ĐÂY LÀ KHIẾU "MẶT HỔ PHÙ" e mới oánh được.
Bàn về khiếu thì trên nhiều diễn đàn chim cảnh đã nói khá kỹ về đời sống, tập tính, đặc điểm, giọng hót, cách thuần dưỡng để chọi để hót. Tuy nhiên xem nhiều bài viết tôi chỉ thấy nói về (*)Khiếu Bạc Má, Khiếu Mun (Khiếu Ô), Khiếu Má Đao (Ô Lờ) bên cạnh nó lác đác đề cập đến những con đột biến thành bạch tạng, cánh trắng, đuôi trắng hoặc móng trăng (bạch đề) hoặc những loài khiếu khác ít đc nuôi vì giọng k hay như Khiếu Khoang Cổ, Khiếu Bông, Khiếu Đuôi Đỏ...vv (Tuy nhiên những loài khiếu kể sau thì từ hình thức đến giọng hót rất khác biệt 3 loại khiếu kể trên(*)). :-??
Bàn về tên thì nhiều người hay thắc mắc nhất là : Sao đặt tên khiếu "Má Đao"???. Theo các cụ nghệ nhân chim cò có tí chữ nghĩa giải thích bởi gọi vậy là vì nhìn 2má của nó giống mầu ghi xám của má lưỡi dao của thợ bẫy khiếu rừng hay mang theo (mà dao & bật lửa là 2 vật bất li thân của những người đi rừng chuyên nghiệp). Ô Lờ nghe dễ hiểu hơn :ar!
3 loài khiếu này là bà con họ hàng trực hệ của nhau vì trong 1 đàn thường thấy sống lẫn 1trong số các con này vd: cả 1 đàn Mun tự nhiên có 1 con bạc má hoặc Má đao. Ngày trước khiếu còn nhiều người đi rừng săn khiếu thỉnh thoảng vẫn gặp những cặp đôi là Mun + Bạc Má vv...Nhưng đa phần chúng sống theo đôi cùng loại và phân chia khu vực lãnh thổ khá rõ ràng, 1 cánh rừng thường gặp đàn Mun, Bạc Má còn bọn Má Đao_Ô Lờ thường sống lẫn trong đó.
Do thích đi chơi rừng và khám phá bản mường, sơn thủy núi cao rừng sâu uống rượu chum và nghía "Sơn nữ" tắm...hihi cộng với đang vui vẻ sau 2 hôm đi bẫy khiếu vô tình đc 1con "Mặt Hổ Phù" hứng khởi nên tôi xin liệt kê thêm về 4 loại khiếu nữa cùng huyết hệ với 3 loại chúng ta thường nuôi(*). > Nói vậy xin hiểu là chúng nếu có thể vì 1 lý do nào đó mà ghép đôi vợ chồng thì vẫn sinh sản ra khiếu con bình thường. Hiện tôi cũng chưa thấy tài liệu nào phân tích chúng là khác loài hay do đột biến gien, lại giống hoặc suy thoái lòi giống??? @-)
Tuy vậy những loại khiếu này cực kỳ hiếm gặp so với những con khiếu ta đang nuôi, cách đây 2-3 chục năm loại này còn khá nhiều ở các tỉnh Sơn la, Lai châu, Hòa bình, Bắc cạn, Cao bằng, Lạng sơn vv...Nhưng hiện nay rừng bị tàn phá khủng khiếp, khiếu bị săn hạ đến tiệt bầy đàn (ngày trc chúng hay sống theo bầy và có 1con thủ lĩnh) nên bắt gặp đc 1 vài con, còn bây giờ thật là hiếm thấy. :bz
1. Khiếu Bạc Má "móng tay": Loại này tôi chỉ gặp duy nhất 1 lần cách đây khoảng gần 20 năm rồi vì là khiếu mộc nên cũng chưa nghe đc tiếng hót và ngày ấy tôi cũng chưa chơi chim cò nên k quan tâm lắm, tuy chưa từng nghe nó hót nhưng những ng dân tộc Mông, Mường, Dao nhiều tuổi hay kể về nó như 1 kỷ niệm đẹp: Về hình thức nó giống hệt khiếu Bạc Má nhưng về kích cỡ nhìn nhỏ con hơn nhiều và điểm khác biệt rõ ràng nhất là đốm trắng 2 bên má chỉ nhỏ như móng ngón tay út của người,sống bầy đàn chỉ tách đôi khi đến mùa sinh sản ưu điểm nổi trội của loại này theo các ô d tộc nói thì hót đc nhiều giọng mà giọng lại cực hay, mau mỏ, nho nhỏ xinh xinh, ăn uống k cầu kỳ và ăn ít>đây cũng là 1vấn đề quan trọng của thời đói kém,thiếu thốn. $-):-*
2. Khiếu Bạch Hầu: Nhìn thì giống hệt những con Khiếu Mun tuy nhiên điểm khác biệt rõ ràng là ở ngay cổ họng nó có 1 đốm trắng to bằng móng tay,mỗi khi nó hót đốm sáng này phập phà phập phồng trông rất đáng yêu ,nó cũng hót đc nhiều giọng như khiếu Mun. Loại này bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn gặp.@-)
3. Khiếu Mặt Hổ Phù: Loại này cũng giống khiếu Mun nhưng nếu như mảng lông đen trên mặt 2 má của khiếu Mun thường khuyết 1 mảng đậm và mầu lông chỗ này thường giống màu lông thân chim (không đậm). Hay nếu như khiếu Bạc Má có 2mảng trắng ở 2 bên má, thì ở "Hổ Phù" 2 đốm ấy lại là mầu đen kịt. Loại này chăm chỉ hót và hót hay, nhiều giọng như khiếu Mun nhưng đáng yêu nhất là khi nó gạ chiến thì má của nó phồng ra nhìn hơi dữ, giống như mặt hổt thế nên ngta mới gọi như vậy :ar!
