Hướng dẫn cách nuôi chim hồng tước (by Wikifarm)

wikifarm

Thành viên Mới
Tham gia
16 Tháng sáu 2023
Bài viết
12
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Chim Hồng tước (tên khoa học: CTERUS JAMACAII) xuất xứ từ đảo JAMAIQUE (vùng Trung Mỹ), sau đó được phân bố đến nhiều quốc gia trên thế giới và được nhiều người ưa chuộng chọn nuôi. Giọng hót của chim không hay nhưng do màu sắc tuyệt đẹp nên gây được cảm tình của nhiều người.

Do Hồng Tước chỉ sống ở rừng già, nơi có nhiều cây cao bóng cả, mà chúng lại sinh sống và làm tổ ở tầng cao chót vót của thân cây đại thụ nên bắt được nó quả là chuyện khó khăn.

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết về cách nuôi chim hồng tước với rất nhiều thông tin, bấm vào đường dẫn để đọc những thông tin đầy đủ và hữu ích hơn về loài chim này.

Thông tin về giống chim Hồng Tước

Họ: Pycnonotides

Xuất xứ: Đảo Trung Mỹ, sau đó được phân tán đi khắp nơi. Ở nước ta, Hồng Tước sống ở sát biên giới Trung Quốc như Cao Bằng, Lạng Sơn… miền Nam Hồng Tước phân bố các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, rừng miền Đông và các tuyến rừng cao nguyên Việt Nam.

Màu sắc: Hồng Tước có bộ lông màu rực rỡ ai nhìn cũng thích, thân đỏ, đầu đen xanh, hai cánh viền đen. Chim bay đến đau màu đỏ chim rực rỡ đến đó.

Chim trống: Hai màu. Phần đầu cổ lưng và cánh màu đen nhánh, đường nét sắc sảo, một phần trên của cánh và đuôi có màu đỏ rực. Màu sắc được bố trí thật hài hòa đã tạo cho Hồng Tước một vẻ đẹp hiếm có.

Chim mái: Có ba sác lông trên mình. Trán và hai bên má màu vàng đậm, bụng vàng tươi. Đỉnh đầu, khoang cổ lưng và thân màu dán cánh và màu xám. Phần đuôi điểm suốt màu đen.

Huỳnh Tước là vợ của Hồng Tước

Hình dáng

Hồng Tước có thân mình như Chích Chòe Than, mình thon nên trông có vẻ dài đòn hơn chút ít. Mình chim có hai sắc lông đen và đỏ điểm xuyết một cách hài hòa nên trông dễ bắt mắt:

Màu đen chiếm trọn phần đầu, cổ, lưng và một ít ở cánh, với đường nét phân định rõ rệt.

Màu đỏ chói thì chiếm trọn phần bụng hai bên hông, một phần ở cánh và đuôi.

Đó là chim trống.

Còn chim mái thì trên mình có đến ba sắc lông:

Màu vàng đóng ở trán và hai bên má, với trọn phần bụng.

Màu xám đóng ở đỉnh đầu, khoang cổ, lưng và một phần ở cánh.

Màu đen ở đuôi và một phần cánh.

Thức ăn và chăm sóc:

Sống ngoài thiên nhiên, Hồng Tước ăn sâu bọ, côn trùng, nhện, trứng kiến… Nhưng khi nuôi trong lồng thì ta tập cho ăn bột đậu phộng trộn trứng, sâu tươi (hoặc trứng kiến), cào cào.

Hồng Tước có cuộc sống thích nghi trên tầng cao của rừng, sống cách biệt với loài người nên chúng rất nhát. Nuôi Hồng tước ta phải phủ áo lồng cẩn thận để yên trong thời gian đầu, chừng nào chim dạn mới hé áo lồng ra. Khi chim dạn rồi lại tỏ ra dễ thuần hóa hơn các loài chim cảnh khác.

Hồng Tước ăn sâu bọ, côn trùng, chúng bay xớt mồi ngoài khoảng không như loài dơi.

Lúc đầu mới nuôi ta lập chim ăn trứng kiến, cào cào vài ngày sau tập chim ăn hột đậu phụng trộn trứng kiến. Chim ăn được bột ta giảm phần trứng kiến (ăn trứng kiến mau sung hơn ăn cào cào).

Chim ở lồng trung, HồngTước là loại chim nuôi hót, nuôi cảnh nên phải có lông đẹp để tương xứng với loại chim quý hiếm này.

Hồng Tước có giọng hót rền xa, siêng hót nhưng hót không hay bằng Thanh Tước Hồng Tước bắt đầu hót khi ta nuôi chim được thuần hóa.

Giống chim rừng này rất nhát, chim bổi nuôi khó sống, nếu người nuôi thiếu kinh nghiệm và không bền chí. Phải trùm kín áo lồng và treo lồng vào nơi thật sự yên tĩnh trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tuần, vì chim rất nhát người, hễ thấy bóng người lại gần là chim nhảy loạn xạ lên. Kinh nghiệm cho thấy, trong tuần đầu nên để cho chim ăn trứng kiến là món ăn thích khẩu nhất của chúng. Nếu không có trứng kiến thì thay sâu tươi. Sau đó, trộn ít bột đậu phộng trộn trứng vào trứng kiến để chim tập quen dần với thức ăn bột… Và ngay sau khi chim đã thuần, trứng kiến vẫn là món ăn cần cho chúng. Có được ăn nhiều trứng kiến chúng mới sung sức và hót nhiều.

Chim Hồng Tước tuy nhát người, nhưng lại quá hung dữ với đồng loại của nó. Chim bổi mà nhốt chung lồng thì thế nào cũng cắn nhau chí tử, vì vậy, ngay từ khi mới bắt về ta phải nuôi riêng.

Và vì quá nhát nên việc thuần dưỡng chim Hồng Tước lâu ngày hơn những giống chim khác. Chỉ khi nào chim thực sự quen hẳn với môi trường sống chật hẹp thì chúng mới chịu cất tiếng hót. Giống chim cảnh này chỉ hót nhiều vào buổi sáng sớm, trong ngày hót rất ít. Đây cũng là lý do khiến nhiều người nản chí, do đó mới ít nuôi.

Sự sinh sản

Chúng sinh sản vào mùa hè, làm tổ chót ngoài cành cây (bắt được chim con cũng là điều vất vả nói chi đến chim lớn).

Làm tổ hằng rễ cây và thân cây khô, ngụy trang bằng rêu xanh. Chúng hảo vệ tổ rất kỹ, bất cứ loài chim nào khi bay vào nơi nó làm tổ cũng phải hay ra túi hụi. Chúng ta không rõ các loài chim khác sợ màu sắc của hồng tước hay vì nể nang Hồng Tước đang có con mà chịu thua vì Hồng Tước là loại chim nhỏ con.

Chim đẻ lứa đầu 2- 3 trứng, ấp 14-15 ngày nở, nuôi con 45 ngày chim chập chửng chuyền cành, đến 4 tháng rưỡi chim trưởng thành thay lông (trong 3 con có 2 con trông, chim nào cùng vậy). Loại chim này xuất hiện tại thành phố vào năm 1992 đến nay.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads
Bên trên