Tên Việt Nam: Khướu mỏ dài
Tên Latin: Jabouilleia danjoun danjoun
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Nhóm: Chim
KHƯỚU MỎ DÀI
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Mô tả:
Chim trưởng thành mỏ dài, không cong và đuôi ngắn. Bộ lông nhìn chung có màu nâu hung vàng. Cằm, họng và giữa bụng trắng nhạt. Phân loài 2 có kích thước nhỏ hơn phân loài 1. Mắt nâu, mỏ xám sừng, chân nâu hồng.
Sinh học: Chưa có số liệu.
Nơi sống và sinh thái:
Sống định cư ở rừng thường xanh trên độ cao khoảng 1000m trở lên ở vùng Nam Trung bộ, từ 150 - 1400m, ở vùng Bắc và Trung Trung bộ. Chim thường kiếm ăn trên mặt đất. Đi lẻ hoặc đôi.
Phân bố:
Việt Nam: Đã gặp phân loài 1 ở một số nơi thuộc tỉnh Lâm Đồng (Lạc Dương, Di Linh) và phân loài 2 ở Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Thừa Thiên - Huế (A Lưới, Vùng núi Bạch Mã, và đèo Hải Vân).
Thế giới: Không có.
Giá trị:
Loài chim đặc sản quý ở Việt Nam. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Số lượng còn lại ít. Mức độ đe dọa: bậc T.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Như đối với loài chim sống ở rừng đã nói đến. Chú ý bảo vệ tầng cây bụi dưới tán rừng.
Tên Việt Nam: Khướu mỏ dẹt lưng đen
Tên Latin: Paradoxornis davidiana tonkinensis
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Nhóm: Chim
KHƯỚU MỎ DẸT LƯNG ĐEN
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Mô tả:
Chim trưởng thành đầu hung nâu tươi. Trên cổ, lưng và hông xám đen nhạt hơi phớt vàng. Đuôi nâu thẫm. Cánh nâu có viền hung tươi. Cằm đen, họng đen với thân lông xám nhạt chuyển dần thành xám ở ngực và bụng. Dưới đuôi nâu đỏ nhạt. Mắt hung nâu, mỏ trắng sừng. Chân xám hồng.
Sinh học: Chưa có số liệu.
Nơi sống và sinh thái:
Nơi sống thích hợp là các khu vực cây bụi, tre nứa trên các vùng đồi núi có độ cao khoảng từ 600 - 1000m.
Phân bố:
Việt Nam: Phân loài này chỉ có ở miền Bắc và cũng chỉ tìm thấy ở Bắc Thái (Bắc Cạn).
Thế giới: Không có.
Giá trị:
Nguồn gen quý, loài đặc hữu Việt Nam. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Giống như các loài khướu sinh sống ở miền bắc Việt Nam đã nói tới. Mức độ đe dọa: bậc T.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Tiếp tục nghiêm cứu hiện trạng, ranh giới vùng phân bố và số lượng của chúng để làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo vệ thích hợp.
Tên Việt Nam: Khướu ngực đốm
Tên Latin: Garrulax merulinus obscurus
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Nhóm: Chim
KHƯỚU NGỰC ĐỐM
Garrulax merulinus obscurus Delacoiur et Jabouille
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Mô tả:
Chim trưởng thành:
Phân loài 1: dải lông mày hẹp hung vàng nhạt. Trán, trước mắt, cằm, họng và những vệt hình bầu dục hẹp ở ngực đen. Toàn bộ mặt lưng, hai bên đầu, sườn, cánh và đuôi hung nâu phớt lục vàng. Ngực, bụng và dưới đuôi hung vàng tươi.
Phân loài 2: có màu sắc gần tương tự, nhưng màu tối hơn, các vệt ở họng và ngực đen hơn. Mắt nâu hay nâu đỏ. Mỏ xám đen, chân nâu.
Sinh học:
Chim sống thành đôi riêng rẽ khi quan sát vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 ở Lâm Đồng
Nơi sống và sinh thái:
Nơi sống thích hợp là rừng thường xanh, trong tầng cây bụi gần mặt đất, cạnh vùng lau lách và nương rẫy. Quan sát ở Lạc Dương và Di Linh (Lâm Đồng) trên độ cao từ 1400m trở lên và ở Sapa, Hoàng Liên Sơn trên 1200m. Không gặp trong rừng thông.
