Từ niềm đam mê, anh Nghiêm Văn Hải (sinh năm 1987), ngụ Tổ dân phố 10, thị trấn Mađaguôi, huyện Ðạ Huoai đã có được lợi nhuận kinh tế cao từ việc thuần dưỡng lan rừng. Hiện, sau hơn 4 năm bén duyên với các loại lan rừng, anh đang tiến đến mục tiêu thành lập vườn bảo tồn - lưu giữ các nguồn gen lan rừng quý hiếm trước nguy cơ cạn kiệt.
Anh Nghiêm Văn Hải đang có thu nhập khá cao từ nghề thuần dưỡng lan rừng. Ảnh: H.Thắm
Đang dở tay ghép từng nhánh lan rừng nhập giống từ Thái Lan sau 2 tháng ươm mầm, anh Hải ngượng ngùng bảo: Giá mà anh chị ghé sớm hơn chút, tôi mới xuất lô hàng đi miền Bắc, giờ đang sửa sang lại giàn để trồng thêm 6.000 giò lan mới nên còn đôi chút lộn xộn, không được đẹp mắt. Nhìn quanh khu vườn rộng gần 1.000 m2, anh Hải đã thiết kế giàn treo, phủ lưới, lắp đặt hệ thống tưới tự động cho hàng ngàn giò lan rừng gồm các loại ngọc điểm, giả hạc, thủy tiên…
Dù có niềm đam mê với lan rừng từ lâu nhưng ban đầu, anh Hải chỉ đứng ra thu mua lan của người dân địa phương mang về từ rừng rồi đem bán lại cho những người có cùng đam mê ở các nơi. Mỗi đợt hàng như thế anh không quên giữ lại cho mình những giò lan đẹp nhất, quý nhất. Cả anh Hải và vợ phải tranh thủ thời gian rảnh ngoài giờ làm việc để “nuôi dưỡng” niềm đam mê này. “Rồi càng làm càng mê, mình quyết định mở rộng vườn, phát triển theo hướng ươm giống để bán cho những người có nhu cầu, đồng thời vừa có lợi nhuận để mình sưu tầm thêm các giống khác mà mình chưa có”, anh Hải cho biết.
Cũng như hầu hết những người mới vào nghề, anh chàng cử nhân luật đi khắp các vườn lan rừng ở Bảo Lộc, Bảo Lâm để học hỏi kinh nghiệm. Nhưng anh bảo không phải cái gì học được áp dụng cũng thành công. Những khác biệt về khí hậu nên ít nhiều anh cũng chịu những thất bại bởi cây chết, chậm phát triển… Thời gian ban đầu bắt tay vào thuần dưỡng lan rừng, anh Hải đã phải rất vất vả vì chưa có nhiều kinh nghiệm, nhất là trong 2 tuần đầu khi mới đưa lan về vườn. Anh Hải cho biết phải để cây có thời gian hồi phục sau đó mới ghép lên trên thân gỗ, sử dụng phân bón lá và thuốc sát khuẩn để chăm sóc. Với anh, từng giò, từng nhánh lan rừng như đứa con mọn chưa kịp lớn. Chẳng phải tiêu tốn quá nhiều sức lực nhưng đòi hỏi công chăm sóc tỉ mỉ, kiên nhẫn theo dõi. “Hằng ngày mình phải quan sát quá trình sinh trưởng, phát triển để thông qua biểu hiện của lá, nếu có dấu hiệu bị bệnh thì cũng kịp thời phát hiện và “cấp cứu”, anh Hải chia sẻ.
Để khách hàng có thêm sự lựa chọn, ngoài việc sử dụng và nhân giống các loại lan rừng trong nước, anh Hải còn kết hợp với một số đầu mối tại TP Hồ Chí Minh để nhập khẩu thêm một số loại giống từ Thái Lan. Trong diện tích khoảng 1.000 m2, vườn lan của anh có khoảng 200 loài với tổng giá trị lên đến hơn 1 tỉ đồng. Với mong muốn đưa lan rừng đến với đông đảo người chơi nên anh Hải cũng hướng tới đối tượng bình dân, mỗi giò lan nhỏ có giá trị từ vài trăm cho tới vài triệu đồng. Dẫu vậy, số lượng vài ngàn giò mỗi năm vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là các tỉnh miền Bắc và TP Hồ Chí Minh.
Theo anh Hải, với đặc điểm khí hậu nóng ẩm đặc trưng của xứ nóng nên các huyện phía Nam Lâm Đồng là môi trường cực kỳ thích hợp để thuần dưỡng các loại hoa lan rừng. Những năm gần đây, số người chơi tìm đến lan rừng ngày một nhiều, điều này chứng tỏ tiềm năng phát triển của ngành này rất lớn. Tuy không giữ được hoa nở tươi lâu như những loài lan khác nhưng đặc trưng của lan rừng là tỏa hương thơm ngát, nao lòng khách gần xa nên 4 năm nay, dịp tết nào anh cũng trong tình trạng “cháy hàng”.
Anh Hải đang hướng đến mơ ước ban đầu là thành lập vườn bảo tồn 2.000 giống lan rừng. Với những gì đang có được, anh Hải tự tin thực hiện mục tiêu này trong tương lai gần. “Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, các loại cây rừng cũng từ đó bị ảnh hưởng, nhiều loại trở nên khan hiếm và có nguy cơ biến mất khỏi thị trường. Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm - đây có lẽ chẳng phải mong muốn của riêng mình tôi mà của chung tất cả những người có chung niềm đam mê này. Nếu làm được thì mình sẽ có cơ hội giao lưu quốc tế, đưa các giống lan nước ngoài về Việt Nam cũng như đưa lan rừng của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế”, anh Hải chia sẻ.
