Kinh nghiệm nuôi sâu đầu đỏ đá

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,241
Điểm tương tác
1,955
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Về kinh nghiệm nuôi đá, mình chia sẽ anh em chút ít kinh nghiệm mà mình học hỏi được các tiền bối và ý kiến riêng của mình, anh em thấy thích hợp thì tham khảo:
1/ Những con chim đá thường lựa đặc điểm gì ?
Trả lời : Không cần biết chuyền hay bổi nhưng phải bự con, có ức nở, mỏ đinh, đầu chim và cặp chân thì phải to, mắt xéo (nếu có thể) là những yếu tố bên ngoài cần thiết có thể nhận biết sơ qua bằng mắt thường. Tuy nhiên, đa số dân đá chim vẫn thích lựa bổi hơn.

2/ Tính nết của những con chim đá ?
Trả lời : Phải là những con chim nhanh nhẹn, hung hăng. Và quan trọng nhất vẫn là độ lì đòn (mỗi con mỗi tính, thường chuyền ko lì bằng bổi)

3/ Các ưu điểm cần thiết trong khi đá :
Trả lời : bộ khóa thế và mỏ mổ, cách phá thế.
- Xét về bộ khóa : ở chim thường, phải quan sát kỷ ngón thế (ngón sau) phải bám chặt vào cầu loại nhỏ khi đứng cầu, thì khi sổ hay đá chim ta có thể thấy khóa đối phương thì khó có cơ hội để đối phương vũng vẩy ra được.
- Xét về tốc độ và lực mỏ mổ : cái này rất quan trọng trong việc gây sát thương cho chim đối phương, vì có nhiều con khi khóa thế chỉ nằm im ko biết sử dụng mỏ mổ dẫn đến thua cuộc, cái này có thể tập chim tăng cường lực và tốc độ bằng cách nuôi lồng to, và trám lồng: kẹp 2 lồng sát nhau để chim mổ (lưu ý: nếu có trám thì chim sẽ ê, đừng bao giờ ngày nào cũng trám nhé, khi trám ít nhất cũng phải 2-3 bữa để tập trám lại)
- Xét về phá thế : cái này thì mỗi con mỗi khác, nhưng kinh nghiệm được xem đá và đá nhiều chim sẽ càng có kinh nghiệm hơn như : lật chim khi bị khóa ngửa, lôi chim khi bị khóa chân và mỏ ...

4/ Cách tập luyện cho chim đá :
Trả lời : cũng dợt như những con chim bình thường, nhưng chế độ mồi tươi và chế độ nắng rất quan trọng, mồi tươi thường chia 2 cử : sáng sớm và chiều trước khi chim đi ngủ, chỉ cho số lượng vừa đủ. Còn phơi nắng, thì nên tập từ nắng sớm dần dần chuyển sang nắng trưa, thời điểm quan trọng khi chim chịu nắng là từ 11g -> 1g trưa ( nhớ lúc nào cũng phải có nước trong cóng ). Nếu có điều kiện thì ko có gì ngần ngại kiếm bổi thả vào cho chim tập dợt các thế khóa và mổ mỏ, nếu chim chưa căng, có thể để sát lồng cho chim dí bổi tăng lửa.

5/ Chim đá có tật lộn mèo, đá tay thì ảnh hưởng ko ?
Trả lời : theo dân đá chim, chủ yếu là chim đá hay, chứ ko cần quan trọng về tật chim, chỉ sợ nhà nuôi nhiều loại chim khác nó nhìn thấy và bắt trước mà thôi. Có tật thì được nhưng thiếu móng, mắt thì tuyệt đối ko được, rất ảnh hưởng đến chim đá dù bất cứ ngón và mắt nào.

6/ Chim đá rồi thông thường khi nào đá lại được?
Trả lời : tùy con chim bị tang (thương) nhiều hay ít, thường khoảng 1 tuần, sau khi đá phải cho chim nghỉ ngơi nơi ít có tiếng chim và cho chim tắm nước muối trong ngày hay ngày sau để xả tang.

7/ Chim đá thua có nuôi lại được ko ?
Trả lời: theo một số tiền bối đi trước, thì có thể nuôi lại, nhưng sẽ bị vết tì giống như đá trúng huyệt lúc trước làm nó chạy hoặc hình dáng, giọng hót nó giống con chim đá thắng chim mình. Do vậy, phải nuôi lại rất lâu để chim có thể quên đi được các vết tì như thế. ( cái này mình chỉ tham khảo thôi )
 
Bên trên