Phân bố:
Việt Nam: Phân loài 1 Nam Trung bộ (Lạc Dương và Di Linh tỉnh Lâm Đồng). Phân loài 2 Tây Bắc Việt Nam như Lào Cai (Sapa, Hoàng Liên Sơn).
Thế giới: Bắc Lào (chỉ có phân loài 2).
Giá trị: Là các dạng chim đặc hữu qúy hiếm. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Nơi ở tự nhiên bị thu hẹp và bị tác động manh do việc khai thác rừng và đốt nương làm rẫy của đồng bào các dân tộc vùng cao. Mức độ đe dọa: bậc R.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Giống như đối với loài khướu đầu đen và một số loài chim rừng khác.
Tên Việt Nam: Khướu vảy
Tên Latin: Garrulax squamatus
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Nhóm: Chim
KHƯỚU VẢY
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Mô tả:
Chim trưởng thành nhìn chung bộ lông có màu hung nâu phớt vàng và mút lông có vệt cong màu đen tạo thành vảy. Dải lông mày đen kéo dài đến gáy. Má, tai, trước mắt xám. Mép ngoài các lông cánh sơ cấp ngoài cùng xanh nhạt, phía trong đen. Đuôi đen có vệt hung nâu ở mút tạo thành viền. Dưới đuôi hung nâu có vảy đen rất mờ hay không có. Mắt trắng hay xanh nhạt.
Sinh học:
Ở Mianma đã tìm thấy tổ vào ngày ấp, có 3 trứng.
Nơi sống và sinh thái:
Nơi sống thích hợp là rừng cây bụi trên núi cao ở vùng Tây Bắc và dãy Hoàng Liên Sơn.
Phân bố:
Việt Nam: vùng Tây Bắc (chỉ mới tìm thấy ở Lào Cai, Lai Châu, dãy Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1500m).
Thế giới: phía đông Hymalaia, Nêpan, bắc Mianma, tây nam Trung Quốc (Vân Nam).
Giá trị:
Nguồn gen quý. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Tương tụ như loài khướu đuôi đỏ. Mức độ đe dọa: bậc R.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Tương tụ như loài khướu đuôi đỏ. Trước hết cầm quản lý bảo vệ tốt các khu rừng cấm đã có qui hoạch ở vùng Tây Bắc
Nguồn Sưu tầm trên Internet
Tên Latin: Jabouilleia danjoun danjoun
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Nhóm: Chim
KHƯỚU MỎ DÀI
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Mô tả:
Chim trưởng thành mỏ dài, không cong và đuôi ngắn. Bộ lông nhìn chung có màu nâu hung vàng. Cằm, họng và giữa bụng trắng nhạt. Phân loài 2 có kích thước nhỏ hơn phân loài 1. Mắt nâu, mỏ xám sừng, chân nâu hồng.
Sinh học: Chưa có số liệu.
Nơi sống và sinh thái:
Sống định cư ở rừng thường xanh trên độ cao khoảng 1000m trở lên ở vùng Nam Trung bộ, từ 150 - 1400m, ở vùng Bắc và Trung Trung bộ. Chim thường kiếm ăn trên mặt đất. Đi lẻ hoặc đôi.
Phân bố:
Việt Nam: Đã gặp phân loài 1 ở một số nơi thuộc tỉnh Lâm Đồng (Lạc Dương, Di Linh) và phân loài 2 ở Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Thừa Thiên - Huế (A Lưới, Vùng núi Bạch Mã, và đèo Hải Vân).
Thế giới: Không có.
Giá trị:
Loài chim đặc sản quý ở Việt Nam. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Số lượng còn lại ít. Mức độ đe dọa: bậc T.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Như đối với loài chim sống ở rừng đã nói đến. Chú ý bảo vệ tầng cây bụi dưới tán rừng.
Tên Việt Nam: Khướu mỏ dẹt lưng đen
Tên Latin: Paradoxornis davidiana tonkinensis
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Nhóm: Chim
KHƯỚU MỎ DẸT LƯNG ĐEN
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Mô tả:
Chim trưởng thành đầu hung nâu tươi. Trên cổ, lưng và hông xám đen nhạt hơi phớt vàng. Đuôi nâu thẫm. Cánh nâu có viền hung tươi. Cằm đen, họng đen với thân lông xám nhạt chuyển dần thành xám ở ngực và bụng. Dưới đuôi nâu đỏ nhạt. Mắt hung nâu, mỏ trắng sừng. Chân xám hồng.
Sinh học: Chưa có số liệu.
Nơi sống và sinh thái:
Nơi sống thích hợp là các khu vực cây bụi, tre nứa trên các vùng đồi núi có độ cao khoảng từ 600 - 1000m.
Phân bố:
Việt Nam: Phân loài này chỉ có ở miền Bắc và cũng chỉ tìm thấy ở Bắc Thái (Bắc Cạn).
Thế giới: Không có.
Giá trị:
Nguồn gen quý, loài đặc hữu Việt Nam. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Giống như các loài khướu sinh sống ở miền bắc Việt Nam đã nói tới. Mức độ đe dọa: bậc T.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Tiếp tục nghiêm cứu hiện trạng, ranh giới vùng phân bố và số lượng của chúng để làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo vệ thích hợp.
Tên Việt Nam: Khướu ngực đốm
Tên Latin: Garrulax merulinus obscurus
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Nhóm: Chim
KHƯỚU NGỰC ĐỐM
Garrulax merulinus obscurus Delacoiur et Jabouille
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Mô tả:
Chim trưởng thành:
Phân loài 1: dải lông mày hẹp hung vàng nhạt. Trán, trước mắt, cằm, họng và những vệt hình bầu dục hẹp ở ngực đen. Toàn bộ mặt lưng, hai bên đầu, sườn, cánh và đuôi hung nâu phớt lục vàng. Ngực, bụng và dưới đuôi hung vàng tươi.
Phân loài 2: có màu sắc gần tương tự, nhưng màu tối hơn, các vệt ở họng và ngực đen hơn. Mắt nâu hay nâu đỏ. Mỏ xám đen, chân nâu.
Sinh học:
Chim sống thành đôi riêng rẽ khi quan sát vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 ở Lâm Đồng
Nơi sống và sinh thái:
Nơi sống thích hợp là rừng thường xanh, trong tầng cây bụi gần mặt đất, cạnh vùng lau lách và nương rẫy. Quan sát ở Lạc Dương và Di Linh (Lâm Đồng) trên độ cao từ 1400m trở lên và ở Sapa, Hoàng Liên Sơn trên 1200m. Không gặp trong rừng thông.
Phân bố:
Việt Nam: Phân loài 1 Nam Trung bộ (Lạc Dương và Di Linh tỉnh Lâm Đồng). Phân loài 2 Tây Bắc Việt Nam như Lào Cai (Sapa, Hoàng Liên Sơn).
Thế giới: Bắc Lào (chỉ có phân loài 2).
Giá trị: Là các dạng chim đặc hữu qúy hiếm. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Nơi ở tự nhiên bị thu hẹp và bị tác động manh do việc khai thác rừng và đốt nương làm rẫy của đồng bào các dân tộc vùng cao. Mức độ đe dọa: bậc R.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Giống như đối với loài khướu đầu đen và một số loài chim rừng khác.
Tên Việt Nam: Khướu vảy
Tên Latin: Garrulax squamatus
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Nhóm: Chim
KHƯỚU VẢY
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Mô tả:
Chim trưởng thành nhìn chung bộ lông có màu hung nâu phớt vàng và mút lông có vệt cong màu đen tạo thành vảy. Dải lông mày đen kéo dài đến gáy. Má, tai, trước mắt xám. Mép ngoài các lông cánh sơ cấp ngoài cùng xanh nhạt, phía trong đen. Đuôi đen có vệt hung nâu ở mút tạo thành viền. Dưới đuôi hung nâu có vảy đen rất mờ hay không có. Mắt trắng hay xanh nhạt.
Sinh học:
Ở Mianma đã tìm thấy tổ vào ngày ấp, có 3 trứng.
Nơi sống và sinh thái:
Nơi sống thích hợp là rừng cây bụi trên núi cao ở vùng Tây Bắc và dãy Hoàng Liên Sơn.
Phân bố:
Việt Nam: vùng Tây Bắc (chỉ mới tìm thấy ở Lào Cai, Lai Châu, dãy Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1500m).
Thế giới: phía đông Hymalaia, Nêpan, bắc Mianma, tây nam Trung Quốc (Vân Nam).
Giá trị:
Nguồn gen quý. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Tương tụ như loài khướu đuôi đỏ. Mức độ đe dọa: bậc R.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Tương tụ như loài khướu đuôi đỏ. Trước hết cầm quản lý bảo vệ tốt các khu rừng cấm đã có qui hoạch ở vùng Tây Bắc
Nguồn Sưu tầm trên Internet
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads