LIU ĐIU CHỈ
Takydromus sexlineatus Daudin, 1802
Takydromus meridionalis Tirant, 1885
Họ: Thằn lằn Lacertidae
Bộ: Có vảy Squamata
Mô tả: Takydromus sexlineatus Daudin, 1802
Takydromus meridionalis Tirant, 1885
Họ: Thằn lằn Lacertidae
Bộ: Có vảy Squamata
Loài thằn lằn nhỏ, kỳ lạ này có một cái đuôi dài gấp sáu lần chiều dài thân và đầu của nó. Một ngoại lệ đối với đặc điểm của các loài thằn lằn, loài liu điu chỉ có những hàng vảy to có sống chạy dọc trên lưng và có các vảy có hạt rất nhỏ ở bên hông. Vảy ở đuôi và ở bụng rất gồ.
Nơi sống và sinh thái:
Đây là loài bò sát của các khu vực có nhiều cỏ. Ngụy trang hình dạng của nó rất tài tình, vẻ ngoài và hoa văn lẫn màu sắc của nó hợp với màu cỏ khô, Đuôi dài giúp nó khỏi ngã khi leo trèo chậm hoặc di chuyển nhanh qua các chỗ cỏ cao, rậm, nối lìền nhau hoặc nơi cỏ đan vào nhau rời rạc và các nhánh tre nhỏ. Nó linh hoạt khi trời nắng nhiều và sống ở nơi có độ cao tới 1.500m,
Con cái đẻ 2 hoặc 3 trứng trên đất, đặt trứng ở gốc của những khóm cỏ hoặc các loài thực vật khác.Thức ăn chính của chúng được biết đến là các loài côn trùng đất.
Phân bố:
Việt Nam: Vĩnh Phú (Đại Đỉnh, Khả Cửu, Mỹ Lương, Tam Đảo, Xuân Sơn), Hoà Bình (An Lạc, Thượng Tiến, Tu Lý), Hà Bắc, Ninh Bình (Cúc Phương), Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Sông Bé, Đồng Nai (Cát Tiên, Biên Hoà)
Thế giới: phân bố khắp Đông nam châu á và xa hơn, từ Assam tới Hồng Kông, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, sang đảo Sumatra, Java và Borneo.
Tài liệu dẫn: A photographic guider to snakes and other reptiles of Thailand - trang 109. Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam trang 48.
Chỉnh sửa lần cuối:
Relate Threads
Latest Threads