4. Khiếu Đen tuyền 1 mầu, kích thước và đ điểm cũng giống khiếu mun, tuy nhiên loại này tất cả các lông của nó chỉ có 1mầu đen đậm như màu đen ở ngực của nó hoặc nhìn giống mầu đen của sáo đen điểm nổi trội của khiếu đen là dữ tợn, khỏe mạnh, hót dẻo dai bền bỉ, đảo nhiều giọng. Tuy vậy loại này cũng hiếm gặp tôi cũng chỉ nhìn thấy 2con. Lưu ý rằng nhiều người buôn bán lợi dụng thuốc nhuộm tóc nên hay nhuộm mầu khiếu mun thành khướu đen để lừa bán cho khách. (%)
Lâu nay mọi người thường hay bình luận giữa khiếu mun với bạc má về chất giọng:
Những ng chơi khiếu lâu năm muốn thưởng thức âm luyến láy, chăm hót và hót đc nhiều giọng thì hay chọn khiếu mun, âm thanh tụi này hơn hẳn bạc má về âm vực, cao độ trường độ... và chất giọng thì tình cảm mượt mà, cá biệt có con hót đc giọng "Bắt cô trói cột". :-":-@:-??
Bù lại khiếu bạc má lại có 2 đốm trắng bên má mỗi khi nó hót hoặc xung trận...vv thường phình 2 má trắng nom rất đáng yêu. Giọng đc cái rất vang to nhưng nghe kỹ thì hơi khô khan đơn điệu, ít đảo giọng. Đặc sản của Bạc má là nhiều con hót đc giọng "Bắt cô trói cột " nghe rất ấn tượng và rõ ràng, tuy nhiên tùy theo vùng miền mà khiếu Bạc má mới có giọng đó và khi hót nó hay lạm dụng giọng này nên mới ít đảo giọng khác, (thỉnh thoảng cũng có con chào mào hót đc giọng này các bác ạ ). :^o
Nếu so sánh riêng về chất giọng có thể nói vắn tắt đơn giản dễ hiểu thế này: Âm thanh của Mun ví như âm thanh của Ghita gỗ còn âm thanh của Bạc má giống Ghita điện, tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có con Bạc má sở hữu nhiều giọng hay như kh Mun. :-"
Giữa 2 loại tùy sở thích của mỗi ng mà chơi Mun hay Bạc má, tuy nhiên theo thiển ý cá nhân tôi ng chơi chim chủ yếu là đàn ông, mà đàn ông thì tâm lý thường chuộng lạ thích cái đẹp nên khiếu Bạc má đc ưu ái hơn và giá bán thường cao. $-)
Người mới chơi kh hay tò mo về câu thành ngữ là : "Khiếu Ô vô Bạc má" tức dùng mồi bẫy thường là dùng khiếu Mun bẫy đc Bạc má chứ ngc lại thì hỏng, nhiều người giải thích và suy luận nhiều cách khác nhau...vv và vv. Tuy nhiên trao đổi với nhiều cao niên bẫy chim họ đều trả lời thống nhất là: Dùng Bạc má làm mồi khó đánh đc khiếu kể cả bẫy Bạc má hay bẫy kh Mun vì khi ở trong rừng thiếu ánh sáng cộng với lồng bẫy phải cài lá dương sỉ nên đốm trắng 2 má của con khiếu mồi lúc ẩn lúc hiện lúc bắt ánh nắng lấp lánh sẽ trở nên rất đáng ngờ và trở thành đáng sợ, nguy hiểm với loài chim hoang dã nên chúng đề phòng cảnh giác mà k vào chiến với mồi nên rất ít sập bẫy là vì lí do đó =(( :ar!
Mọi lần upanh thật khó, hôm nay tự nhiên úp đc ảnh con khiếu Mặt Hổ Phù rất nhanh nên ngẫu hứng có bài viết này gửi các bác xem. Mà ảnh chưa nhìn thấy đâu cả nên e cũng chưa biết h/ả có ngon lành k nữa vì lỡ chụp ảnh để chế độ ít MB đến khi phát hiện ra thì muộn mất rồi vì đã thả e nó vào lồng. Nếu hình k đc như ý mong các bác đại xá. :-*
Và nếu bác nào phát hiện ở đâu có con kh Bạc má "móng tay" thì a lô nhắn cho e cái tin nhé
Ngoài ra bác nào có ảnh các loại khiếu e kể trên thì post cho ae xem nhé vì e k có đk chụp đc ảnh tụi nó vì nhiều lí do khác nhau.$-)@-)
Thank!!!:bz
Relate Threads