kid.1412
Thành Viên
- Tham gia
- 13 Tháng chín 2010
- Bài viết
- 280
- Điểm tương tác
- 19
- Điểm
- 18
Non bộ là núi giả (giả sơn) kết hợp với không gian, thời gian, sự tích điển tích tạo thành. Nói một cách khác, non bộ là một vùng non nước mây trời thu nhỏ lại, làm cảnh cho con người qua nghệ thuật tái tạo. Một số khái niệm và nguyên tắc trong chế tác non bộ bao gồm…
Người Nhật coi cỏ cây, non nước là vô địch, là thiên đàng. George Ohsawa đã viết trong cuốn “Hoa đạo”: chỉ có những người thiếu tâm hồn mới không nghe được tiếng nói của hoa lá, cỏ cây… Hoa có tiếng nói của hoa, cũng như tất cả những cảnh đẹp thiên nhiên đều có tiếng nói… Biển cả, đại dương, sông núi, ruộng đồng đều bày tỏ hùng hồn làm cho con người thấm thía, không còn gì để nói thêm, mà có nói thì cũng nghèo nàn thô thiển, chẳng đáng vào đâu so với tiếng nói của muôn đời ấy.
Người Nhật chơi non bộ khác người Việt Nam và Trung Quốc ở chỗ không cấu trúc các đồ sành, sứ, gốm vào núi. Nếu có thì họ chỉ đưa vào rất ít mà chủ yếu là bố trí cây cảnh theo cách Nhật Bản, có nghĩa là cây theo dáng, tán, khóm… chứ không làm thế như ở Việt Nam và Trung Quốc.
Người chơi non bộ, mang cả núi, cả biển về nhà mình! Tùy theo kỷ niệm, hoặc ý thích của từng người có thích chơi núi ở đất cạn, có thích chơi núi trong bể cảnh. Người thích các dáng núi, thế núi phương Nam, người thích thế núi, dáng núi phương Bắc. Tất cả những điều ấy không ràng buộc như chơi cây thế. Nhưng cái khó ở chỗ đục núi, ghép núi, phong cách, trình bày sao cho hợp lý, không gượng ép để khi ngắm thấy được sự hùng vĩ, hiểm trở, hoặc thấy được phong cảnh thơ mộng, hữu tình. Các đường nét, các hang động, rêu phong, đường mòn, một chú tiều phu, một vài con khỉ ngồi chênh vênh… chính là ngôn ngữ của non bộ. Có nhiều loại đá để tạo non bộ: Đá trơ (lũa), đá vôi, đá trầm, đá san hô, đá tai mèo, đá ẩm thủy…
Người chơi núi phải biết chọn đá cho phù hợp với góc sân, mảnh vườn, thềm hiên nhà mình. Nếu là nơi công cộng phải am hiểu tính chất, lịch sử cảnh quan đó để đưa non bộ vào cho phù hợp. Kể cả tích núi lẫn chất đá đều phải theo một qui luật phục vụ cho nội dung của nơi công cộng ấy. Ví dụ: Không thể lấy tích của Côn Đảo để đắp núi cho các chùa chiền, ngược lại không thể lấy tích của chùa Hương Tích (nơi không có căn cứ hoạt động cách mạng) để đắp núi cho các bảo tàng cách mạng hoặc các khu di chỉ, tượng đài liệt sĩ...
Người có điều kiện có thể chọn loại non bộ có kích cỡ to lớn đặt trong bể cạn cũng rộng rãi, có chiều dài đôi ba mét, đặt ở ngoài sân hay ngoài vườn cây cảnh. Người không có điều kiện thì chơi loại nhỏ hơn. Chiếc bể cạn chỉ lớn bằng chiếc hộp không nắp, xinh xắn với kích thước chừng 20cm chiều dài, 15cm chiều rộng và 10-12cm chiều cao. Còn non bộ tất nhiên cũng phải thật nhỏ để có thể đặt lọt lòng bể cạn được. Chiếc bể cạn xinh xắn ấy thường đặt trên trụ tường hay gắn trên bờ tường ở hiên nhà. Có khi chủ nhân lại bày chiếc bể cạn ở nơi án thư trong phòng khách để tiện việc chăm sóc. Trong bể cạn thường nuôi các loại cá cảnh để chúng bơi qua bơi lại cho đẹp mắt. Ngoài ra còn thả các loại bèo bé tí vừa dùng để nuôi cá vừa che ánh nắng mặt trời. Đó là loại bể lớn, chứ loại bể nhỏ với những hòn non bộ tí tẹo thì chỉ làm cảnh thôi!
Hòn non bộ đặt trong bể cạn chẳng khác nào hòn cù lao giữa biển. Nó có kích cỡ lớn nhỏ là tùy theo quan điểm và sở thích của người chơi. Cho nên cảnh quan của non bộ cũng vì thế mà mỗi nơi mỗi vẻ, mỗi chủ nhân xếp đặt, bày biện mỗi khác theo óc tưởng tượng của họ.
