osteoglossidae và bộ Clupeiformes này có thân thon dài và dẹp bên có một đôi râu mõm dài, vẩy to vây ngực dài, vây ngực và vây lưng nằm về phía sau có thể đạt đến chiều dài 90cm và gần 8kg (theo sách đỏ Việt Nam trang 253). Đây là loài cá rất hiếm đã có nhiều đoàn khảo sát điều tra về loài này nhưng chưa có bất cứ ghi nhận cụ thể nào. Có thể được coi như tuyệt chủng và ở Việt Nam chúng có vùng phân bố hẹp ở sông La ngà, Trị An . . . Hiện nay tại thành phố HCM
Theo những người nuôi cá kiểng loài cá có biểu tượng cho sự thịnh vượng may mắn này được gọi với những cái tên hết sức mỹ miều – Kim long, giá một cặp cá khoảng 1 kg trở lên có giá không dưới 3 triệu đồng còn đối với loài Hắc long và Hồng long thì còn cao hơn nhiều.
Thực tế cho thấy hầu hết các loại Cá rồng được nuôi ở thành phố HCM là những giống ngoại nhập cho nên xét về mặt giá trị khoa học chúng không thể so sánh được với loài cá bản địa ở Việt Nam như thích nghi với điều kiện sống . . .
Điểm then chốt của việc bảo tồn và quản lý một loài hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng sau những thay đổi lớn về điều kiện sống cũng như sau khi môi trường sống của chúng bị tàn phá hay chia cắt ra nhiều phần nhỏ ? Khi quần thể của loài đó có số lượng cá thể dưới một mức báo động nhất định, nhiều khả năng loài loài sẽ bị tuyệt chủng. Nhưng đối với một vài quần thể trong tự nhiên, một vài cá thể vẫn có thể sống sót dai dẳng trong vài năm, và chục năm, chúng vẫn có thể sinh sảnnhưng số phận cuối cùng của chúng vẫn là sự tuyệt chủng nếu không có sự can thiệp của con người. Loài cá rồng Scleropages formosus là ví dụ điển hình nhất đã nhiều năm nay loài này không còn được tìm thấy trong tự nhiên (sách đỏ Việt Nam trang 253). Tuy nhiên ngày 4/2/2003 và ngày 10/10/2003 vừa qua chúng tôi trong một lần khảo sát và điều tra đã tìm thấy một đàn khá lớn với số lượng lên đến hàng chục con tại Lâm trường Mã Đà thuộc tỉnh Đồng Nai và vườn quốc gia Cáttiên tại những vùng thượng nguồn. Tấm ảnh chụp được dưới đây là những minh chứng về kết quả nghiên cứu mới nhất nhưng số lượng của chúng là bảo nhiêu 100 hay 1000 vẫn luôn là câu hỏi bí ẩn.
Đây là loài được coi là hiện thân của “cái chết đang sống” mặc dù về phương diện chuyên môn loài này chưa bị tuyệt chủng nếu như một vài cá thể của nó đã xác định là còn tồn tại, nhưng lúc này chúng không còn tồn tại và sinh sản một cách mạnh khoẻ sung sức nữa, dù muốn hay không tương lai của loài này chỉ giới hạn trong vòng đời của những cá thể sống sót này thôi.
Cá rồng việt nam Scleropages formosus Ảnh: PHÙNG MỸ TRUNG
Nếu có thể duy trì và bảo tồn loài này một cách hữu hiệu, chúng ta phải xác định được những việc cần và phải làm để đưa chúng ra khỏi bờ vực tuyệt chủng như ngăn cấm việc phá rừng, ô nhiễm môi trường, chia cắt môi trường sống của chúng thành những mảnh nhỏ, ngăn cản sự phát tán . . . Những câu hỏi còn bỏ ngỏ không phải chỉ có loài cá rông Scleropages formosus mà còn rất nhiều loài động vật khác của chúng ta đang bị đe doạ và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Liệu chúng ta có kịp thời bảo vệ chúng hay không và liệu loài cá rồng Scleropages formosus có thực sự được bảo tồn nghiêm ngặt tại khu bảo tồn sinh cảnh non trẻ Vĩnh Cửu hay không ?
Một trong những quan niệm mang tính đạo đức là mỗi loài sinh ra đều có quyền tồn tại. Con người hoàn toàn không có quyền tiêu diệt các loài mà ngược lại phải nỗ lực hành động nhằm hạn chế tối đa sự tuyệt chủng của chúng.
(Phùng Mỹ Trung-vncreature)
Relate Threads