kid.1412
Moderator
- Tham gia
- 13 Tháng chín 2010
- Bài viết
- 280
- Điểm tương tác
- 20
- Điểm
- 18
1.cách chọn 1 chú sâu tốt làm chim mồi:
Muốn có đc 1 chú mồi chiến , đầu tiên bạn phải kiếm 1 chú chim tốt . nhìn tướng tá ngon ngon 1 tí. đầu đuôi cân bằng . đầu chim to , hình elip mới tốt. ( bạn nhìn 1 bên mặt chim thấy đầu chim dài ,ko tròn ) đừng lấy đầu tròn, loại này ko dữ. tướng chim càng dài đòn càng tốt. nhìn mí mắt trên càng đưa ra ngoài càng tốt. mí mắt đưa ra ngoài thường là chim mắt sâu. đừng lấy mắt lồi nhé. nhìn từ đầu đến chân ko bị dị tật . và tốt nhất là nên lấy 1 chú chim chuyền , chưa trổ đuôi lau ( mép còn vàng ) loại này càng nuôi càng dữ. nói thì nói vậy chứ ko có em nào hội tụ đủ hết những ưu điểm đó đâu. chỉ cần bạn kiếm 1 chú có đôi mắt như mình nói trên là đc rồi.
2. cách nuôi chim mồi:
Bạn nên nuôi nó từ nhỏ đến lớn trong lục. cho nó quen lục từ nhỏ , nên tập cho em nó ăn cám trứng cho quen. vì ko phải lúc nào ta cũng có sẵn sâu trong nhà . trong thời gian còn là chim chuyền tốt nhất là nên kiếm 1 em chim mái nuôi gần bên nó. cho nó luôn có lửa, ko ít thì nhiều. đừng đem dợt bậy bạ. ko tốt vì em nó còn non cơ mà. muốn dợt thì nên kiếm mấy em chuyền mà dợt, đừng đụng với mấy em thâm niên tuổi lồng. tuổi này mà bị bể thì khó vực lắm.
3 . thức ăn cho chim, kể cả những chú chim ko phải chim mồi :
Bạn ko nên lạm dụng sâu nhiều wa', vì sâu quy thực chất rất nóng. ăn nhiều ko tốt. mỗi ngày chỉ cho chim ăn khoảng 1/3 chung thôi. loại chung cho chim nhỏ như sâu khoen . cộng thêm khoảng vài chú cào cào non và 1 ít trứng kiến. quan trọng nhất vẫn là cám . đây là loại thực phẩm chính cho chim, nên các thứ còn lại chỉ là ăn để dử lửa thôi.
4: quy trình tập chim đánh lục :
khi hết thời gian chuyền , lúc này chim của bạn đã trổ trống . bạn nên đem chim ra rừng chơi. vẫn đem theo chim mái . để 2 lục trống mái gần nhau. chú chm của bạn sẽ đc em mái thúc sung mỗi khi chim rừng về. sau 1 thời gian thấy chim trống đã thực sự dữ , bắt đầu từ bây giờ bỏ chim mái. ( đễ dành thúc mấy em rừng đánh đc) cho em nó đi đánh thường xuyên. nhưng bạn nên nhớ vẫn ko thể đem chim đi dợt ở mấy tụ điểm đc đâu. muốn dợt cũng đc nhưng thời gian đầu nên che áo lục lại đừng ch em nó thấy mặt nhau. chỉ cho hót đấu thôi. từ từ chim quen hãy bỏ áo lục ra chơi nhé.
5. cách nuôi chim bổi hoặc chuyền mới đánh đc:
Đầu tiên nên trùm áo lồng em nó 2 ngày . trong đó bỏ sâu nước đầy dủ . hết 2 ngày đó là em nó đả có phần ổn định tâm thần rồi. lúc đó bạn mở hẳn 1/3 áo lồng ra quay hướng áo lồng mở về nơi có nhiều người qua lại. đầu tiên em nó sẽ nhảy như nhảy hip hop. nhưng từ từ rồi cũng wen thui ko chết đâu . sau đó bạn nên bỏ vào đó 3 cóng. 1 nuớc 2 cái còn lại nên bỏ mỗi cái 50% sâu 50% cám chung vô . cái nào cũng vậy. nuôi nuôi như vậy trong vòng 1 tuần , em nó vào cám như vào sâu liền lúc này đã chíck chíck đc vài tiếng rồi đó. nhớ đừng nuôi gần chim thuộc nhé. nên để gần lồng mái. nghe mái chép thường xuyên. bảo đảm 10 ngày em nó chơi như flim liền .
6. những thắc mắc thường thấy của các bạn về loại này :
đọc xong những phần trên bảo đảm sẽ có bạn hỏi : tại sao đi đánh đc mà ko thể mở áo lục khi dợt chim đc? .
xin thưa: loại này bẫy rất nhanh, vì nó rất dữ , chim rừng chỉ cần nghe mồi của bạn la ó vài tiếng là em nó về liền. xào qua xào lại 2p là em nó nằm gọn trong lục rồi. có khi mình đi đánh chưa kịp nghe đấu là đã thấy em nó nằm gọn trong lục rồi. nên thời gian đấu rất nhanh. ko như bạn đi dợt, bạn dợt trung bình 15p đến 1/2 giờ , lâu vậy em nó nếu yếu lửa là tiêu chắc. đó là lí do tại sao ko nên mở áo lục ngay.
đó là kinh nghiệm thực tế của mình đó. ko phải sưu tầm sưu tiếc gì hết. ai cần hỏi thêm gì về loại này cứ pm mình . mình sẽ chỉ bảo hết lòng với anh em . ok. chúc các bạn có đc 1 em mồi như ý.
7. cách nuôi chim con:
đễ nuôi chim con chưa biết ăn tốt nhất là bạn nên mua cào cào non , loại dành cho khoen ý, mua về mà đút nó ăn. sau khi tự ăn đc rồi thì pác lấy cám trứng trộn sâu để vào cho em nó. vậy là ok rồi. cào cào trước khi đút nhớ nhúng nước nhé. cho em nó đc tiếp thêm nước . khỏi chết khát. trong thời gian nuôi , bạn nên thường xuyên tiếp xúc với em nó. đễ coi em nó có` cần gì ko mà tiếp tế nhé câu này nói đùa mà thực tế là vậy đó. chim non thường cần rất nhiều năng lượng nên thức ăn tiêu hóa rất nhanh. có thể bạn phải đút 1 ngày trên 10 lần đó. tùy theo loài chim gì. thời gian nuôi chim non khoảng từ ngày nở đến 25 ngày sau lả chim non bay đc rồi . khoang 30 đến 35 ngày là chim tự ăn mạnh rồi , bạn ko còn lo lắng gì nhiều cho em nó trong thời gian này nữa đâu. Chúc các bạn có đc 1 chú chim mồi như ý. hãy làm thử , nếu bạn ko tin.
Nếu Nick làm đc thì cá bạn cũng làm đc câu này học của yancancook nè hehehe
8. cách nuôi trống mái chung lồng làm kiểng hoặc ép đẻ :
Cái` này mình cũng từng thử rồi , tuy nuôi ko lâu nhưng cũng có chút kinh nghiệm muốn chia sẽ anh em.
nếu muốn nuôi chung lồng cả trống lẫn mái , đầu tiên nên chon cả 2 là chim chuyền hoặc chim con. mình thì chọn chim chuyền. vì chim con ko viết phân biệt trống mái, lỡ xui bài đưa vào đó 2 em trống hết hoặc mái hết thì tiêu. bắt ra rất khó khăn vì lồng nuôi khá rộng, và nấu có bắt đc cũng làm chim bị hoảng, ảnh hưởng đến việc nuôi đẻ sau này. loại này đễ thân thiện với nhau. với lại cũng thuận tiện khi ép đẻ. bạn nuôi chim chuyền chung tống và mái , sau này khi chúng nó vừa trổ xong thì cũng là lúc bắt cặp rồi. đến lúc này cả 2 em đều quen lồng rồi , dễ dàng cho việc chọn nơi làm ổ . nếu chim của bạn đưa vào đều là chim non thì ko nói. nhưng nếu là chim chuyền thì nên nhớ. trước khi muốn bỏ cả 2 vào chung lồng thì việc đầu tiên cần làm là. nuôi riêng 2 em 2 lồng . nuôi sát nhau 24/24 cho quen mặt. nếu ko bạn bỏ vô thế nào con mái cũng tơi tả cho đến khi 2 đứa nó " yêu nhau" . lí do nuôi 2 lồng sát nhau vì : cho cả 2 quen mặt , ( cái này mất khoảng 1 tuần đến 2 tuần.) bạn nên nhớ thường xuyên quan sát lồng. khi nào thấy chim trống huóng mặt về phía mái kêu chick chick ( tiếng kêu này rất nhỏ. ) 2 cánh chim trống xệ xuống rung rung liên tục. nếu chim mái cũng có hành động này, điều đó chứng tỏ bọn nó yêu nhau rồi đó.. lúc này đã có thể thả chung vô đc rồi , cũng có thể trống sẽ cắn mái vài lần nhưng ko sao hết. còn chưa có như vậy thì đừng thả nhé. chết chim mái đó.
9 . chọn lồng nuôi chim đẻ.
nếu đã nghĩ đến việc nuôi chim đẻ thử thì ban cũng nnen6 nghĩ đến việc chon cho em nó 1 mái nhà xinh là vừa. lồng nuôi loại này ko cần rộng. bạn có thể tự làm = lưới hay ra tiệm mua 1 cái. kích thước :
cao = 80
ngang dọc như nhau = 60 dến 80 tùy bạn chon.
trong lồng trang trí thế nào thì nhờ các chuyên gia trong lĩnh vực này lên tiếng giùm. lúc trước mình chỉ để vài cái giỏ làm tổ . loại giỏ = mây hoặc tre dùng làm tổ cho chim sắc nhật ý. vậy mà cũng thấy em nó mò vào thường xuyên . cái giỏ này mình bịt 50% cửa của nó lại rồi. chỉ chừa lại 1 nửa cửa thôi . trong lồng mình để rất nhiều nhánh cây. vì đây là chim sâu nên chuyền cành dữ lắm. và đây cũng là lí do tại sao khó bắt chim ra , nếu 2 chú non là mái hết hoặc trống hết nè.
mình chỉ có nhiêu đó kinh nghiệm thôi. ai có hơn thì bổ sung giùm cho anh em nhé. thank
Sưu tầm
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads