Kinh nghiỆm nuÔi vẸt

Thảo luận trong 'Vẹt - Két - Xích - Yến Phụng' bắt đầu bởi Hải_HN, 19/4/12.

  1. Hải_HN

    Hải_HN Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    21/3/12
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Mình mong rằng bài viết này sẽ có ích cho các bạn.

    Đĩa đựng thức ăn nên được rửa sạch hàng ngày bằng nước xà phòng (nước rửa chén). Không nên để bất cứ loại thực phẩm nào trong lồng quá 24 giờ, hậu quả của phân chim hoặc thực phẩm tồn động như vậy khá nghiêm trọng.

    Trong việc chăm sóc sức khỏe của chim, một chế độ ăn uống cân bằng dựa trên những lời khuyên về dinh dưỡng có cơ sở là điều vô cùng quan trọng. Chế độ ăn uống hợp lý của vẹt ngay từ lúc đầu có thể ngăn ngừa một số rắc rối về sức khỏe cũng như hành vi kỳ quặc của nó. Đó là điều mà bạn sẽ muốn làm vì chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và chết yểu của những chú chim thân yêu.

    Những sự khác nhau trong chế độ ăn uống của các loài chim
    Khi cho chim ăn, chúng ta phải nhận ra rằng những loài chim mà chúng ta đang nuôi để bầu bạn, làm kiểng không phải lúc nào cũng có nhu cầu ăn uống giống nhau. Những con chim hoang dã trong thiên nhiên cũng như những chú chim chúng ta nuôi để bầu bạn đều như vậy. Thức ăn của họa mi khác với thức ăn cho chim sáo, chim ruồi.
    Nhìn chung, loài vẹt có thể được phân loại dựa theo chế độ ăn uống thông thường của chúng. Hầu hết thức ăn chính của những thành viên trong gia đình họ vẹt là từ cây hoa, tức là khẩu phần chính trong bữa ăn của chúng là từ cây. Có một số loài vẹt ăn tạp, chúng vừa ăn cả xác thực vật và động vật. Bảng phân loại dưới đây cho bạn thấy khái quát về thức ăn của một số loài vẹt:

    [​IMG]

    Chế độ ăn uống theo công thức
    Những thực phẩm phù hợp với công thức thì luôn só sẵn từ những nhà sản xuất, những cửa hàng chuyên bán các loại thực phẩm dành cho thú vật cưng và những nhà thú y đáng tin cậy
    Thực phẩm là sự pha trộn của các loại ngũ cốc, hạt, rau cải, trái cây, và các loại protein khác nhau cũng như bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất. Các thành phần này được pha trộn lại và sau đó được nung lên. Loại thức ăn theo công thức như thế này có thê ở dạng viên, từng mảnh vụn hoặc dạng cục. Không như thực phẩm loại hạt được trộn lẫn, chim không thể ăn phải những thức ăn có thành phần nằm ngòai chế độ ăn đã qui định, do đó sự thiếu cân bằng trong dinh dưỡng ít có khả năng xảy ra hơn.
    Vì có nhiều loại thực phẩm trên thị trường như vậy nên phải chắc rằng bạn lựa chọn thức ăn phù hợp cho chim bạn đang nuôi. Một số thực phẩm có mức độ béo cao hơn dành cho các loài chim có nhu cầu calo cao hơn như các loài vẹt đuôi dài và chim sẽ vàng. Một số thực phẩm cũng cấp ít chât béo hơn nhưng nhiều protein hơn để cung cấp dinh dưỡng cho chim như các loại vẹt hoặc các loài vẹt vùng Amazon. Phải nhận biết rằng một số loài như vẹt có màu xanh tím có nhu cầu ăn uống đặc trưng nên cần thức ăn đặc biệt.
    Đối với hầu hết nhiều loài, thức ăn dạng viên chiếm khoảng từ 65 -80% trong cơ cấu bữa ăn, rau cải chiếm 15-30% và còn lại là dạng hạt hoặc trái cây.

    [​IMG]

    Rau cải và trái cây
    Rau cải cung cấp tốt các nguồn vitamin, khoáng chất và cacbon hydro và nên chiếm từ 15-30% trong bữa ăn. Trái cây cung cấp nhiều đường và hơi ẩm nên chiếm khoảng 5%. Cung cấp cho chim những loại thực phẩm với các loại rau cải và trái cây đa dạng là điều cần làm. Bảng danh sách sau đây liệt kê nhiều sự lựa chọn về các loại rau trái cho vẹt:
    Hãy rửa sạch các loại rau cải và trái cây trước khi cho ăn. Bỏ hết những vết lõm và các hạt ở trong trái cây. Số còn lại chưa được ăn hết nên được dọn sạch sẽ hàng ngày để không bị dơ, hôi thối. Vì rau cải và trái cây chứa nhiều nước nên lượng nước tiểu của phân chim sẽ nhiều hơn.
    Thêm vào sự đa dạng để tăng sự hấp dẫn của món ăn
    Chim quyết định ăn thứ gì bằng mắt, hình dáng và vị ngon của thực phẩm. Nếu cho chim ăn nhiều loại rau cải và trái cây sẽ cung cấp cho chim khẩu phần ăn phù hợp. Hãy để những thức ăn theo cách tự nhiên và sáng tạo khi chuẩn bị bữa ăn cho chim. Treo thức ăn trên nóc lồng chim hoặc xung quanh, kết chuỗi thức ăn lại và đưa vào trong những cái thanh(khe hở) của lồng hoặc chèn thức ăn vào trong những đồ chơi. Ví dụ, đối với chim lớn, cho ăn lõi ngô(cứng) hơn là phần mềm để ở dĩa. Điều này sẽ làm cho chim cảm thấy hứng thú cũng như kích thích hệ thần kinh và làm cho nó linh hoạt hơn.
    Hãy chuyển hướng ăn của chim trong những bữa ăn chủ yếu là hạt
    Tập cho con chim nhỏ ăn nhiều loại thức ăn thì dễ hơn nhiều so với chim lớn hơn. Phải cố gắng thay đổi thói quen ăn uống của một con chim có chế độ ăn uống không tốt cho sức khỏe có khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe hơn. Khi chuyển hướng ăn như thế này, bạn có thể thấy sự thay đổi này trong phân chim, nó sẽ có nhiều sắc màu và có màu nhạt hơn. Nếu bạn thấy chỉ một ít phân chim sẫm màu, hãy liên lạc vói thú y, điều đó có nghĩa rằng chim không ăn nhiều và nên được điều chỉnh chậm hơn để chim có thể thích nghi.
    Chim không ăn thức ăn dạng hạt
    Khẩu phần cho những loài vẹt không ăn hạt như Vẹt Lorikeet ở Mã Lai, vẹt Lori ở Ấn Độ, Úc chủ yếu gồm có công thức đã được chuẩn bị chung. Một số có thể được cho ăn khô hoặc ẩm, số khác cần được hòa tan thành dung dịch và cho ăn theo kiểu mật hoa. Mật hoa cần phải được thay thế một ngày vài lần, cứ 4 giờ một lần trong thời tiết nóng.
    Bữa ăn nên có thêm một số trái cây như táo, lựu, đu đủ, nho, dưa đỏ, dứa, quả sung và kiwi. Phấn hoa, lõi ngô và một ít hoa như hoa păngxê, sen cạn, hoa hồng, dâm bụt, cúc vạn thọ và bồ công anh (TQ). Hãy tham khảo thú y chuyên về chim để có số lượng phù hợp.

    [​IMG]

    Chất bổ sung
    Đối với hầu hết nhưng con chim đã lớn, chất bổ sung không cần thiết và chỉ cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Những thức ăn theo công thức có sẵn trên thị trường cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoán chất cho chim rồi. Việc sử dụng thêm chất bổ sung có thể dẫn đến quá liều lượng vitamin.
    Thực phẩm cần tránh
    Một số thực phẩm không có trong danh sách cho ăn. Chúng bao gồm:
    ● Thực phẩm có nhiều chất béo (khoai tây chiên, bánh rán…)
    ● Lê tàu (guacamole)
    ● Sô cô la
    ● Rượu hoặc cafêin
    ● Hốc trái cây
    ● Quả hồng vàng
    ● Muối trong khi ăn
    ● Hành củ
    ● Hạt táo
    ● Các loại nấm.
    Phương pháp cho ăn
    Những loài chim hoang dã thường phải mất 1/3 thời gian để tìm thức ăn. Đơn giản để thức ăn trong dĩa sẽ đồng nghĩa với việc cướp đi của chúng sự kích thích ăn uống và động thái tìm kiếm. Việc sử dụng những đồ chơi có chứa thức ăn và những phương pháp khác để làm phấn chấn mỗi khi chúng ăn.
    Thời gian cho ăn
    Bữa ăn đã có sẵn công thức thì lúc nào cho ăn cũng được. Thời gian ăn tự nhiên của loài chim hoang dã là khoảng nửa giờ sau khi mặt trời mọc và ăn tiếp khoản 5-6 giờ chiều, vì vậy đây là khoảng thời gian phù hợp cho chúng ăn rau cải tươi. Phải luôn luôn bỏ đi tất cả những thức ăn thừa trong lần cho ăn tới. Những loại đồ chơi chứa thức ăn có thể để trong lồng cả ngày để chim nhâm nhi hoặc để giải trí chúng.
    Kiểm tra lượng thức ăn đưa vào
    Bạn nên cho chim ăn chỉ vừa đủ lượng thức ăn trong 1 ngày. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày của nó. Chim ăn ít hơn có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chúng bị bệnh.

    Vệ sinh

    Đĩa đựng thức ăn nên được rửa sạch hàng ngày bằng nước xà phòng (nước rửa chén). Không nên để bất cứ loại thực phẩm nào trong lồng quá 24 giờ, hậu quả của phân chim hoặc thực phẩm tồn động như vậy khá nghiêm trọng.
    Nước
    Nước ngọt và sạch nên có sẵn trong lồng. Nếu sử dụng chai nước, nên thay đổi nước hàng ngày và đầu chai phải được kiểm tra xem có còn hoạt động tốt hay không. Khử nước là vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra trong vòng 1 ngày hoặc 2 nếu nước không có sẵn. Nếu bạn thay đổi từ việc cho chim uống nước trên dĩa sang uống nước bằng chai, phải chắc rằng chim biết cách sử dụng chai trước khi bỏ hẳn dĩa.
    Yến mạch lứt
    Không nên cho chim ăn yến mạch lứt. Nếu được ăn quá nhiều, việc va chạm yến mạch có thể xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Chim họ sẽ và chim hoàng yến có thể tốt khi ăn vài ngũ cốc của yến mạch mỗi hai tháng một lần, nhưng Vẹt đuôi dài ở Úc, Vẹt màu xám Australia và các con vẹt khác thì không cần.

    (Sưu tầm)
     

  2. Roit

    Roit Vịt Con

    Tham gia ngày:
    15/11/11
    Bài viết:
    3,278
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    IT
    Nơi ở:
    HCM
    Ðề: Kinh nghiỆm nuÔi vẸt

    Tài liệu hữu ích, thks Hải!!!!!!!!
     
  3. vuhoang

    vuhoang Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    1/4/12
    Bài viết:
    887
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kinh nghiỆm nuÔi vẸt

    bài viết hay lắm a Hải :-bd
     
  4. jack_love

    jack_love Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    3/3/12
    Bài viết:
    118
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kinh nghiỆm nuÔi vẸt

    thanks bác nhé!!! thông tin bổ ích cho anh em lắm!!!
     
  5. Long_MJ

    Long_MJ Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    5/4/12
    Bài viết:
    53
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kinh nghiỆm nuÔi vẸt

    Thanks bác.
    Những bác nó có những chú chim khoẻ mạnh.nhanh lẹ thì chia sẻ kinh nghiệm cho ae học hỏi luôn nha ^^
     
  6. Roit

    Roit Vịt Con

    Tham gia ngày:
    15/11/11
    Bài viết:
    3,278
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    IT
    Nơi ở:
    HCM
    Ðề: Kinh nghiỆm nuÔi vẸt

    Xem đi xem lại để có thêm kinh nghiệm :))
     
  7. bichslan

    bichslan Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    29/3/11
    Bài viết:
    376
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Góc tối
    Ðề: Kinh nghiỆm nuÔi vẸt

    Cái góc nhỏ này lắm tít chú ý quá em thấy loạn.

    Nên em xin góp ý thế này.
    Nên tổng hợp hết link bài viết, sắp xếp hợp lý lần lượt vào một topic rồi đưa nó lên chú ý.

    Giả dụ
    Tên bài viết: Những điều lưu ý cho người đam mê yêu Vẹt - Két - Sinh
    Nội dung. (Các mod tự hoạ về bản thân :">)
    Và tiếp theo:
    1. Kinh nghiệm nuôi vẹt. (Chèn link vào đoạn chữ kia luôn)
    2. Thức ăn cho vẹt non
    3. ...
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé