Kỹ thuật nuôi chim hút mật tổng hợp - Sưu tầm

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,238
Điểm tương tác
1,818
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Phần lớn Các Loài Chim Hút Mật ngoài thiên nhiên chúng hút các loại mật hoa, và nó cũng ăn các loại sâu bọ nhỏ đặc biệt chúng rất thích các loại nhện nhỏ.

Khi chúng ta nuôi trong lồng muốn chim mạnh khỏe phải có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì chim mới có thể sống được lâu. ngoài ra các loại lồng chim nhỏ cũng không thể cho chim sống được tuổi thọ lâu dài vì chim cần hoạt động ở phạm vi lớn hơn...

Sau đây là một số kinh nghiệm nhằm trao đổi những kinh nghiệm mà chúng tôi đã có nhiều năm nghiên cứu nuôi loài chim nhỏ bé này .
1/ Chọn lồng nuôi:

Chim hút mật ( Các loại nói chung ) nó cần một không gian để hoạt động là khá lớn nhằm giúp chim luôn mạnh khỏe , cũng như thể hiện các hành vi của nó . khi chúng ta nuôi trong lồng nhỏ chim sẽ bị tù túng và lại đơn thuần chỉ cho uống mật ong hoặc nước đường chim chắc chắn sẽ không sống được lâu , làm người nuôi chim sẽ dẫn đến chán nản.

Điều kiện nuôi tốt nhất ta nên chọn lồng nuôi cho chim bằng các loại lồng sắt Aviary ngoài trời và trồng thêm những cây xanh hoặc dây leo các loại có bông mà chim hút Mật thích...



2/ Thức ăn Chung cho loài Hút Mật:

Như đã nói ở trên Ngoài thiên nhiên chim thường hút các loại mật hoa rừng và các loại sâu bọ nhỏ để nó bổ sung chất đạm cho cơ thể.

Khi chúng ta nuôi nhốt chọn công thức pha chế những chất có đầy đủ dinh dưỡng như sau:

a/ nước đường pha chế vừa ngọt
b/ mật ong
c/ trứng kiến tươi
d/ lòng đỏ trứng gà
e/ trái cây tươi ( như bom , cam v.v..)

tất cả cho vào máy xay sinh tố xay nát thành một nước đặc tổng hợp cho chim uống
( nên nhớ nên làm thức ăn chỉ trong một ngày, và các vật dụng cần rửa sạch )

Ngoài vấn đề nuôi chim sống thì đơn giản, nhưng nếu nuôi chim để sinh sản chúng ta cần nghiên cứu kỹ hơn các hành vi của chim trống và chim mái, cũng như hành vi của riêng từng loài...










Nuôi chim rừng sinh sản không phải việc dễ làm nhưng cũng không khó lắm ,tuy nhiên ta cần tìm hiểu về tập tính từng loài .Một điểm chung của tất cả các loài chim hoang dã khi nuôi sinh sản là chim cần thích nghi với môi trường sống và quen với con người ,có thể có thời gian nuôi khá lâu 2-3 năm.. và hơn thế nữa .

Với nhiều loài chim nhỏ tổ đan treo nuôi sinh sản khó hơn các loài chim lớn ,chim cần không gian sống,thức ăn ,và vật liệu làm tổ…vv gần như ngoài thiên nhiên mới có thể cho ta kết quả.

Tổ treo lơ lửng đa phần bám vào là nhờ tơ nhện ,nuôi trong Aviary nên tạo điều kiện tốt nhất cho chim tự làm tổ hay ta làm cho chúng những tổ tương đối gần như thiên nhiên

Kén tơ tằm là một vật liệu rất thích nghi.


Kéo giăng như tơ nhện .



Nét đặc trưng của nhiều loài chim nhỏ là vừa bay vừa gắp và kéo tơ.



Chọn nơi làm tổ.








Thông thường chim trống thay xong bộ lông rất sung và hung dữ ,chim có bộ lông và màu sắc đẹp nhất ,luôn kêu gọi chim mái bắt cặp tìm nơi làm tổ.




Hay ta có thể làm những cái tổ được bện bằng rơm cho chim tự tìm đến.







Và cũng là một nơi ấm áp cư trú qua đêm.




Thức ăn cho tất cả các loài hút mật có rất nhiều cách ,bằng cách nào đi nữa chim rất cần có nhiều dưỡng chất để duy trì .

Trứng kiến tươi dầm nát + lòng đỏ trứng + mật ong + nước lọc.




Hỗn hợp trộn đều như cháo loãng có mùi thơm của mật ong




Nếu có điều kiện ta cho thêm một vài muỗng dầu ăn baby .trong dầu ăn có thành phần vitamin A,B,E rất tốt cho màu sắc và lông chim được bóng mượt




Thức ăn khá thích nghi với nhiều loài hút mật.






Vấn đề nan giải là ta nuôi nhiều cá thể trong Aviary chim có thể tranh giành tổ và thức ăn ,phá tổ lẫn nhau hay vì nhiều lý do nào khác không an toàn chim bố mẹ có thể không ấp trứng hay bỏ tổ.

Một cách ấp trứng chim rất đơn giản với những thứ có sẵn trong gia đình.
Chỉ cần tận dụng hộc tủ bàn hay ngăn kéo với bóng đèn 40-60w ,đồng hồ đo nhiệt độ và độ ẩm là ta có thể ấm trứng rất hiệu quả.