HỒNG THẮM
Anh Nghiêm Văn Hải đang có thu nhập khá cao từ nghề thuần dưỡng lan rừng. Ảnh: H.Thắm
Đang dở tay ghép từng nhánh lan rừng nhập giống từ Thái Lan sau 2 tháng ươm mầm, anh Hải ngượng ngùng bảo: Giá mà anh chị ghé sớm hơn chút, tôi mới xuất lô hàng đi miền Bắc, giờ đang sửa sang lại giàn để trồng thêm 6.000 giò lan mới nên còn đôi chút lộn xộn, không được đẹp mắt. Nhìn quanh khu vườn rộng gần 1.000 m2, anh Hải đã thiết kế giàn treo, phủ lưới, lắp đặt hệ thống tưới tự động cho hàng ngàn giò lan rừng gồm các loại ngọc điểm, giả hạc, thủy tiên…
Dù có niềm đam mê với lan rừng từ lâu nhưng ban đầu, anh Hải chỉ đứng ra thu mua lan của người dân địa phương mang về từ rừng rồi đem bán lại cho những người có cùng đam mê ở các nơi. Mỗi đợt hàng như thế anh không quên giữ lại cho mình những giò lan đẹp nhất, quý nhất. Cả anh Hải và vợ phải tranh thủ thời gian rảnh ngoài giờ làm việc để “nuôi dưỡng” niềm đam mê này. “Rồi càng làm càng mê, mình quyết định mở rộng vườn, phát triển theo hướng ươm giống để bán cho những người có nhu cầu, đồng thời vừa có lợi nhuận để mình sưu tầm thêm các giống khác mà mình chưa có”, anh Hải cho biết.
Cũng như hầu hết những người mới vào nghề, anh chàng cử nhân luật đi khắp các vườn lan rừng ở Bảo Lộc, Bảo Lâm để học hỏi kinh nghiệm. Nhưng anh bảo không phải cái gì học được áp dụng cũng thành công. Những khác biệt về khí hậu nên ít nhiều anh cũng chịu những thất bại bởi cây chết, chậm phát triển… Thời gian ban đầu bắt tay vào thuần dưỡng lan rừng, anh Hải đã phải rất vất vả vì chưa có nhiều kinh nghiệm, nhất là trong 2 tuần đầu khi mới đưa lan về vườn. Anh Hải cho biết phải để cây có thời gian hồi phục sau đó mới ghép lên trên thân gỗ, sử dụng phân bón lá và thuốc sát khuẩn để chăm sóc. Với anh, từng giò, từng nhánh lan rừng như đứa con mọn chưa kịp lớn. Chẳng phải tiêu tốn quá nhiều sức lực nhưng đòi hỏi công chăm sóc tỉ mỉ, kiên nhẫn theo dõi. “Hằng ngày mình phải quan sát quá trình sinh trưởng, phát triển để thông qua biểu hiện của lá, nếu có dấu hiệu bị bệnh thì cũng kịp thời phát hiện và “cấp cứu”, anh Hải chia sẻ.
Để khách hàng có thêm sự lựa chọn, ngoài việc sử dụng và nhân giống các loại lan rừng trong nước, anh Hải còn kết hợp với một số đầu mối tại TP Hồ Chí Minh để nhập khẩu thêm một số loại giống từ Thái Lan. Trong diện tích khoảng 1.000 m2, vườn lan của anh có khoảng 200 loài với tổng giá trị lên đến hơn 1 tỉ đồng. Với mong muốn đưa lan rừng đến với đông đảo người chơi nên anh Hải cũng hướng tới đối tượng bình dân, mỗi giò lan nhỏ có giá trị từ vài trăm cho tới vài triệu đồng. Dẫu vậy, số lượng vài ngàn giò mỗi năm vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là các tỉnh miền Bắc và TP Hồ Chí Minh.
Theo anh Hải, với đặc điểm khí hậu nóng ẩm đặc trưng của xứ nóng nên các huyện phía Nam Lâm Đồng là môi trường cực kỳ thích hợp để thuần dưỡng các loại hoa lan rừng. Những năm gần đây, số người chơi tìm đến lan rừng ngày một nhiều, điều này chứng tỏ tiềm năng phát triển của ngành này rất lớn. Tuy không giữ được hoa nở tươi lâu như những loài lan khác nhưng đặc trưng của lan rừng là tỏa hương thơm ngát, nao lòng khách gần xa nên 4 năm nay, dịp tết nào anh cũng trong tình trạng “cháy hàng”.
Anh Hải đang hướng đến mơ ước ban đầu là thành lập vườn bảo tồn 2.000 giống lan rừng. Với những gì đang có được, anh Hải tự tin thực hiện mục tiêu này trong tương lai gần. “Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, các loại cây rừng cũng từ đó bị ảnh hưởng, nhiều loại trở nên khan hiếm và có nguy cơ biến mất khỏi thị trường. Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm - đây có lẽ chẳng phải mong muốn của riêng mình tôi mà của chung tất cả những người có chung niềm đam mê này. Nếu làm được thì mình sẽ có cơ hội giao lưu quốc tế, đưa các giống lan nước ngoài về Việt Nam cũng như đưa lan rừng của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế”, anh Hải chia sẻ.
HỒNG THẮM
Relate Threads
Latest Threads