Kiến thức cơ bản khi chọn lựa chim cu mộc nuôi đãi thóc

manhhahp

Thành Viên
Tham gia
9 Tháng mười hai 2011
Bài viết
523
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tổng hợp kiến thức cơ bản giúp bạn chọn những chú chim tốt , bõ công đãi thóc.
-Như đã nới với 1 số an hem diễn đàn hôm nay mình gửi tới các bạn những kiến thức cơ bản nhất trong việc chọn lựa chim cũng như những chú giải cho các đặc điểm cần thiết của 1 chú chim có tố chất. Kiến thức này được sưu tầm và tổng hợp từ kinh nghiệm thực tiễn của các nghệ nhân mọi vùng miền trong cả nước cũng như kinh nghiệm cá nhân. Hi vọng nó sẽ là những kiến thức bổ ích cho những ai đã chơi, đang chơi, sắp chơi chim cu gáy.




1-Cái đầu nói nên điều gì?

- Con chim có đầu tròn , nhỏ :
Ưu điểm
: Nhẹm sào , treo đâu cũng gáy, loại này phần gáy giọng có âm son và giọng có âm đồng
Khuyết điểm
: Hay nhưng không bền , lắm khi cả ngày không gáy.
- Con đầu vuông :
Ưu điểm : Gáy tiếng chậm chậm nhưng bền bĩ , không nhịn bất kỳ
chim dữ nào. Nếu chọn làm chim mồi nó có thể đấu với “ Bổi “ – chim trời từ sáng đến chiều , thậm chí ngày mai đấu tiếp .
Khuyết điểm : bắt Chim bổi lâu. Những ai nóng tính mà đem loại chim này làm mồi thì sẽ rất sốt ruột. Còn nếu là chim đấu thì ok bởi độ dai và lỳ.
Loại đầu vuông thường gáy giọng thổ , thổ sấm và sấm đồng . Nói cách khác là thổ rền.

-Nếu xét giọng qua ngoại hình thì loai đầu tròn thường gáy giọng son. giọng kim, loại đầu vuông thường gáy giọng thổ hoặc thổ pha có âm đồng, đồng nhiều hay ýt còn liên quan tới bộ cườm.



+ sự kết hợp

- Con chim có đầu tròn thì phải có mỏ thon nhỏ , đen bóng (mỏ đinh hay mỏ sẻ ) nếu mỏ ngắn thì khi nó gáy dồn ta đếm không kịp , nếu cộng thêm con mắt nhỏ và sâu , tròng vàng nghệ lớn , cộng lỗ mũi dài.
- Con chim đầu vuông thì phải có mỏ vót nhọn đen sẫm đâuf chop mỏ xuôn, ngắn, lỗ mũi to gồ cao thì mới gáy bền, gáy tiếng to




2-Mắt


+ Nếu chim có Con mắt to và lộ :

Sẽ nhát người , lì rừng khó thuần dưỡng , nuôi lâu lắm mới nổi ... Nên không ai chọn loại mắt to và lộ để nuôi thành con mồi hay chim đấu cả . Cho nên khi ta gặp con " mắt to - lộ " là loại ngay.
+ Con mắt nhỏ và sâu hay thụt vào trong :
Loại này tốt nhất nên chọn nuôi . Cực kỳ gang dạ và bền bĩ , nó không sợ bất cứ con gì ... ( khi làm chim mồi bẫy dính con chim cắt rồi mà nó vẫn gù ) ... khi ta treo nó ở cây rậm hay cây thưa , rừng sâu hay rừng chồi nó vẫn gáy , rơi ồng treo lên nó vẫn gáy
+ Con mắt không lộ và không sâu gọi nó là trung bình thì tài năng của nó cũng từ chử trung bình đến khá mà thôi .... cái này tùy ai thích thì nuôi ...
+ Con mắt lé :
Loại này nếu ta để ý sẽ gặp , nhưng có nhiều người chê vì cho rằng nó không đẹp ... loại này nếu chọn làm mồi thì con mắt lé này rất tinh khôn, con mắt lé thì khi mang nó vào rừng nó sẽ làm cho ta hài lòng về khả năng, kỹ năng bắt chim trời của nó.
+ Con mắt có khoen hay có quần :
Loại này nuôi mất công ta nên loại ngay .


- Còn màu mắt

+ Con mắt trắng dã : Loại mắt này không nên nuôi vì nó sẽ chỉ biết cụ cu cu mà thôi ( mắt trắng + phau trắng ... thì hay cở nào nếu chọn làm chim mồi nó cũng không bắt được chim, chọn lầm chim đấu thì chỉ là loại “ Khôn nhà dại chợ “
+ Con mắt vàng nhạt : Tạm , loại này nhát rừng . Ở nhà thì gáy gù không ai chịu nổi nhưng khi đem nó vào rừng thì nó cứ run run i .
+ Con mắt vàng nghệ hay vàng đậm : loại mắt này nên chọn nuôi , nó không bao giờ sợ rừng , khi chuẩn bị treo lên cây nếu lúc này ta dở áo lồng ra nhìn kỹ vào mắt nó sẽ thấy màu vàng ấy đậm hơn và có sát khí hơn ... ( mà hình như loài chim cũng biết nghe hơi thì phải , nó biết chổ nào có chim trời và chổ nào không có chim trời )
+ Con mắt đỏ tươi : khi ta nhìn nó như hai giọt máu long lanh , loại mắt này có tính sát bổi cao nhất trong tất cả các màu mắt . Nếu có thể luyện thành chim mồi, còn nếu chọn làm chim đấu thì chẳng biết sợ con nào hết.
+ Con mắt đỏ thẩm: loại này bền bĩ và gan dạ vô cùng nên chọn nuôi .


. Những điều cần chú ý :

-Ta nên chọn những con có tròng vàng lớn , càng lớn càng tốt , loại này không bao giờ bỏ “ bổi” khi đi bẫy , có tính sát bổi rất cao, khi đấu cũng rất lỳ, nếu kè đấu với chim khác lắm con nhìn thấy nó là quên luôn đấu đá.
- Con mắt hai bên không giống nhau , nhìn kỹ thấy xấu... chẳng hạn một bên tròng đen tròn còn một bên tròng đen bị méo . Ta gọi đó là " Lưỡng nhãn " . Lưỡng nhãn ắt kỳ tài . Nên chọn mà nuôi .
-Con mắt lé : lanh khôn , tinh quái nên chọn mà nuôi .
-Con mắt đen : chỉ có tròng đen không có tròng vàng cái này chỉ nghe nói hoặc nhìn thấy trên mạng qua những hình ảnh a e gửi lên chứ chưa có duyên được sở hữu .

3-MŨI -MỎ


1. Mỏ nhỏ và mỏng :

tức là cái cuốn mỏ thì vừa phải nhưng sau đó nhỏ dần , nhỏ dần hay thon dần ra đến chóp mỏ , càng vót càng tốt ... loại này có người gọi là mỏ sẻ hay mỏ đinh .- Loại chim có mỏ như trên thường rất được nghệ nhân chọn nuôi vì :
+ Gáy trận rất nhặt hay có vùng gọi là gáy gọi rất nhặt ( nhanh ) điều này làm cho bổi mau bay về khi chọn làm mồi, còn khi đấu thì đối phương sẽ bị nó đè không kịp gáy đáp.
+ Rất nhẹm xào , treo lên là gáy và gáy đủ bài bản ....
Cũng chính vì những ưu điểm đó mà được các nghệ nhân chọn làm...." ưu tiên số một " ....
2. Mỏ trung bình không to cũng không nhỏ
tùy vào từng con .... ai thích thì nuôi ...
3. Mỏ rất to : đa phần gáy gù đều chậm nên ít người chọn nuôi .
4 . Mỏ ngắn :
rất mau mồm mau miệng .... nhưng nếu bẫy về chiều khi bổi gù siết thì mồi thường bị hụt hơi .... đa phần những anh có mỏ ngắn là thúc rất nhanh ... nhưng gù thì có hạn, được điểm nọ mất điểm ky âu cũng là chuyện đương nhiên. Tới con người còn phải nói ( Nhân vô thập toàn ) nói gì tới con chim.
5. Mỏ dài :
dài hơn bình thường những con chim này thường rất bền bĩ .... gáy suốt không biết chán , gáy từ sáng đến tối ....
6. Mỏ quéo :
chẳng những dài mà còn cong xuống , nếu ta không cắt thì không ăn được ... những con mồi có mỏ quéo đa phần rất hay, nên chọn mà nuôi, Nhưng chưa thấy con chim đấu nào có mỏ qéo hết. Chắc bởi tuổi tác và duyên chưa có.
7. Mỏ cong :
Nếu mỏ cong mà nhỏ thì hay , nhưng nếu mỏ cong mà to là đồ vô dụng

Một con chim cu được đánh giá là hay thì phải kết hợp rất nhiều điểm lại.

8. Mỏ kênh nhìn qua có ke hở giữa 2 mỏ. Loại này thường nhiều giọng , Chu, lèo, vấp… đủ cả.

4-L
ÔNG QUY

1._ Quy me
: Lông quy có hình dạng giống lá me nên dân gian gọi là quy me
+Ưu điểm
:
- dễ chơi , ít “ CHỨNG “ ( phong độ không ổn định ) , nuôi mau dạn . Đa phần được các nghệ nhân ưu tiên chọn nuôi làm mồi và được nuôi nhiều nhất .ở vùng miền nam, Còn miền bắc những chú chim này cũng rất được ưu tiên chọn nuôi vì nhanh mồm.
+ Khuyết điểm
:
-Không thích hợp Khi vào rừng sâu , rừng rậm , rừng già thì rất nhát , có con không dám gáy, về nhà thì lại câm luôn. Đem đi đấu thì lắm khi đứng mổ thóc chứ không them quan tâm tới đối thủ
.
_2. Quy bìa tên
:Là loại lông phía trong nhỏ , thân lông dài , phần cuối lông thường phình to .(giống cây lục bình)
+ Chim có quy loại này thường 100 con thì 99 “ Chứng” . Khi thì gáy gù rất ác liệt nhưng lúc chứng thì khó trị , không có cách nào làm cho nó gáy được . Nên các nghệ nhân không chọn nuôi loại chim có Quy bìa tên này .
3. Quy hổ _:


Là loại lông quy rất to , phía cuối thường hơi nhọn . Vệt mực nằm trong giữa lông thường rất đậm ( điểm mực) .


_ Ưu điểm :

Thường rất dữ, khi nuôi thành mồi , không sợ bất cứ con mồi nào . Treo đâu cũng gáy , trong rậm ngoài trống đều như nhau . Nên rất dc ưa chuộng. Có tài ắt có nhược điểm, theo quan điểm phía Bắc thì không được ưa chuộng bởi nhìn không đẹp. Nhưng đa phần chim mồi lại hay là loại này.

_
Khuyết điểm :
chim có (quy hổ) này thường sống ở trong rừng sâu, núi cao nên tính nhát và nuôi rất lâu nổi . Có con nuôi đến chục năm mới thành mồi .khi đã thành mồi thì ko con nào sánh kịp với nó. Hiện tại mình đang nuôi 1 em quy hổ, mỏ kênh nhưng 3 năm chưa nổi.

4. Quy chẻ :
)Là loại lông phần cuối chẻ ra làm hai .
Loại này thường nhá “ Chứng “nên không được ưa chuộng .nếu cố nuôi thành mồi thì củng lúc nắng lúc mưa . nên củng ko được ưa chuộng. Nuôi chơi trong để nghe gáy thì ok.
5. Quy nhặt hay quy vẩy cá diếc.
Loại này thường thấy hội tụ ở những con chim đấu có bản lĩnh hay những con mồi lỳ. Với điều kiện 2 bên cánh lông quy phai đềy và giống nhau chứ bên nọ bên kia thì vứt đi. Loại này được ưu tiên số 1 khi chọn làm chim mồi hay chim đấu.

II- Sự bổ trợ kết hợp và luật bù trừ cho bộ quy cánh


+chim có bộ quy dặm ( quy nhặt vẩy cá 2 bên) bên ngoài chặc đều, nhưng bộ dặm bên trong cánh phải màu xám xanh không màu đen >>đấy là kết hợp.

Còn chim có bộ quy dăm bên ngoày không mà điều , ức ngắn không lồi , nhưng bù lại nó mà lông cánh dài , ôm vuốt chéo qua cuốn đuôi ( gọi lầ cánh ngọc trai) + bộ dăm bên trong màu xám xanh >>đấy là bù trừ
( quy dặm + sắt và bộ lông+ cườm + cấp mình = tốt chất chú chim đó tốt)


+ Quy mà đầu viền vàng chẻ tơi như chổi kết hợp với bộ cườm vàng lửa lót chân , phần cườm sau gáy cao >>ươu điểm, âm giọng soăn tiếng

- Khuyết điểm ,nóng chim , đỏng đảnh, phong độ thất thường.
bù trừ cũng bộ quy cườm đó ,Phải đi với cấp mình chắc dài cặp chân khô to thấp tím vảy nhặt ( chân quỳ ) Còn nếu cấp mình ngắn chân ướt, nhỏ ( bổ đi

+1 là quy lá liểu , 2 là quy vảy cá , những con chim hay thường sở hửu bộ quy nầy

Vậy quy dặm là gì? >> quy dặm là : quy dày , đóng chặt nó giúp cho chú chim nhiệt trong cơ thể chơi kg lên xuốn theo mùa , nhưng phải kết hợp với bộ lông ôm bó , mới khỏe chim (chơi rát gù dai ) còn bù trừ ở bộ cườm và cấp mình
cũng bộ quy đó , mà kết hợp với bộ lông xốp = (chơi yếu thiếu gù) còn bù trừ ở cấp mình và bộ cườm
Tóm lại quy nào củng phải có kết hợp và có bù trừ , tổng thể , chứ nhìn mổi bộ lông quy để rồi phán thì chưa chắc chuẩn, tất cả phải có sự tổng hoà giữa các phần trên thân con chim.

5-CHỈ DÀN


1. Chỉ dàm nhỏ và thẳng, dài quá khóe. Tức là vệt đen đi qua cái khóe của con mắt thì anh này bền bĩ, bài bản, gáy gọi hay gáy trận trong đều như nhau .... điểm đặc biệt của anh này mà mọi người thường không để ý đó là khi nó cất tiếng chiêu bổi sẽ bay đáp ngay vào cây, còn khi đi đấu nó sẽ rất gan dạ loại này được rất nhiều nghệ nhân chọn nuôi.

2. Chỉ dàm to và thẳng, dài quá khóe. Anh này cũng bền không kém anh ở trên nhưng giọng gáy không nhanh bằng vì loại chim có chỉ dàm to thường là sấm thổ hoặc thổ và rất già mồm.
3. Chỉ dàm chỉ có một chóp ở ngoài, cách một khoảng trống nữa mới đến con mắt. Anh này nếu làm mồi thì gọi hăng nhưng khi chim về thì chơi kém khó bắt chim tròi. Nếu làm chim đấu thì đấu không bền.
4 . Chỉ dàm chỉ có một vệt sát con mắt còn phía ngoài trống trơn. Con này làm mồi tạm chơi đấu cũng tầm trung.
5 . Chỉ dàm hơi cong xuống dưới. Anh này thích hợp làm mồi đánh đất. Ta để ý khi bắt được những anh bổi này thường thì khi đấu với mồi một lúc thế nào ảnh cũng xuống đất sau đó mới lên cây, hoặc ở dưới đất ăn bay lên cây ...
6. Chỉ dàm hơi nở về đuôi. Chơi rất bền bĩ, không bao giờ bỏ bổi khi mang làm mồi, ýt bỏ đấu.


6-CƯỜM

- Cườm trắng cũng chia ra làm ba loại:

+ Cườm to như hạt đậu xanh ...

+ Cườm nhỏ như hạt mè, có khi còn nhỏ hơn nữa ...
+ Cườm nát bấy, không phân biệt được hình dáng gì cả ...
Dù to hay nhỏ thì hạt cườm cũng có hình dáng của nó ... Cườm chữ u hay còn gọi là cườm vuông loại hạt cườm này chỉ có ở những con mồi gù vô địch, cườm chữ o hay cườm tròn loại này thường, cườm chữ v hay còn gọi cườm mưa rơi ...loại này ít thấy nhưng gù không thua gì loại cườm vuông .... cườm nát bấy không phân biệt được hình dáng loại này tùy thuộc vào khổ cườm (nếu khổ cườm vuông thì gù vô địch còn khổ cườm bầu bầu thì thua không nuôi ).

- Cườm đen cũng chia làm hai loại:


+ Đen mốc. Khi ta nhìn vào đã không có cảm tình rồi thì làm sao mà chọn nuôi được.

+ Đen bóng loại này nhiều nghệ nhân chọn nuôi vì nó đẹp, óng ánh ...
nhìn chung con nào có vòng cườm đen bóng thì con đó nuôi lâu nổi nhưng khi nổi thì 10 con hay đủ 10.
Vì sự khác biệt giữa hình dáng cườm mà các nghệ nhân đã phân ra làm nhiều loại: Cườm một dây, cườm hai dây, cườm ba dây, cườm nát ... thế cườm một dây nó ra làm sao?

- Cườm một dây là: Loại cườm mà khi ta nhìn vào thì chỉ thấy có một đường cườm từ trên ót chạy dài xuống vai, rõ ràng, mạch lạc ...hết đường này đến đường kia .... không chen lẫn, xen lẫn với các đường khác ...

Loại cườm này mà kết hợp với hạt cườm trắng to, cườm chữ u, cườm vàng đất cao quá nữa khổ cườm thì gù như điện, nên chọn nuôi làm con mồi. hay chim đấu mặt.
Cũng loại cườm trên mà kết hợp với cườm tròn, nhỏ hạt thì thường.... đa số bị loại, không nuôi.

- Cườm hai dây là: Loại cườm khi mới nhìn vào trông giống cườm một dây nhưng khi chim nhướng cổ lên ta thấy hai đường song song nhau chạy dài từ ót xuống vai.... loại này thường thấy vì đa số con mồi được các nghệ nhân chọn nuôi đều có cườm hai dây (chim rất bền ...).

Loại cườm hai dây cộng với hạt cườm chữ u và cườm rựng cao quá nữa khổ cườm.... loại này gù không nhiều nhưng cứ gù 4-5 tiếng mà gù hoài, xoay xoay lại gù, nghe hoài không chán nên được chuộng nuôi làm mồi.

- Cườm ba dây: Cũng giống như trên nhưng khi chim nhướng cao cổ ta nhìn thấy ba hàng cườm đi song song với nhau loại này hiếm thấy, triệu con có một, khi nó gù thì khỏi chê.... ai có duyên lắm mới gặp.

Loại cườm ba dây này kết hợp với cườm chữ u hay chữ o gì cũng được ... chữ nào cũng gù vô địch. Nên chọn nuôi dù làm mồi hay chim đấu.
- Cườm nát, bể, đóng lộn xộn: Không theo một trật tự nào cả. Loại này mà có khổ cườm rộng thì gáy nhiều giọng... nếu vòng cườm đen bóng thì gù nhiều còn đen mốc thì loại. Loại này mà kết hợp với con chim có vìa đuôi dầy, chân có vẩy giao long ở ngón thì khỏi phải bàn. Nhưng 1triệu con chưa chắc có được 1 con như thế.
Nói tóm lại: Dù là cườm một dây, hai dây, ba dây hay bể nát đi chăng nữa ta phải chọn khổ cườm to, vuông vắn, trên thì cao quá ót, dưới thì xuống tận vai.... nếu thòng hay sa về phía trước ngực thì càng quý.... nhưng cườm vàng đất hay đỏ đất phải đóng cao hơn nữa khổ cườm, nếu tới ót thì càng tốt, loại này dai như đĩa

7-CẤP MÌNH

1- Con mình dài, ức tròn trịa, đuôi lao:
+ Điểm mạnh: Rất bền bĩ, có thể đấu với bổi ngày này sang ngày khác, bắt bổi ngày hôm sau nhiều hơn hôm trước, đi đánh liên tục không xuống sức ...
+ Yếu điểm: Tiếng gáy không nhanh.
2- Con mình ngắn, ức tròn, đuôi lao:
+ Điểm mạnh: Tiếng gáy rất nhanh, bắt bổi nhanh ...
+ Yếu điểm: Không đủ lực đánh dài ngày.
Cũng từ đó mà ta có sự so sánh cái hay, cái dở của từng loại, ai thích hay sở hữu được loại nào thì chơi loại đó, tùy duyên mà thôi!


A. Chim có mình dài

1. Con chim có mình dài, tròn và đuôi lao:
Khi ta nhìn trực diện vào con chim thì thấy ngay con này không bình thường vì nó hơi dài đòn hơn những con chim khác, nhưng chỉ dài thôi thì chưa đủ mà thân mình ấy phải tròn trịa, cái này dễ phân biệt y như ta nhìn một người cao và ốm với một người cao mà mập ...điểm này có sự to - nhỏ cách biệt. Có một điểm nữa ta nên chú ý là bộ đuôi vót lại, càng nhỏ càng tốt (nhớ nghen đây là phần cốt lõi, thành bại là ở điểm này đó).
Thân hình chữ "V" hay thân hình giống bắp chuối loại này được các nghệ nhân ưu tiên số một vì các đặc điểm như sau:
- Rất liền kèo, kèo này cũng gáy ...
- Cực bền, bền bĩ vô cùng, rất thích hợp đi đánh dài ngày, càng chơi càng hay ...
- Dụ bổi cực hay, không bao giờ bỏ bổi, đáu nhanh xà cầu
Ngược lại cũng con mình dài, tròn, nhưng có bộ đuôi xòe thì lại không hay, khoảng dụ bổi kém, chậm xà cầu ... nên ít được chọn nuôi.
2. Con mình dài và lép hay dẹp:
Loại này hay thì rất hay nhưng không liền kèo, mười con chứng đủ mười... khi nó chịu mở miệng đấu với bổi thì nghe ưng cái bụng, bao nhiêu cũng không bán nhưng khi nó không chịu mở miệng thì ghẹo cỡ nào nó cũng im ru ... lúc này có cho cũng không ai lấy .... cho nên ít được chọn nuôi làm mồi là vậy.
3. Con mình dài và vuông:
Loại này ngực lép xẹp, nhìn từ phía trước trông nó góc cạnh .... gần giống hình vuông nên các nghệ nhân gọi là con chim mình vuông, thuộc loại dạng dị kỳ tướng.
Chim có thân hình vuông thì rất hay nước ở nước dụ chim trời chung cây nhưng khi bổi nhập tàn thì thưa dần, dụ bổi không hay, có người cho nó là con "Tiền khoáng hậu bần". Càng về khuya càng kém và không được bền ... nên cũng rất ít người chọn nuôi.
B. Chim có mình ngắn
1. Con chim có mình nhỏ, ngắn - ức tròn - đuôi lao:

Da phần là hay cả ... Nhưng khi ta nhìn thì nó không được đẹp, nó không bệ vệ, không uy nghi như con mình dài.
Những con chim có cấp mình ngắn hay thì rất hay ... nhưng đa phần thiếu lực khi đấu đường dài nên những người chơi chuyên nghiệp họ mang con chim sẻ đi rừng đánh ngày đầu, ngày thứ hai cho nghỉ mệt, ngày thứ ba tiếp tục ... cứ luân phiên như vậy.
2. Con mình ngắn - ức tròn - đuôi xòe:
Loại này rất hay ở dàn ngoài nhưng khi rước bổi nhập tàn thì đa phần lội đòi tung ra đá hoặc cắn ... nên rất khó bắt bổi cũng vì lẻ đó mà ít chọn nuôi.
3. Con mình ngắn - lép:
Loại này đa phần rất chứng , chơi không liền kèo hay có người gọi là chim chứng . ... loại không nên nuôi .
4. Con mình ngắn - ngực lép -lưng gù :
loại này bù qua cấn lại ... không hay tạm được .
Nhìn chung khi ta chọn bổi đem về nuôi hay ta mua mồi thì nên chọn hai loại như sau :
- Con mình dài -to con -ức tròn trịa - đuôi lao
- Con mình ngắn - nhỏ con - ức tròn - đuôi lao.

TRÊN ĐAY LÀ 1 SỐ ÝT TRONG KHO KIẾN THỨC VỀ CHIM CU GÁY 1 LẦN NỮA HI VỌNG NÓ PHẦN NÀO BỔ ÍCH CHO CÁC BẠN.

-DÙ NHỮNG CHÚ CHIM CÁC BẠN ĐANG NUÔI CÓ HAY KHÔNG CÓ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRÊN HAY NÓI THẲNG LÀ XẤU ĐI CHĂNG NỮA THÌ CÁC BẠN HAY NÊN CHĂM SÓC VÀ YÊU QUÝ NÓ BỞI NÓ LÀ DO BẠN CHỌN, CÓ THÍCH MỚI CHỌN CHỨ ĐỪNG ĐỌC XONG RỒI THẤY CHÁN BỎ BÊ KHÔNG CHĂM SÓC NHƯ TRƯỚC NHƯ VẬY CÁ NHÂN MÌNH SẼ THẤY KHÔNG VUI KHI VIẾT BÀI VIẾT NÀY.

Chúc các bạn tìm thấy cho riêng mình niềm vui khi dẫn thân vào cái ngu thứ 3 của cuộc đời, theo như ông cha ta đánh gia:
TRONG ĐỜI CÓ 4 CÁI NGU.
LÀM MAI, LÃNH NỢ, GÁC CU, CẦM TRẦU.
 
Relate Threads
Latest Threads
Ðề: Kiến thức cơ bản khi chọn lựa chim cu mộc nuôi đãi thóc

Tks Cụ Hà.
Mod nhà ta đưa vào top nhé!
 
Ðề: Kiến thức cơ bản khi chọn lựa chim cu mộc nuôi đãi thóc

Đọc bài viết này nghe quen quen cụ hà nhỉ .
Em cũng vote 1 phiếu để mod cho lên làm top chính cho anh em tham khảo - trải nghiệm .
 
Ðề: Kiến thức cơ bản khi chọn lựa chim cu mộc nuôi đãi thóc

Rất cảm ơn bác. Tư liệu hay cho a e ngâm cứu.
 
Ðề: Kiến thức cơ bản khi chọn lựa chim cu mộc nuôi đãi thóc

Thanks chủ top đã có lòng chia sẻ, trăm nghe không bằng một thấy, nếu có ít hình minh họa, so sánh, bình luận thì anh em sẽ dễ hình dung hơn :D
 
Ðề: Kiến thức cơ bản khi chọn lựa chim cu mộc nuôi đãi thóc

phải nói rằng kiến thức về cu gáy của Cụ Mạnh Hà thật là uyên thâm hôm nào cụ chỉ cho tôi mấy đường cơ bản nhé. Thanks cụ
 
Ðề: Kiến thức cơ bản khi chọn lựa chim cu mộc nuôi đãi thóc

thank đồng chí đồng đội rất nhiều nhưng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn mình mới vừa chơi nên hình dung chưa hết được hihi. cảm ơn bạn nha.
 
Ðề: Kiến thức cơ bản khi chọn lựa chim cu mộc nuôi đãi thóc

Cám ơn bác Hà!

Giá mà bác có tí ảnh minh hoạ thì bọn em sẽ rõ được hơn rất nhiều. Nhưng mà thôi thế này cũng là tốt lắm rồi.
 
Ðề: Kiến thức cơ bản khi chọn lựa chim cu mộc nuôi đãi thóc

Cám ơn các bác đã quan tâm, động viên. Như bác Huy Tân Mai đã nói đọc thấy quen quen. Đây là bài viết dựa trên bài viết của bác Trọng Nguyên 1 thành viên gạo cội của diễn đàn ABV và cũng là 1 Cu thủ đầy tâm huyết và kinh nghiệm chơi cu gáy, và tổng hợp từ nhiều các nguồn khác nhau theo cách đơn giản nhất ngắn gọn nhất. Chứ nó không hoàn toàn là kiến thức riêng hay do chính mình nghĩ ra.
-Còn về việc các bác có yêu cầu thêm phần hình ảnh minh họa mình sẽ tiếp tục sưu tầm và hoàn thiện để các bạn có cả lý thuyết lẫn mẫu vật.
 
Ðề: Kiến thức cơ bản khi chọn lựa chim cu mộc nuôi đãi thóc

Tư liệu hay cho a e mới vào nghề.Cảm ơn Bác
 
Ðề: Kiến thức cơ bản khi chọn lựa chim cu mộc nuôi đãi thóc

Tổng hợp kiến thức cơ bản giúp bạn chọn những chú chim tốt , bõ công đãi thóc.
-Như đã nới với 1 số an hem diễn đàn hôm nay mình gửi tới các bạn những kiến thức cơ bản nhất trong việc chọn lựa chim cũng như những chú giải cho các đặc điểm cần thiết của 1 chú chim có tố chất. Kiến thức này được sưu tầm và tổng hợp từ kinh nghiệm thực tiễn của các nghệ nhân mọi vùng miền trong cả nước cũng như kinh nghiệm cá nhân. Hi vọng nó sẽ là những kiến thức bổ ích cho những ai đã chơi, đang chơi, sắp chơi chim cu gáy.




1-Cái đầu nói nên điều gì?

- Con chim có đầu tròn , nhỏ :
Ưu điểm
: Nhẹm sào , treo đâu cũng gáy, loại này phần gáy giọng có âm son và giọng có âm đồng
Khuyết điểm
: Hay nhưng không bền , lắm khi cả ngày không gáy.
- Con đầu vuông :
Ưu điểm : Gáy tiếng chậm chậm nhưng bền bĩ , không nhịn bất kỳ
chim dữ nào. Nếu chọn làm chim mồi nó có thể đấu với “ Bổi “ – chim trời từ sáng đến chiều , thậm chí ngày mai đấu tiếp .
Khuyết điểm : bắt Chim bổi lâu. Những ai nóng tính mà đem loại chim này làm mồi thì sẽ rất sốt ruột. Còn nếu là chim đấu thì ok bởi độ dai và lỳ.
Loại đầu vuông thường gáy giọng thổ , thổ sấm và sấm đồng . Nói cách khác là thổ rền.

-Nếu xét giọng qua ngoại hình thì loai đầu tròn thường gáy giọng son. giọng kim, loại đầu vuông thường gáy giọng thổ hoặc thổ pha có âm đồng, đồng nhiều hay ýt còn liên quan tới bộ cườm.



+ sự kết hợp

- Con chim có đầu tròn thì phải có mỏ thon nhỏ , đen bóng (mỏ đinh hay mỏ sẻ ) nếu mỏ ngắn thì khi nó gáy dồn ta đếm không kịp , nếu cộng thêm con mắt nhỏ và sâu , tròng vàng nghệ lớn , cộng lỗ mũi dài.
- Con chim đầu vuông thì phải có mỏ vót nhọn đen sẫm đâuf chop mỏ xuôn, ngắn, lỗ mũi to gồ cao thì mới gáy bền, gáy tiếng to




2-Mắt


+ Nếu chim có Con mắt to và lộ :

Sẽ nhát người , lì rừng khó thuần dưỡng , nuôi lâu lắm mới nổi ... Nên không ai chọn loại mắt to và lộ để nuôi thành con mồi hay chim đấu cả . Cho nên khi ta gặp con " mắt to - lộ " là loại ngay.
+ Con mắt nhỏ và sâu hay thụt vào trong :
Loại này tốt nhất nên chọn nuôi . Cực kỳ gang dạ và bền bĩ , nó không sợ bất cứ con gì ... ( khi làm chim mồi bẫy dính con chim cắt rồi mà nó vẫn gù ) ... khi ta treo nó ở cây rậm hay cây thưa , rừng sâu hay rừng chồi nó vẫn gáy , rơi ồng treo lên nó vẫn gáy
+ Con mắt không lộ và không sâu gọi nó là trung bình thì tài năng của nó cũng từ chử trung bình đến khá mà thôi .... cái này tùy ai thích thì nuôi ...
+ Con mắt lé :
Loại này nếu ta để ý sẽ gặp , nhưng có nhiều người chê vì cho rằng nó không đẹp ... loại này nếu chọn làm mồi thì con mắt lé này rất tinh khôn, con mắt lé thì khi mang nó vào rừng nó sẽ làm cho ta hài lòng về khả năng, kỹ năng bắt chim trời của nó.
+ Con mắt có khoen hay có quần :
Loại này nuôi mất công ta nên loại ngay .


- Còn màu mắt

+ Con mắt trắng dã : Loại mắt này không nên nuôi vì nó sẽ chỉ biết cụ cu cu mà thôi ( mắt trắng + phau trắng ... thì hay cở nào nếu chọn làm chim mồi nó cũng không bắt được chim, chọn lầm chim đấu thì chỉ là loại “ Khôn nhà dại chợ “
+ Con mắt vàng nhạt : Tạm , loại này nhát rừng . Ở nhà thì gáy gù không ai chịu nổi nhưng khi đem nó vào rừng thì nó cứ run run i .
+ Con mắt vàng nghệ hay vàng đậm : loại mắt này nên chọn nuôi , nó không bao giờ sợ rừng , khi chuẩn bị treo lên cây nếu lúc này ta dở áo lồng ra nhìn kỹ vào mắt nó sẽ thấy màu vàng ấy đậm hơn và có sát khí hơn ... ( mà hình như loài chim cũng biết nghe hơi thì phải , nó biết chổ nào có chim trời và chổ nào không có chim trời )
+ Con mắt đỏ tươi : khi ta nhìn nó như hai giọt máu long lanh , loại mắt này có tính sát bổi cao nhất trong tất cả các màu mắt . Nếu có thể luyện thành chim mồi, còn nếu chọn làm chim đấu thì chẳng biết sợ con nào hết.
+ Con mắt đỏ thẩm: loại này bền bĩ và gan dạ vô cùng nên chọn nuôi .


. Những điều cần chú ý :

-Ta nên chọn những con có tròng vàng lớn , càng lớn càng tốt , loại này không bao giờ bỏ “ bổi” khi đi bẫy , có tính sát bổi rất cao, khi đấu cũng rất lỳ, nếu kè đấu với chim khác lắm con nhìn thấy nó là quên luôn đấu đá.
- Con mắt hai bên không giống nhau , nhìn kỹ thấy xấu... chẳng hạn một bên tròng đen tròn còn một bên tròng đen bị méo . Ta gọi đó là " Lưỡng nhãn " . Lưỡng nhãn ắt kỳ tài . Nên chọn mà nuôi .
-Con mắt lé : lanh khôn , tinh quái nên chọn mà nuôi .
-Con mắt đen : chỉ có tròng đen không có tròng vàng cái này chỉ nghe nói hoặc nhìn thấy trên mạng qua những hình ảnh a e gửi lên chứ chưa có duyên được sở hữu .

3-MŨI -MỎ


1. Mỏ nhỏ và mỏng :

tức là cái cuốn mỏ thì vừa phải nhưng sau đó nhỏ dần , nhỏ dần hay thon dần ra đến chóp mỏ , càng vót càng tốt ... loại này có người gọi là mỏ sẻ hay mỏ đinh .- Loại chim có mỏ như trên thường rất được nghệ nhân chọn nuôi vì :
+ Gáy trận rất nhặt hay có vùng gọi là gáy gọi rất nhặt ( nhanh ) điều này làm cho bổi mau bay về khi chọn làm mồi, còn khi đấu thì đối phương sẽ bị nó đè không kịp gáy đáp.
+ Rất nhẹm xào , treo lên là gáy và gáy đủ bài bản ....
Cũng chính vì những ưu điểm đó mà được các nghệ nhân chọn làm...." ưu tiên số một " ....
2. Mỏ trung bình không to cũng không nhỏ
tùy vào từng con .... ai thích thì nuôi ...
3. Mỏ rất to : đa phần gáy gù đều chậm nên ít người chọn nuôi .
4 . Mỏ ngắn :
rất mau mồm mau miệng .... nhưng nếu bẫy về chiều khi bổi gù siết thì mồi thường bị hụt hơi .... đa phần những anh có mỏ ngắn là thúc rất nhanh ... nhưng gù thì có hạn, được điểm nọ mất điểm ky âu cũng là chuyện đương nhiên. Tới con người còn phải nói ( Nhân vô thập toàn ) nói gì tới con chim.
5. Mỏ dài :
dài hơn bình thường những con chim này thường rất bền bĩ .... gáy suốt không biết chán , gáy từ sáng đến tối ....
6. Mỏ quéo :
chẳng những dài mà còn cong xuống , nếu ta không cắt thì không ăn được ... những con mồi có mỏ quéo đa phần rất hay, nên chọn mà nuôi, Nhưng chưa thấy con chim đấu nào có mỏ qéo hết. Chắc bởi tuổi tác và duyên chưa có.
7. Mỏ cong :
Nếu mỏ cong mà nhỏ thì hay , nhưng nếu mỏ cong mà to là đồ vô dụng

Một con chim cu được đánh giá là hay thì phải kết hợp rất nhiều điểm lại.

8. Mỏ kênh nhìn qua có ke hở giữa 2 mỏ. Loại này thường nhiều giọng , Chu, lèo, vấp… đủ cả.

4-L
ÔNG QUY

1._ Quy me
: Lông quy có hình dạng giống lá me nên dân gian gọi là quy me
+Ưu điểm
:
- dễ chơi , ít “ CHỨNG “ ( phong độ không ổn định ) , nuôi mau dạn . Đa phần được các nghệ nhân ưu tiên chọn nuôi làm mồi và được nuôi nhiều nhất .ở vùng miền nam, Còn miền bắc những chú chim này cũng rất được ưu tiên chọn nuôi vì nhanh mồm.
+ Khuyết điểm
:
-Không thích hợp Khi vào rừng sâu , rừng rậm , rừng già thì rất nhát , có con không dám gáy, về nhà thì lại câm luôn. Đem đi đấu thì lắm khi đứng mổ thóc chứ không them quan tâm tới đối thủ
.
_2. Quy bìa tên
:Là loại lông phía trong nhỏ , thân lông dài , phần cuối lông thường phình to .(giống cây lục bình)
+ Chim có quy loại này thường 100 con thì 99 “ Chứng” . Khi thì gáy gù rất ác liệt nhưng lúc chứng thì khó trị , không có cách nào làm cho nó gáy được . Nên các nghệ nhân không chọn nuôi loại chim có Quy bìa tên này .
3. Quy hổ _:


Là loại lông quy rất to , phía cuối thường hơi nhọn . Vệt mực nằm trong giữa lông thường rất đậm ( điểm mực) .


_ Ưu điểm :

Thường rất dữ, khi nuôi thành mồi , không sợ bất cứ con mồi nào . Treo đâu cũng gáy , trong rậm ngoài trống đều như nhau . Nên rất dc ưa chuộng. Có tài ắt có nhược điểm, theo quan điểm phía Bắc thì không được ưa chuộng bởi nhìn không đẹp. Nhưng đa phần chim mồi lại hay là loại này.

_
Khuyết điểm :
chim có (quy hổ) này thường sống ở trong rừng sâu, núi cao nên tính nhát và nuôi rất lâu nổi . Có con nuôi đến chục năm mới thành mồi .khi đã thành mồi thì ko con nào sánh kịp với nó. Hiện tại mình đang nuôi 1 em quy hổ, mỏ kênh nhưng 3 năm chưa nổi.

4. Quy chẻ :
)Là loại lông phần cuối chẻ ra làm hai .
Loại này thường nhá “ Chứng “nên không được ưa chuộng .nếu cố nuôi thành mồi thì củng lúc nắng lúc mưa . nên củng ko được ưa chuộng. Nuôi chơi trong để nghe gáy thì ok.
5. Quy nhặt hay quy vẩy cá diếc.
Loại này thường thấy hội tụ ở những con chim đấu có bản lĩnh hay những con mồi lỳ. Với điều kiện 2 bên cánh lông quy phai đềy và giống nhau chứ bên nọ bên kia thì vứt đi. Loại này được ưu tiên số 1 khi chọn làm chim mồi hay chim đấu.

II- Sự bổ trợ kết hợp và luật bù trừ cho bộ quy cánh


+chim có bộ quy dặm ( quy nhặt vẩy cá 2 bên) bên ngoài chặc đều, nhưng bộ dặm bên trong cánh phải màu xám xanh không màu đen >>đấy là kết hợp.

Còn chim có bộ quy dăm bên ngoày không mà điều , ức ngắn không lồi , nhưng bù lại nó mà lông cánh dài , ôm vuốt chéo qua cuốn đuôi ( gọi lầ cánh ngọc trai) + bộ dăm bên trong màu xám xanh >>đấy là bù trừ
( quy dặm + sắt và bộ lông+ cườm + cấp mình = tốt chất chú chim đó tốt)


+ Quy mà đầu viền vàng chẻ tơi như chổi kết hợp với bộ cườm vàng lửa lót chân , phần cườm sau gáy cao >>ươu điểm, âm giọng soăn tiếng

- Khuyết điểm ,nóng chim , đỏng đảnh, phong độ thất thường.
bù trừ cũng bộ quy cườm đó ,Phải đi với cấp mình chắc dài cặp chân khô to thấp tím vảy nhặt ( chân quỳ ) Còn nếu cấp mình ngắn chân ướt, nhỏ ( bổ đi

+1 là quy lá liểu , 2 là quy vảy cá , những con chim hay thường sở hửu bộ quy nầy

Vậy quy dặm là gì? >> quy dặm là : quy dày , đóng chặt nó giúp cho chú chim nhiệt trong cơ thể chơi kg lên xuốn theo mùa , nhưng phải kết hợp với bộ lông ôm bó , mới khỏe chim (chơi rát gù dai ) còn bù trừ ở bộ cườm và cấp mình
cũng bộ quy đó , mà kết hợp với bộ lông xốp = (chơi yếu thiếu gù) còn bù trừ ở cấp mình và bộ cườm
Tóm lại quy nào củng phải có kết hợp và có bù trừ , tổng thể , chứ nhìn mổi bộ lông quy để rồi phán thì chưa chắc chuẩn, tất cả phải có sự tổng hoà giữa các phần trên thân con chim.

5-CHỈ DÀN


1. Chỉ dàm nhỏ và thẳng, dài quá khóe. Tức là vệt đen đi qua cái khóe của con mắt thì anh này bền bĩ, bài bản, gáy gọi hay gáy trận trong đều như nhau .... điểm đặc biệt của anh này mà mọi người thường không để ý đó là khi nó cất tiếng chiêu bổi sẽ bay đáp ngay vào cây, còn khi đi đấu nó sẽ rất gan dạ loại này được rất nhiều nghệ nhân chọn nuôi.

2. Chỉ dàm to và thẳng, dài quá khóe. Anh này cũng bền không kém anh ở trên nhưng giọng gáy không nhanh bằng vì loại chim có chỉ dàm to thường là sấm thổ hoặc thổ và rất già mồm.
3. Chỉ dàm chỉ có một chóp ở ngoài, cách một khoảng trống nữa mới đến con mắt. Anh này nếu làm mồi thì gọi hăng nhưng khi chim về thì chơi kém khó bắt chim tròi. Nếu làm chim đấu thì đấu không bền.
4 . Chỉ dàm chỉ có một vệt sát con mắt còn phía ngoài trống trơn. Con này làm mồi tạm chơi đấu cũng tầm trung.
5 . Chỉ dàm hơi cong xuống dưới. Anh này thích hợp làm mồi đánh đất. Ta để ý khi bắt được những anh bổi này thường thì khi đấu với mồi một lúc thế nào ảnh cũng xuống đất sau đó mới lên cây, hoặc ở dưới đất ăn bay lên cây ...
6. Chỉ dàm hơi nở về đuôi. Chơi rất bền bĩ, không bao giờ bỏ bổi khi mang làm mồi, ýt bỏ đấu.


6-CƯỜM

- Cườm trắng cũng chia ra làm ba loại:

+ Cườm to như hạt đậu xanh ...

+ Cườm nhỏ như hạt mè, có khi còn nhỏ hơn nữa ...
+ Cườm nát bấy, không phân biệt được hình dáng gì cả ...
Dù to hay nhỏ thì hạt cườm cũng có hình dáng của nó ... Cườm chữ u hay còn gọi là cườm vuông loại hạt cườm này chỉ có ở những con mồi gù vô địch, cườm chữ o hay cườm tròn loại này thường, cườm chữ v hay còn gọi cườm mưa rơi ...loại này ít thấy nhưng gù không thua gì loại cườm vuông .... cườm nát bấy không phân biệt được hình dáng loại này tùy thuộc vào khổ cườm (nếu khổ cườm vuông thì gù vô địch còn khổ cườm bầu bầu thì thua không nuôi ).

- Cườm đen cũng chia làm hai loại:


+ Đen mốc. Khi ta nhìn vào đã không có cảm tình rồi thì làm sao mà chọn nuôi được.

+ Đen bóng loại này nhiều nghệ nhân chọn nuôi vì nó đẹp, óng ánh ...
nhìn chung con nào có vòng cườm đen bóng thì con đó nuôi lâu nổi nhưng khi nổi thì 10 con hay đủ 10.
Vì sự khác biệt giữa hình dáng cườm mà các nghệ nhân đã phân ra làm nhiều loại: Cườm một dây, cườm hai dây, cườm ba dây, cườm nát ... thế cườm một dây nó ra làm sao?

- Cườm một dây là: Loại cườm mà khi ta nhìn vào thì chỉ thấy có một đường cườm từ trên ót chạy dài xuống vai, rõ ràng, mạch lạc ...hết đường này đến đường kia .... không chen lẫn, xen lẫn với các đường khác ...

Loại cườm này mà kết hợp với hạt cườm trắng to, cườm chữ u, cườm vàng đất cao quá nữa khổ cườm thì gù như điện, nên chọn nuôi làm con mồi. hay chim đấu mặt.
Cũng loại cườm trên mà kết hợp với cườm tròn, nhỏ hạt thì thường.... đa số bị loại, không nuôi.

- Cườm hai dây là: Loại cườm khi mới nhìn vào trông giống cườm một dây nhưng khi chim nhướng cổ lên ta thấy hai đường song song nhau chạy dài từ ót xuống vai.... loại này thường thấy vì đa số con mồi được các nghệ nhân chọn nuôi đều có cườm hai dây (chim rất bền ...).

Loại cườm hai dây cộng với hạt cườm chữ u và cườm rựng cao quá nữa khổ cườm.... loại này gù không nhiều nhưng cứ gù 4-5 tiếng mà gù hoài, xoay xoay lại gù, nghe hoài không chán nên được chuộng nuôi làm mồi.

- Cườm ba dây: Cũng giống như trên nhưng khi chim nhướng cao cổ ta nhìn thấy ba hàng cườm đi song song với nhau loại này hiếm thấy, triệu con có một, khi nó gù thì khỏi chê.... ai có duyên lắm mới gặp.

Loại cườm ba dây này kết hợp với cườm chữ u hay chữ o gì cũng được ... chữ nào cũng gù vô địch. Nên chọn nuôi dù làm mồi hay chim đấu.
- Cườm nát, bể, đóng lộn xộn: Không theo một trật tự nào cả. Loại này mà có khổ cườm rộng thì gáy nhiều giọng... nếu vòng cườm đen bóng thì gù nhiều còn đen mốc thì loại. Loại này mà kết hợp với con chim có vìa đuôi dầy, chân có vẩy giao long ở ngón thì khỏi phải bàn. Nhưng 1triệu con chưa chắc có được 1 con như thế.
Nói tóm lại: Dù là cườm một dây, hai dây, ba dây hay bể nát đi chăng nữa ta phải chọn khổ cườm to, vuông vắn, trên thì cao quá ót, dưới thì xuống tận vai.... nếu thòng hay sa về phía trước ngực thì càng quý.... nhưng cườm vàng đất hay đỏ đất phải đóng cao hơn nữa khổ cườm, nếu tới ót thì càng tốt, loại này dai như đĩa

7-CẤP MÌNH

1- Con mình dài, ức tròn trịa, đuôi lao:
+ Điểm mạnh: Rất bền bĩ, có thể đấu với bổi ngày này sang ngày khác, bắt bổi ngày hôm sau nhiều hơn hôm trước, đi đánh liên tục không xuống sức ...
+ Yếu điểm: Tiếng gáy không nhanh.
2- Con mình ngắn, ức tròn, đuôi lao:
+ Điểm mạnh: Tiếng gáy rất nhanh, bắt bổi nhanh ...
+ Yếu điểm: Không đủ lực đánh dài ngày.
Cũng từ đó mà ta có sự so sánh cái hay, cái dở của từng loại, ai thích hay sở hữu được loại nào thì chơi loại đó, tùy duyên mà thôi!


A. Chim có mình dài

1. Con chim có mình dài, tròn và đuôi lao:
Khi ta nhìn trực diện vào con chim thì thấy ngay con này không bình thường vì nó hơi dài đòn hơn những con chim khác, nhưng chỉ dài thôi thì chưa đủ mà thân mình ấy phải tròn trịa, cái này dễ phân biệt y như ta nhìn một người cao và ốm với một người cao mà mập ...điểm này có sự to - nhỏ cách biệt. Có một điểm nữa ta nên chú ý là bộ đuôi vót lại, càng nhỏ càng tốt (nhớ nghen đây là phần cốt lõi, thành bại là ở điểm này đó).
Thân hình chữ "V" hay thân hình giống bắp chuối loại này được các nghệ nhân ưu tiên số một vì các đặc điểm như sau:
- Rất liền kèo, kèo này cũng gáy ...
- Cực bền, bền bĩ vô cùng, rất thích hợp đi đánh dài ngày, càng chơi càng hay ...
- Dụ bổi cực hay, không bao giờ bỏ bổi, đáu nhanh xà cầu
Ngược lại cũng con mình dài, tròn, nhưng có bộ đuôi xòe thì lại không hay, khoảng dụ bổi kém, chậm xà cầu ... nên ít được chọn nuôi.
2. Con mình dài và lép hay dẹp:
Loại này hay thì rất hay nhưng không liền kèo, mười con chứng đủ mười... khi nó chịu mở miệng đấu với bổi thì nghe ưng cái bụng, bao nhiêu cũng không bán nhưng khi nó không chịu mở miệng thì ghẹo cỡ nào nó cũng im ru ... lúc này có cho cũng không ai lấy .... cho nên ít được chọn nuôi làm mồi là vậy.
3. Con mình dài và vuông:
Loại này ngực lép xẹp, nhìn từ phía trước trông nó góc cạnh .... gần giống hình vuông nên các nghệ nhân gọi là con chim mình vuông, thuộc loại dạng dị kỳ tướng.
Chim có thân hình vuông thì rất hay nước ở nước dụ chim trời chung cây nhưng khi bổi nhập tàn thì thưa dần, dụ bổi không hay, có người cho nó là con "Tiền khoáng hậu bần". Càng về khuya càng kém và không được bền ... nên cũng rất ít người chọn nuôi.
B. Chim có mình ngắn
1. Con chim có mình nhỏ, ngắn - ức tròn - đuôi lao:

Da phần là hay cả ... Nhưng khi ta nhìn thì nó không được đẹp, nó không bệ vệ, không uy nghi như con mình dài.
Những con chim có cấp mình ngắn hay thì rất hay ... nhưng đa phần thiếu lực khi đấu đường dài nên những người chơi chuyên nghiệp họ mang con chim sẻ đi rừng đánh ngày đầu, ngày thứ hai cho nghỉ mệt, ngày thứ ba tiếp tục ... cứ luân phiên như vậy.
2. Con mình ngắn - ức tròn - đuôi xòe:
Loại này rất hay ở dàn ngoài nhưng khi rước bổi nhập tàn thì đa phần lội đòi tung ra đá hoặc cắn ... nên rất khó bắt bổi cũng vì lẻ đó mà ít chọn nuôi.
3. Con mình ngắn - lép:
Loại này đa phần rất chứng , chơi không liền kèo hay có người gọi là chim chứng . ... loại không nên nuôi .
4. Con mình ngắn - ngực lép -lưng gù :
loại này bù qua cấn lại ... không hay tạm được .
Nhìn chung khi ta chọn bổi đem về nuôi hay ta mua mồi thì nên chọn hai loại như sau :
- Con mình dài -to con -ức tròn trịa - đuôi lao
- Con mình ngắn - nhỏ con - ức tròn - đuôi lao.

TRÊN ĐAY LÀ 1 SỐ ÝT TRONG KHO KIẾN THỨC VỀ CHIM CU GÁY 1 LẦN NỮA HI VỌNG NÓ PHẦN NÀO BỔ ÍCH CHO CÁC BẠN.

-DÙ NHỮNG CHÚ CHIM CÁC BẠN ĐANG NUÔI CÓ HAY KHÔNG CÓ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRÊN HAY NÓI THẲNG LÀ XẤU ĐI CHĂNG NỮA THÌ CÁC BẠN HAY NÊN CHĂM SÓC VÀ YÊU QUÝ NÓ BỞI NÓ LÀ DO BẠN CHỌN, CÓ THÍCH MỚI CHỌN CHỨ ĐỪNG ĐỌC XONG RỒI THẤY CHÁN BỎ BÊ KHÔNG CHĂM SÓC NHƯ TRƯỚC NHƯ VẬY CÁ NHÂN MÌNH SẼ THẤY KHÔNG VUI KHI VIẾT BÀI VIẾT NÀY.

Chúc các bạn tìm thấy cho riêng mình niềm vui khi dẫn thân vào cái ngu thứ 3 của cuộc đời, theo như ông cha ta đánh gia:
TRONG ĐỜI CÓ 4 CÁI NGU.
LÀM MAI, LÃNH NỢ, GÁC CU, CẦM TRẦU.

Bài viết quá hay, nếu có hình minh hoạ nữa thì rất tuyệt vời cho những người mới nhập môn! Chúc Hà có nhiều bài viết hay về cu gáy!
 
bai nay viet rat hay bay gio minh moi dc doc cam on ban nhe
 
minh bay gio moi bat dau nuoi cu gay nen cung muon tim hieu nhieu.minh cung co 3 e rui gay gu cung dc
 
khi nao minh xuong hai phong ghe qua xem cu gay cua bac manhha xem the nao de hoc hoi
 
bai nay viet rat hay bay gio minh moi dc doc cam on ban nhe
 
Bên trên