Người chơi non bộ có thể tự mình làm lấy hoặc thuê người khác đắp hộ theo sự hướng dẫn của chủ nhân. Tuy nhiên, sắp đặt non bộ cũng lắm công phu và phải sẵn có vật liệu vì không thể đắp với bất cứ thứ đá nào cũng được và cũng không thể đắp hoàn toàn bằng xi măng. Khó khăn nhất là tìm vật liệu thế nào cho hợp với giả sơn. Thường thường người ta chọn những hòn đá rắn chắc có nhiều lỗ nhỏ li ti để hút được nước dưới bể cạn lên khiến cho hòn giả sơn lúc nào cũng ẩm ướt để nuôi cây cối bên trên, và rễ cây cũng tìm vào những lỗ nhỏ li ti đó để hút nước.
Đắp non bộ cũng có thể dùng các loại đá như đá vôi, đá tai mèo, đá san hô... mà theo nhiều người am tường lối chơi này, dùng đá san hô là tốt nhất, bởi lẽ loại đá này mềm có thể đục đẽo thế nào tùy thích. Đến khi chăm sóc cũng dễ dàng hơn vì đá san hô có đặc tính dễ hút nước, giữ ẩm và cũng dễ lên rêu. Vì vậy đưa cây sống đến trồng không phải vấn đề nan giải. Có điều, đá san hô rất khó kiếm, chỉ ở miền biển mới có. Hoặc tinh ý một chút, đến các lò nung vôi là có ngay lại dễ chọn lựa cho mình một hòn đá vừa ý.
Trước khi bắt tay đắp non bộ, chủ nhân phải dành nhiều thời gian đi tham quan trước các mẫu mã non bộ của người khác hay tham khảo một số sách báo chuyên san, nói về non bộ và cây cảnh, sau đó còn nghiền ngẫm tư duy, phác họa cho mình một cảnh quan non bộ sao cho thích hợp và đẹp mắt.
Một khi đã an tâm thì bắt đầu công việc. Phải chuẩn bị xi măng, cát, đá và cũng đừng quên cái bay, cái cưa, cái đục, vài đoạn dây buộc và một số khúc gỗ ngắn hoặc dài, có nhiều cỡ để dùng làm cây chống khi ghép đá, tạo hình, cũng có khi phải dùng đến cái muỗng canh để gắn xi măng vào những chỗ mà cái bay không thể sử dụng được.
Bây giờ chủ nhân tự tay sắp đặt bày biện những vật liệu. Ngắm xem vị trí như thế đã thích hợp chưa, rồi dùng xi măng gắn chúng lại với vật liệu phụ trợ như chùa, tháp, cầu cống, nhà cửa, con người, động vật... Sau đó là gắn các loại cây phù hợp với điều kiện sống trên non bộ như cây đa, dương xỉ, sung, si... Như thế, hòn non bộ cơ bản đã hoàn thành, còn có đẹp hay không, điều đó còn tùy thuộc vào năng khiếu của mỗi người.
Người Nhật coi cỏ cây, non nước là vô địch, là thiên đàng. George Ohsawa đã viết trong cuốn “Hoa đạo”: chỉ có những người thiếu tâm hồn mới không nghe được tiếng nói của hoa lá, cỏ cây… Hoa có tiếng nói của hoa, cũng như tất cả những cảnh đẹp thiên nhiên đều có tiếng nói… Biển cả, đại dương, sông núi, ruộng đồng đều bày tỏ hùng hồn làm cho con người thấm thía, không còn gì để nói thêm, mà có nói thì cũng nghèo nàn thô thiển, chẳng đáng vào đâu so với tiếng nói của muôn đời ấy.
Người Nhật chơi non bộ khác người Việt Nam và Trung Quốc ở chỗ không cấu trúc các đồ sành, sứ, gốm vào núi. Nếu có thì họ chỉ đưa vào rất ít mà chủ yếu là bố trí cây cảnh theo cách Nhật Bản, có nghĩa là cây theo dáng, tán, khóm… chứ không làm thế như ở Việt Nam và Trung Quốc.
Người chơi non bộ, mang cả núi, cả biển về nhà mình! Tùy theo kỷ niệm, hoặc ý thích của từng người có thích chơi núi ở đất cạn, có thích chơi núi trong bể cảnh. Người thích các dáng núi, thế núi phương Nam, người thích thế núi, dáng núi phương Bắc. Tất cả những điều ấy không ràng buộc như chơi cây thế. Nhưng cái khó ở chỗ đục núi, ghép núi, phong cách, trình bày sao cho hợp lý, không gượng ép để khi ngắm thấy được sự hùng vĩ, hiểm trở, hoặc thấy được phong cảnh thơ mộng, hữu tình. Các đường nét, các hang động, rêu phong, đường mòn, một chú tiều phu, một vài con khỉ ngồi chênh vênh… chính là ngôn ngữ của non bộ. Có nhiều loại đá để tạo non bộ: Đá trơ (lũa), đá vôi, đá trầm, đá san hô, đá tai mèo, đá ẩm thủy…
Người chơi núi phải biết chọn đá cho phù hợp với góc sân, mảnh vườn, thềm hiên nhà mình. Nếu là nơi công cộng phải am hiểu tính chất, lịch sử cảnh quan đó để đưa non bộ vào cho phù hợp. Kể cả tích núi lẫn chất đá đều phải theo một qui luật phục vụ cho nội dung của nơi công cộng ấy. Ví dụ: Không thể lấy tích của Côn Đảo để đắp núi cho các chùa chiền, ngược lại không thể lấy tích của chùa Hương Tích (nơi không có căn cứ hoạt động cách mạng) để đắp núi cho các bảo tàng cách mạng hoặc các khu di chỉ, tượng đài liệt sĩ...
Người có điều kiện có thể chọn loại non bộ có kích cỡ to lớn đặt trong bể cạn cũng rộng rãi, có chiều dài đôi ba mét, đặt ở ngoài sân hay ngoài vườn cây cảnh. Người không có điều kiện thì chơi loại nhỏ hơn. Chiếc bể cạn chỉ lớn bằng chiếc hộp không nắp, xinh xắn với kích thước chừng 20cm chiều dài, 15cm chiều rộng và 10-12cm chiều cao. Còn non bộ tất nhiên cũng phải thật nhỏ để có thể đặt lọt lòng bể cạn được. Chiếc bể cạn xinh xắn ấy thường đặt trên trụ tường hay gắn trên bờ tường ở hiên nhà. Có khi chủ nhân lại bày chiếc bể cạn ở nơi án thư trong phòng khách để tiện việc chăm sóc. Trong bể cạn thường nuôi các loại cá cảnh để chúng bơi qua bơi lại cho đẹp mắt. Ngoài ra còn thả các loại bèo bé tí vừa dùng để nuôi cá vừa che ánh nắng mặt trời. Đó là loại bể lớn, chứ loại bể nhỏ với những hòn non bộ tí tẹo thì chỉ làm cảnh thôi!
Hòn non bộ đặt trong bể cạn chẳng khác nào hòn cù lao giữa biển. Nó có kích cỡ lớn nhỏ là tùy theo quan điểm và sở thích của người chơi. Cho nên cảnh quan của non bộ cũng vì thế mà mỗi nơi mỗi vẻ, mỗi chủ nhân xếp đặt, bày biện mỗi khác theo óc tưởng tượng của họ.
Người chơi non bộ có thể tự mình làm lấy hoặc thuê người khác đắp hộ theo sự hướng dẫn của chủ nhân. Tuy nhiên, sắp đặt non bộ cũng lắm công phu và phải sẵn có vật liệu vì không thể đắp với bất cứ thứ đá nào cũng được và cũng không thể đắp hoàn toàn bằng xi măng. Khó khăn nhất là tìm vật liệu thế nào cho hợp với giả sơn. Thường thường người ta chọn những hòn đá rắn chắc có nhiều lỗ nhỏ li ti để hút được nước dưới bể cạn lên khiến cho hòn giả sơn lúc nào cũng ẩm ướt để nuôi cây cối bên trên, và rễ cây cũng tìm vào những lỗ nhỏ li ti đó để hút nước.
Đắp non bộ cũng có thể dùng các loại đá như đá vôi, đá tai mèo, đá san hô... mà theo nhiều người am tường lối chơi này, dùng đá san hô là tốt nhất, bởi lẽ loại đá này mềm có thể đục đẽo thế nào tùy thích. Đến khi chăm sóc cũng dễ dàng hơn vì đá san hô có đặc tính dễ hút nước, giữ ẩm và cũng dễ lên rêu. Vì vậy đưa cây sống đến trồng không phải vấn đề nan giải. Có điều, đá san hô rất khó kiếm, chỉ ở miền biển mới có. Hoặc tinh ý một chút, đến các lò nung vôi là có ngay lại dễ chọn lựa cho mình một hòn đá vừa ý.
Trước khi bắt tay đắp non bộ, chủ nhân phải dành nhiều thời gian đi tham quan trước các mẫu mã non bộ của người khác hay tham khảo một số sách báo chuyên san, nói về non bộ và cây cảnh, sau đó còn nghiền ngẫm tư duy, phác họa cho mình một cảnh quan non bộ sao cho thích hợp và đẹp mắt.
Một khi đã an tâm thì bắt đầu công việc. Phải chuẩn bị xi măng, cát, đá và cũng đừng quên cái bay, cái cưa, cái đục, vài đoạn dây buộc và một số khúc gỗ ngắn hoặc dài, có nhiều cỡ để dùng làm cây chống khi ghép đá, tạo hình, cũng có khi phải dùng đến cái muỗng canh để gắn xi măng vào những chỗ mà cái bay không thể sử dụng được.
Bây giờ chủ nhân tự tay sắp đặt bày biện những vật liệu. Ngắm xem vị trí như thế đã thích hợp chưa, rồi dùng xi măng gắn chúng lại với vật liệu phụ trợ như chùa, tháp, cầu cống, nhà cửa, con người, động vật... Sau đó là gắn các loại cây phù hợp với điều kiện sống trên non bộ như cây đa, dương xỉ, sung, si... Như thế, hòn non bộ cơ bản đã hoàn thành, còn có đẹp hay không, điều đó còn tùy thuộc vào năng khiếu của mỗi người.
Relate Threads
Latest Threads