Hiện nay, giới chơi chim săn mồi (hay còn gọi Falconry) ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bộ môn này tại Việt Nam mới manh nha nhưng nhu cầu chơi là có thật.
Khi "thú cưng" là chim săn mồi
“Nghề chơi cũng lắm công phu”- câu nói này quả thật không ngoa khi nói đến giới chơi chim săn mồi. Người đam mê bộ môn này thường mất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Chim săn mồi có nhiều loại như: đại bàng, chim ưng, diều hâu, chim cắt, chim ó…thường được gọi với cái tên kiêu hãnh là “Chúa tể bầu trời”.
Các buổi gặp gỡ, giao lưu thường được tổ chức tại các bãi đất trống, công viên… diện tích lớn để tạo không gian sải cánh cho “Chúa tể”.
Người chơi bộ môn này đa phần có cá tính mạnh mẽ, kiên trì, sáng tạo và thích cảm giác chinh phục. Để thuần phục một chú chim, chẳng hạn như đại bàng, người chơi thường mất rất nhiều thời gian, có khi mất đến vài năm.
Chăm sóc cho chú chim Ưng sau bài biểu diễn.
Chuẩn bị mở chụp đầu để biểu diễn.
Anh Ngô Quốc Phong (quận Tân Bình) cho biết: “Từ nhỏ tôi đã có niềm đam mê loài chim này khi xem chúng trên ti vi. Hình ảnh những chú chim săn bay trên bầu trời đặc biệt gây ấn tượng mạnh với mình. Từ đó, tôi tìm hiểu và cũng mua vài con về chơi thử, học hỏi cách huấn luyện. Từ mối quan hệ chủ tớ ban đầu, qua thời gian huấn luyện, mình xem chúng như những người bạn khi chúng đọc hiểu những hiệu lệnh của mình…”
Dụng cụ cần thiết cho bộ môn này thường “ngốn” khá nhiều tiền của các tay chơi. Sơ lược có khoảng trên chục món đồ cho một tay chơi chuyên nghiệp, có thể kể đến như: Găng tay da 3 lớp, dây buộc chân, chụp móng vuốt, mồi giả, cân điện tử, còi, thiết bị định vị ...
Giá mỗi món cũng dao động trong khoảng vài trăm đến vài triệu đồng. Cần thiết nhất phải có một chiếc bao tay bằng da để bảo vệ tay không bị thương khi cho chim đậu và bộ dây buộc chân để giữ chúng trong tầm kiểm soát trước khi thả chúng bay tự do.
Trong việc nuôi dạy chim săn mồi đòi hỏi người chơi phải có kiến thức về giống loài đặc biệt này. Nếu không khéo, chim sẽ gây nguy hiểm cho chính chủ nhân của chúng. Để huấn luyện được một con chim biết săn mồi theo sự điều khiển của chủ thì không hề đơn giản.
Nếu là chim mới bẫy về thì cần tập cho chim quen người, đậu và ăn trên găng tay, sau đó tập cho chim bay qua tay ăn mồi theo hiệu lệnh còi, rồi đến giai đoạn tập săn mồi bằng mồi giả và mồi thật. Khi chim đã thuần thục thì tập thả tự do cho chim bay lượn và đi săn ngoài tự nhiên. Theo anh Phong, người chơi phải cho chim tiếp xúc nhiều môi trường khác nhau để tập tính dạn dĩ, không bị hoảng loạn.
Nhìn chung, Falconry vẫn còn mới lạ và chủ yếu phát triển theo hướng tự phát. Việc nuôi và huấn luyện chim săn mồi cần có phương án quản lý phù hợp để bảo vệ những loài chim quý hiếm trong tự nhiên, đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, hợp pháp cho những người có chung niềm đam mê huấn luyện chim săn mồi.
Bài biểu diễn bắt mồi giả:
Khi chiếc lua ( mẫu sốp có gắn thêm mồi dính với dây của mô- tơ) bắt đầu di chuyển thì chú chim cũng tung cánh…
Chiếc lua di chuyển với tốc độ hơn 30 km/giờ nhưng chú chim bắt tốc độ cũng không kém.
…một cú đớp ngoạn mục.
Bài biểu diễn bắt mồi thật:
Chim mồi được giấu trong máy bắn điều khiển từ xa. Khi chim mồi được tung lên cao, ngay lập tức, chú diều hâu cũng tung cánh…
…nhanh chóng tiếp cận con mồi bằng một cú liệng.
…cú chụp khá đẹp nhưng không được đánh giá cao do chim mồi đã chạm đất. Chim săn phải bắt mồi trên không thì mới đạt độ nhanh nhẹn tinh khôn.
Bài biểu diễn chuyền qua tay:
Vị trí xuất phát...
Chủ nhân đứng cách vị trí xuất phát của chú chim và ra hiệu lệnh...
...thời gian bay từ vị trí xuất phát đến tay của chủ nhân sẽ quyết định thành tích của chú chim.
Tác giả : Phạm Nguyễn - [email protected]
Nguồn : http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/...-choi-cung-lam-cong-phu-20151125081338412.htm
“Nghề chơi cũng lắm công phu”- câu nói này quả thật không ngoa khi nói đến giới chơi chim săn mồi. Người đam mê bộ môn này thường mất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Chim săn mồi có nhiều loại như: đại bàng, chim ưng, diều hâu, chim cắt, chim ó…thường được gọi với cái tên kiêu hãnh là “Chúa tể bầu trời”.
Các buổi gặp gỡ, giao lưu thường được tổ chức tại các bãi đất trống, công viên… diện tích lớn để tạo không gian sải cánh cho “Chúa tể”.
Người chơi bộ môn này đa phần có cá tính mạnh mẽ, kiên trì, sáng tạo và thích cảm giác chinh phục. Để thuần phục một chú chim, chẳng hạn như đại bàng, người chơi thường mất rất nhiều thời gian, có khi mất đến vài năm.
Chăm sóc cho chú chim Ưng sau bài biểu diễn.
Chuẩn bị mở chụp đầu để biểu diễn.
Anh Ngô Quốc Phong (quận Tân Bình) cho biết: “Từ nhỏ tôi đã có niềm đam mê loài chim này khi xem chúng trên ti vi. Hình ảnh những chú chim săn bay trên bầu trời đặc biệt gây ấn tượng mạnh với mình. Từ đó, tôi tìm hiểu và cũng mua vài con về chơi thử, học hỏi cách huấn luyện. Từ mối quan hệ chủ tớ ban đầu, qua thời gian huấn luyện, mình xem chúng như những người bạn khi chúng đọc hiểu những hiệu lệnh của mình…”
Dụng cụ cần thiết cho bộ môn này thường “ngốn” khá nhiều tiền của các tay chơi. Sơ lược có khoảng trên chục món đồ cho một tay chơi chuyên nghiệp, có thể kể đến như: Găng tay da 3 lớp, dây buộc chân, chụp móng vuốt, mồi giả, cân điện tử, còi, thiết bị định vị ...
Giá mỗi món cũng dao động trong khoảng vài trăm đến vài triệu đồng. Cần thiết nhất phải có một chiếc bao tay bằng da để bảo vệ tay không bị thương khi cho chim đậu và bộ dây buộc chân để giữ chúng trong tầm kiểm soát trước khi thả chúng bay tự do.
Trong việc nuôi dạy chim săn mồi đòi hỏi người chơi phải có kiến thức về giống loài đặc biệt này. Nếu không khéo, chim sẽ gây nguy hiểm cho chính chủ nhân của chúng. Để huấn luyện được một con chim biết săn mồi theo sự điều khiển của chủ thì không hề đơn giản.
Nếu là chim mới bẫy về thì cần tập cho chim quen người, đậu và ăn trên găng tay, sau đó tập cho chim bay qua tay ăn mồi theo hiệu lệnh còi, rồi đến giai đoạn tập săn mồi bằng mồi giả và mồi thật. Khi chim đã thuần thục thì tập thả tự do cho chim bay lượn và đi săn ngoài tự nhiên. Theo anh Phong, người chơi phải cho chim tiếp xúc nhiều môi trường khác nhau để tập tính dạn dĩ, không bị hoảng loạn.
Nhìn chung, Falconry vẫn còn mới lạ và chủ yếu phát triển theo hướng tự phát. Việc nuôi và huấn luyện chim săn mồi cần có phương án quản lý phù hợp để bảo vệ những loài chim quý hiếm trong tự nhiên, đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, hợp pháp cho những người có chung niềm đam mê huấn luyện chim săn mồi.
Bài biểu diễn bắt mồi giả:
Khi chiếc lua ( mẫu sốp có gắn thêm mồi dính với dây của mô- tơ) bắt đầu di chuyển thì chú chim cũng tung cánh…
Chiếc lua di chuyển với tốc độ hơn 30 km/giờ nhưng chú chim bắt tốc độ cũng không kém.
…một cú đớp ngoạn mục.
Bài biểu diễn bắt mồi thật:
Chim mồi được giấu trong máy bắn điều khiển từ xa. Khi chim mồi được tung lên cao, ngay lập tức, chú diều hâu cũng tung cánh…
…nhanh chóng tiếp cận con mồi bằng một cú liệng.
…cú chụp khá đẹp nhưng không được đánh giá cao do chim mồi đã chạm đất. Chim săn phải bắt mồi trên không thì mới đạt độ nhanh nhẹn tinh khôn.
Bài biểu diễn chuyền qua tay:
Vị trí xuất phát...
Chủ nhân đứng cách vị trí xuất phát của chú chim và ra hiệu lệnh...
...thời gian bay từ vị trí xuất phát đến tay của chủ nhân sẽ quyết định thành tích của chú chim.
Tác giả : Phạm Nguyễn - [email protected]
Nguồn : http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/...-choi-cung-lam-cong-phu-20151125081338412.htm
Chỉnh sửa lần cuối:
Relate Threads
Interested Threads