Hôm nay, xin chia sẻ cách làm một indoor aviary với các bước cơ bản của nó.
(Hình ảnh sử dụng từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau).
Ý nghĩa:
Trong những điều kiện nhất định về khả năng tài chính, khả năng diện tích dành cho việc nuôi chim của chủ nuôi, cộng với một số yêu cầu sinh học của loài chim nuôi: cần nuôi chim trong các indoor aviary.
Indoor aviary được hiểu đơn giản là một chuồng chim để trong nhà.
- khác với lồng chim thường nhỏ và chỉ nuôi được 1,2 con chim: indoor aviary có thể nuôi nhiều cá thể chim (cùng loài hay khác loài) trong một chuồng.
- khác với outdoor aviary tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa ngoài trời: indoor aviary là mô hình chuồng nuôi trong nhà, được bảo vệ trước các thay đổi khí hậu bên ngoài bởi tường và mái nhà.
Indoor aviary có thể được đặt ở: trong các phòng chức năng trong nhà (Phòng khách, Phòng kho...) hoặc có thể được đặt ở các khu vực hành lang, ban công có mái hiên che chắn.
Ưu điểm: dễ ngắm nhìn chim nuôi ngay khi đang ngồi trong nhà. Che chắn được nắng mưa có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe chim nuôi.
Nhược điểm: việc vệ sinh có thể có hạn chế cho không dễ dàng xịt nước phun rửa thoải mái như outdoor aviary thường để ngoài vườn, làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của chim và người. Chiếm diện tích chức năng trong không gian sinh hoạt.
---------- Bài viết thêm vào lúc 11:19 AM ---------- Bài viết trước được viết vào lúc 10:49 AM ----------
Bước 1: Thiết kế
Một aviary muốn hoàn hảo cần được tính toán từ ngay trên giấy. Việc đo đạc cẩn thận vị trí dự kiến đặt aviary và lên các phương án thiết kế cho phép người nuôi chim mường tượng trước được phần nào các tiện ích sử dụng của indoor aviary tương lai.
Trước khi thiết kế, cần xác định các yếu tố cơ bản:
1. Không gian - Vị trí dự kiến đặt aviary: phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của gia đình, chủ nuôi. Phù hợp với các yêu cầu sinh học cơ bản của chim nuôi: không có gió lùa, hạn chế ấm thấp, thoáng và nhiều nắng sáng càng tốt.
2. Kích thước: Chiều dài - Chiều cao - Chiều sâu: cần được cân nhắc phù hợp với không gian dự kiến đặt chuồng, phù hợp với nhu cầu sinh học của loài chim định nuôi và số lượng chim nuôi.
3. Chất liệu:
- Khung sườn chuồng: có thể dùng Gỗ, Sắt hoặc các vật liệu cứng bền tương tự.
- Lưới bao: có thể dùng các loại lưới kẽm, lưới inox... tuỳ điều kiện và sở thích. Mắt lưới được tính toán phù hợp với kích thước loài chim định nuôi.
- Vách chuồng: có thể bằng ván gỗ (MDF), bằng mica, kính: tuỳ điều kiện và sở thích.
- Sàn chuồng: có thể bằng ván gỗ, nền gạch tuỳ điều kiện
Khung chuồng, vách chuồng và lưới bao có thể sơn màu hoặc để nguyên màu tự nhiên của chất liệu.
4. Cơ cấu chuồng:
Tuỳ vào mục đích nuôi và kích thước của indoor aviary mà xác định cách thức đóng mở cửa aviary, vị trí đặt thức ăn nước uống cho chim. Thông thường có 2 cửa:
- Một cửa nhỏ để thuận tiện mở ra cho chim ăn uống thường xuyên.
- Một cửa lớn hơn để người có thể ra vào chuồng chim làm vệ sinh, kiếm soát chim nuôi trong chuồng...
Với 4 yếu tố trên: bắt đầu phác thảo thiết kế chuồng chim.
Sau đó: chỉnh sửa và đi đến hoàn thiện thiết kế.
Bản thiết kế hoàn thiện là cơ sở để tính toán vật tư, nhân công, từ đó tính toán chi phí và thời gian triển khai thi công.
---------- Bài viết thêm vào lúc 11:44 AM ---------- Bài viết trước được viết vào lúc 11:19 AM ----------
Bước 2: Tính toán Vật tư - Chuẩn bị nguồn lực thi công:
1. Tính toán vật tư:
việc khảo sát tìm hiểu các chủng loại vật tư trên thị trường cũng như các vật tư có sẵn ở nhà cho phép lựa chọn và tính toán phương án thi công hiệu quả nhất.
Hiệu quả ở đây được hiểu là:
- Vật liệu phù hợp nhất, đạt độ bền và thẩm mĩ mong muốn
- Chi phí tiết kiệm nhất
- Tiện dụng trong các thao tác thi công, lắp ráp và sử dụng. Khi không cần nữa: có thể tháo ra dễ dàng. Không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu phòng chức năng là nơi dự kiến đặt indoor aviary.
2. Chuẩn bị nguồn lực thi công:
Tuỳ vào kích thước và độ phức tạp của aviary mà dự kiến một kế hoạch thi công cụ thể:
- Nguồn nhân lực: tự làm hay thuê ngoài làm
- Thời gian, tiến độ: bao nhiêu ngày để xong các bước cơ bản. Bao nhiêu buổi để hoàn thiện.
Khi rảnh rang ở nhà thường xuyên: làm việc có kế hoạch là cần thiết để tiết kiệm thời gian và chi phí. Còn nếu bận rộn đi làm: việc lên một kế hoạch thi công cẩn thận, cụ thể không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, mà còn giúp kiểm soát việc thi công được tốt nhất có thể, hạn chế các phát sinh không cần thiết dù bạn không thường xuyên có mặt ở nhà lúc thi công.
(Hình ảnh sử dụng từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau).
Ý nghĩa:
Trong những điều kiện nhất định về khả năng tài chính, khả năng diện tích dành cho việc nuôi chim của chủ nuôi, cộng với một số yêu cầu sinh học của loài chim nuôi: cần nuôi chim trong các indoor aviary.
Indoor aviary được hiểu đơn giản là một chuồng chim để trong nhà.
- khác với lồng chim thường nhỏ và chỉ nuôi được 1,2 con chim: indoor aviary có thể nuôi nhiều cá thể chim (cùng loài hay khác loài) trong một chuồng.
- khác với outdoor aviary tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa ngoài trời: indoor aviary là mô hình chuồng nuôi trong nhà, được bảo vệ trước các thay đổi khí hậu bên ngoài bởi tường và mái nhà.
Indoor aviary có thể được đặt ở: trong các phòng chức năng trong nhà (Phòng khách, Phòng kho...) hoặc có thể được đặt ở các khu vực hành lang, ban công có mái hiên che chắn.
Ưu điểm: dễ ngắm nhìn chim nuôi ngay khi đang ngồi trong nhà. Che chắn được nắng mưa có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe chim nuôi.
Nhược điểm: việc vệ sinh có thể có hạn chế cho không dễ dàng xịt nước phun rửa thoải mái như outdoor aviary thường để ngoài vườn, làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của chim và người. Chiếm diện tích chức năng trong không gian sinh hoạt.
---------- Bài viết thêm vào lúc 11:19 AM ---------- Bài viết trước được viết vào lúc 10:49 AM ----------
Bước 1: Thiết kế
Một aviary muốn hoàn hảo cần được tính toán từ ngay trên giấy. Việc đo đạc cẩn thận vị trí dự kiến đặt aviary và lên các phương án thiết kế cho phép người nuôi chim mường tượng trước được phần nào các tiện ích sử dụng của indoor aviary tương lai.
Trước khi thiết kế, cần xác định các yếu tố cơ bản:
1. Không gian - Vị trí dự kiến đặt aviary: phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của gia đình, chủ nuôi. Phù hợp với các yêu cầu sinh học cơ bản của chim nuôi: không có gió lùa, hạn chế ấm thấp, thoáng và nhiều nắng sáng càng tốt.
2. Kích thước: Chiều dài - Chiều cao - Chiều sâu: cần được cân nhắc phù hợp với không gian dự kiến đặt chuồng, phù hợp với nhu cầu sinh học của loài chim định nuôi và số lượng chim nuôi.
3. Chất liệu:
- Khung sườn chuồng: có thể dùng Gỗ, Sắt hoặc các vật liệu cứng bền tương tự.
- Lưới bao: có thể dùng các loại lưới kẽm, lưới inox... tuỳ điều kiện và sở thích. Mắt lưới được tính toán phù hợp với kích thước loài chim định nuôi.
- Vách chuồng: có thể bằng ván gỗ (MDF), bằng mica, kính: tuỳ điều kiện và sở thích.
- Sàn chuồng: có thể bằng ván gỗ, nền gạch tuỳ điều kiện
Khung chuồng, vách chuồng và lưới bao có thể sơn màu hoặc để nguyên màu tự nhiên của chất liệu.
4. Cơ cấu chuồng:
Tuỳ vào mục đích nuôi và kích thước của indoor aviary mà xác định cách thức đóng mở cửa aviary, vị trí đặt thức ăn nước uống cho chim. Thông thường có 2 cửa:
- Một cửa nhỏ để thuận tiện mở ra cho chim ăn uống thường xuyên.
- Một cửa lớn hơn để người có thể ra vào chuồng chim làm vệ sinh, kiếm soát chim nuôi trong chuồng...
Với 4 yếu tố trên: bắt đầu phác thảo thiết kế chuồng chim.
Sau đó: chỉnh sửa và đi đến hoàn thiện thiết kế.
Bản thiết kế hoàn thiện là cơ sở để tính toán vật tư, nhân công, từ đó tính toán chi phí và thời gian triển khai thi công.
---------- Bài viết thêm vào lúc 11:44 AM ---------- Bài viết trước được viết vào lúc 11:19 AM ----------
Bước 2: Tính toán Vật tư - Chuẩn bị nguồn lực thi công:
1. Tính toán vật tư:
việc khảo sát tìm hiểu các chủng loại vật tư trên thị trường cũng như các vật tư có sẵn ở nhà cho phép lựa chọn và tính toán phương án thi công hiệu quả nhất.
Hiệu quả ở đây được hiểu là:
- Vật liệu phù hợp nhất, đạt độ bền và thẩm mĩ mong muốn
- Chi phí tiết kiệm nhất
- Tiện dụng trong các thao tác thi công, lắp ráp và sử dụng. Khi không cần nữa: có thể tháo ra dễ dàng. Không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu phòng chức năng là nơi dự kiến đặt indoor aviary.
2. Chuẩn bị nguồn lực thi công:
Tuỳ vào kích thước và độ phức tạp của aviary mà dự kiến một kế hoạch thi công cụ thể:
- Nguồn nhân lực: tự làm hay thuê ngoài làm
- Thời gian, tiến độ: bao nhiêu ngày để xong các bước cơ bản. Bao nhiêu buổi để hoàn thiện.
Khi rảnh rang ở nhà thường xuyên: làm việc có kế hoạch là cần thiết để tiết kiệm thời gian và chi phí. Còn nếu bận rộn đi làm: việc lên một kế hoạch thi công cẩn thận, cụ thể không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, mà còn giúp kiểm soát việc thi công được tốt nhất có thể, hạn chế các phát sinh không cần thiết dù bạn không thường xuyên có mặt ở nhà lúc thi công.
Tác giả: GoldenCanary - aquabird
Chỉnh sửa lần cuối:
Relate Threads