Trứng được đánh dấu dễ cho việc thường xuyên xoay và đảo trứng đều .




Với loài chim nhỏ nhiệt độ ấm trứng từ 37-38,5 độ c ,độ ẩm 65-85 % .nhiệt độ tăng giảm tùy thuộc vào khây trứng gần hay xa bóng đèn .để có độ ẩm ta chỉ cần lót khăn ướt liên tục dưới khây trứng là được.




Nếu trứng có cồ ,sau 13-15 ngày trứng sẽ nở .




Với các loài Finch hệ tiêu hóa khác với chim rừng nên nuôi chim non dễ dàng hơn .
, loài Finch sau khi nuốt, thức ăn không vào thẳng dạ dày mà được chứa vào diều , sau đó mới từ từ được đưa xuống để tiêu hoá.




Bản năng của chim non vừa ra khỏi trứng đã há miệng đòi ăn ,sau vài tiếng từ lúc chào đời ta có thể mớm cho chim non với nhiều loại thức ăn bột của loài finch.





Đối với chim rừng rất khó nuôi chim non ,hệ tiêu hóa cấu tạo dạng ruột thẳng ,thức ăn được đưa trực tiếp vào dạ dầy để tiêu hóa .nếu ta cho ăn không đúng cách chim non rất dễ chết.

Chim non từ lúc chào đời đường ruột thường chưa hoàn chỉnh, chưa thể tiêu hóa được thức ăn ,chim sống nhờ dưỡng chất còn lại từ trứng sau khi nở .Cho nên chim cần thời gian tối thiểu 24 h – 30h mới có thể cho chim ăn .

Chim non vẫn cần nhiệt độ để sưởi ấm từ 33-34,5 o .
Những nơi tỏa nhiệt của các thiết bị máy móc trong nhà là lò sưởi cho chim non tương đối ổn định (luôn cắm nguồn).




Trứng kiến tươi là thức ăn nhỏ và mềm rất hợp với chim non.
Trong 10 ngày đầu ta chỉ cần mớm chim ăn lượng thức ăn rất ít, chỉ cần một trứng kiến là đủ, cứ mỗi 1h mớm chim non 1 lần và duy trì đều trong ngày.




Chim non rất háo ăn và liên tục đòi ăn ,chính vì điều này làm chim dễ chết .
phân chim được đào thải ra ngoài dạng bọc, nếu ta cho lượng thức ăn quá nhiều hay to quá không thể tiêu hóa hết, ruột sẽ hình thành bọc rất to chim không đi phân được sẽ dẫn đến chết chim non.




Cần có dụng cụ nhíp gấp để tiện vệ sinh phân chim luôn sạch sẽ.




Chim non rất yếu và nhỏ ,thằn lằn (thạch sùng) có thể ăn mất chim ,cần được che đậy và bảo vệ .




Trên 10 ngày tuổi ta có thể tăng dần lượng thức ăn nhiều hơn ,trong thức ăn có sẵn nước và dinh dưỡng vừa đủ cho chim nên ta không cần cho thêm nước.




Nếu điều chỉnh lượng thức ăn và thời gian hợp lý theo ngày tuổi ,chim non rất mau lớn và khỏe mạnh .
Đến ngày 15-20 chim đã cứng cáp và lông óng cũng đã nhiều ,có thể cho chim ăn thêm cào cào non .



Sau 30 ngày chim đã lớn và có thể tự ăn ta không cần phải mớm cho chim nữa.
Thật ra chim non rất kháo khĩnh ,tuy đã biết ăn nhưng vẫn muốn mình mớm mồi cho chúng.





Nuôi chim hót hay nuôi sinh sản đều có cái thú riêng ,nuôi sinh sản ta mới cảm nhận hết được vẻ đẹp và tập tính cũng như hành vi của từng loài .Tuy nhiên dathv cũng đã thất bại nhiều lần mới rút ra những bài học quí báu về loài chim nhỏ này.
Chim Hút mật mái thường đảm nhiệm việc làm tổ , trống có vẻ rất thờ ơ nhưng về chăm con thì chim trống quả là những ông bố tuyệt vời.

Một tổ chim non đã lớn



Phần lớn thời gian trong ngày chim trống mớm mồi cho con và làm vệ sinh tổ.



Nuôi trong aviary có sự đấu đá và tranh giành của nhiều loài ,chim non muốn ra tổ sớm hơn dự định.










Chim trống luôn theo dõi ,bảo vệ và gần con xem chúng cần gì.




Chim non nào khỏe mạnh ,luôn miệng đòi ăn sẽ được phần nhiều nhất.







Có ý định bắt chim non ra ngoài nuôi , thấy chim bố ngậm thức ăn và kêu tìm con cả ngày thật tội nghiệp nên đành áp lồng vào aviary cho quen dần.

Hầu như chim con được nuôi hoàn toàn bằng trứng kiến (không có vị ngọt,)







Khôn lớn.


 
Hay quá nhỉ em có đàn năm màu chắc cũng làm cái avy nuôi đẽ thử không biết cái đồ đo nhiệt độ để ấp mua ở đâu nhỉ giá thế nài ngoài ra chim mật đẻ không biết nên cho ăn gì hay chỉ toàn trứng kiến thôi
 
Bên trên