HƯỚNG DẪN AE CHỌN CHIM MI MỘC VÀ THUẦN DƯỠNG CHIM MỘC
- Nhiều AE nói chơi Hoạ mi thuần rất khó, nhưng xin thưa với AE khó với người mới, còn người đã có tí kinh nghiệm rồi thì…muỗi. AE cứ đọc kĩ và áp dụng những gì mình chia sẻ thì sẽ thấy đơn giản thôi, chỉ vài tháng là chim sẽ thuần.
+ Chọn chim: Khi AE ra tiệm chim, nếu muốn chim nhanh thuần thì chọn con hay đứng nép phía sau, không nhảy linh tinh, nếu thỉnh thoảng nhảy thì nhảy khéo chứ không đâm đầu còn những con hay nhảy ngang kiểu như sàng cầu thì loại đó rất lâu thuần. Chọn chim chân ngắn, đứng dấu gối (không hở kheo chân), loại đó thì nhanh đứng và thuần, còn những loại chân dài bộ ngũ trường, đứng hở gối thì lâu thuần lắm. Nếu AE chơi chim hót thì nên chọn con nào mỏ kênh, mỏ mỏng và thẳng, mặt, mỏ sáng màu. Loại đó thì sẽ hay hót. Hoặc con nào mau mồm, nghe mái xuỳ mà nó đáp lại ngay là loại mau mồm. Chọn con nào bộ mắt đầy, lồi thì nó căng, còn mắt lép thì là điện đang kém. Chim chơi hót thì chọn con nào hoạ dài, đuôi hơi cụp thì về sau hót sẽ tốt, còn mấy con hoạ ngắn, cộc thì hay nóng tính, hót cộc lốc=>> tính tình thô lỗ, cục cằn. Hi.
Trong số chim ở tiệm thì cũng có con này con nọ, con già con non, thường thì chim non lành ít nhảy, còn chim già rừng thì nhìn thấy người nhảy như điên nhưng cũng tuỳ con, có con nhảy khôn, con nép…
Chọn được chim già rừng thì chơi sẽ hay hơn, tuy thuần có lâu hơn 1 chút nhưng khi đã thành công rồi thì sẽ thấy xứng đáng vì chim già rừng khi căng thì điện đóm ổn định, hót theo ý muốn của mình, treo ra là hót. Còn mấy anh bánh tẻ thì chơi chán, nhiều hôm hứng lên thì hót cả ngày, hôm thì không. Khách đến chơi muốn nó hót thì nó lại câm như hến và thường thì chim non hót không hay, ít giọng, giọng lặp đi lặp lại. Tuy nhiên không phải tất cả chim non đều như vậy, vẫn có chim non hót hay nhưng tỉ lệ đó thì ít. Chim già rừng cũng vậy, những con chim chiến thường hót không hay, bọn đó giọng to, cộc lốc, chỉ thích quát tháo chứ không thể nào hót hay như ca sĩ được.
Mà AE thích chơi loại già rừng thì cũng đừng nên cầu toàn quá nhé vì chim già rừng rất dễ bị sinh tật nhảy vắt, tỉ lệ 95% chim già rừng bị lỗi đó khi hoảng nhé, không sao đâu, kệ nó đi miễn khi nó hót nó không nhảy thì ok.
Ngoài ra, nhiều lí do tế nhị nên mình không thể hướng dẫn AE chi tiết hơn, AE thông cảm.
+ Thuần chim: đơn giản thôi. Nếu có thể thì tìm mua cái lồng chuyên trị chim mộc như trong ảnh của mình, loại này nan lồng mau chim sẽ không bị toét đầu.
Vì mộc nên rất nhát nên khi mua về AE cho cám nước đầy đủ, trong tuần đầu tiên thì đậy kín áo lồng 95%, chỉ để 1 chút cho ánh sáng lọt vào thôi. Nhớ để nơi thật yên tĩnh cốt là để chim nó quen lồng, nó đỡ nhảy hoảng, tránh đụng chạm trong tuần đầu tiên.
Sang tuần thứ 2 AE có vẫn mở áo lồng 95% thôi nhưng đưa chim lại gần chỗ người sinh hoat, ví dụ như phòng khách, bếp, kể cả phòng ngủ (dân tộc chuyên để như vậy, phòng của họ vừa là phòng khách vừa là phòng ngủ, người tiếp xúc nhiều nên chim nhanh dạn người) Nên để chim xuống đất, tầm thấp dưới đầu người và đừng quá sát với vị trí người đi lại.
Sang tuần thứ 3 AE có thể mở hé rộng hơn khoảng 75%, tuỳ từng con chim để điều chỉnh, nếu mở như vậy chim ít nhảy hoặc không nhảy thì cứ để vậy, còn nếu chim vẫn nhảy nhiêu quá thì lại đậy nhỏ lại chút.
Các tuần sau thì tuỳ thái độ của chim mà chủ chim điều chỉnh độ rộng của áo lồng. Nhớ là khi đặt hay treo chim thì nên đứng ra xa theo dõi tầm 3 phút, nếu chim không nhảy loạn thì ok, còn chim vẫn nhảy thì đậy lại.
Chim bị tật hay không là do chủ chim chăm ẩu trong tháng đầu này đó, nuôi cẩn thận để chim quen bước nhảy trong lồng thì sau này sẽ không bị nữa.
Để thuần mộc thì tốt nhất là AE nên kết hợp nuôi mái thuần, để mái ở gần, rich rich thì chim đực nhanh căng và nhanh thuần gấp 2 lần so với không nuôi mái.
Chế độ cho ăn thì AE cứ cho cám gà con hoặc cám Ba Vì mà ăn, kèm theo nhiều mồi tươi. Nên nuôi chim đói nếu có điều kiện, tính toán lượng thức ăn làm sao để sáng hôm sao cóng cám hết sạch, để chim đói đến tầm 8 9 h thì ra cho ăn mồi. Khi chim ăn mồi thì phải ngồi lại nhìn chim ra ăn, chứ vứt mấy con mồi vào rồi quay đít bỏ đi thì không tác dụng mấy, cốt đứng lại nhìn là để cho chim quen mặt và biết ai là chủ nó. Buổi chiều thì phải cho ăn cám, chú ý tính toán lượng cám vừa phải. Với AE không có điều kiện thời gian thì……lâu hơn thôi.
Tắm rửa thì hạn chế tắm, không cần tắm nhiều đâu, mùi quá không chịu được thì dọn phân thôi. Khi nào lành lành rồi thì 2 đến 3 ngày mới cho tắm 1 lần, đừng tốn quá nhiêu thời gian vào chim cò, cũng như chiều chuộng nó quá.
- Lợi ích khi có mái: giúp chim nhanh thuần hơn, chim hót nhiều hơn, khi ra chiến trường nếu có thua thì khi về nhà có E mái nó vỗ về động viên tí thì lại căng ngay.
Chơi hoạ mi muốn hót nhiều thì nên nuôi 2 đực 1 mái, để 2 anh tranh nhau tán 1 chị thì sẽ hót nhiều, còn nếu 2 đực rựa hay 1 đực ở nhà thì chán phèo, không buồn chuyện trò. Cái này AE tự suy ngẫm từ cuộc sống con người mà ra. Mà đừng có lạm dụng mái, đực và mái chỉ nên để tò mò nhau thôi chứ hạn chế cho nhìn thấy nhau, như kiểu đang yêu qua điện thoại ấy, chưa từng gặp nhau thì tốt nhất.
AE chú ý, chim đực trong nhà thì tuyệt đối không bao giờ được nhìn thấy nhau. Bản năng của Hoạ mi là sống theo thung, lãnh thổ, con nào trên phân thì ở lại, con nào kém thì phải bỏ đi vùng khác không giống như khuyên hay chào mào, loại đó sống theo đàn.
- Khi chim được được tầm 5 – 6 tháng rồi, tương đối thuần rồi, mở áo lồng treo lên là hót ngay thì AE có thể tập cho chim đi giàn dần là vừa. Những lần đầu chỉ cho nghe thôi, đem đến giàn, treo ra xa, đậy kín lại cho nghe. Nếu thấy nó hót đấu lại cũng kệ nó đừng nghe kích bác này nọ mà cho chim vào hỏng chim.
Sau vài lần như vậy, thấy chim ổn và quen hót đấu tự tin thì bắt đầu hé dần áo lồng ra cho chim nhìn thấy các Anh chị của nó đấu trên giàn, nếu nó tự tin hót đấu lại cũng kệ nó. Sau vài lần như vậy thì chính thức đưa vào giàn. Vì là chim mộc, tuổi lồng kém hơn nên khi đưa vào AE nên chú ý quan sát vì thường thì chim mộc, tuổi kém những lần đầu đấu không được lâu, không theo được chim già nên AE chỉ nên cho đấu tầm 10 đến 15 phút rồi cho nghỉ. Sau vài lần thì mới cho tẹt tèn ten. AE nên xem cả bài viết hôm qua của mình để kết hợp việc tập cho chim làm quen với xe cộ, đường phố.
- Đơn giản chỉ vậy thôi, nhưng trên đây chỉ là lí thuyết tỉ lệ đúng chỉ khoảng 80%, còn đâu đều có ngoại lệ con tính cách này nọ. Tuỳ từng con mà AE nên nuôi sao hợp lý. Rất nhiều con chim hay nhưng chủ chim đã vô tình làm hỏng, phí chim hoặc do AE kích bác này nọ mà làm hỏng. AE chơi nên giữ gìn, vì chim là của mình chứ không phải của người ta.
Ngoài ra cũng nói thêm đến chuyện hợp chủ, hợp vía. Có đấy nhé AE. Bản thân mình thôi, đi mua chim hỏi chủ chim là chim có thuần không, chủ bảo không nhưng mình lại cầm và khiến cho chim hót trên tay, thậm chí hót hay hơn. AE hãy cứ suy luận từ trẻ con hay các loài vật khác, trẻ nó cũng gần tuỳ người, có người nó nhìn thấy là sợ rồi.
Muốn chơi chim tốt thì AE nên hạn chế mức thấp nhất việc sát sinh, đặc biệt là gia cầm.
- Có AE hỏi lại việc cắt móng: mình xin trả lời là phút mốt thôi. Tầm 5h chiều sau khi chim ăn no rồi AE lùa chim vào cái hộc vận chuyển ấy, đậy kín lại để đến tầm 8h tối thì đem ra phòng kín, tắt hết điện đi, dùng đèn pin hoặc đèn điện thoại chiếu sáng thôi, tò tay vào và bắt ra cắt móng hoặc nhổ lông đuôi, bôi thuốc…Khi cắt móng đừng cắt sát quá mà cắt vào tuỷ, nhổ lông đuôi thì nhổ dứt khoát. Mục đích của việc tắt đèn là để con chim nó không biết là ai bắt nó thì mai gặp lại nó sẽ không sợ, và lùa vào hộc nhỏ là để dễ bắt hơn, còn AE để ở lồng thì sẽ mất một lúc mới bắt được chim, lúc đó sẽ làm chim bị hoảng, từ sau gặp mặt chủ là sợ.
=====================
Thế thôi nhé, tạm thời chỉ nghĩ được đến đây thôi, nếu có câu hỏi nào AE cứ hỏi, nếu mình biết thì mình sẽ chia sẻ thôi mục đích là giúp AE đỡ mất tiền học phí và AE có mua chim của mình hay của ai đó đi nữa thì có tí kiến thức để nuôi và chăm chim cho tốt.
Cảm ơn AE đã đọc bài. Nếu thấy hay thì xin 1 like và chia sẻ để người khác biết. AE copy thì ghi rõ nguồn Hoamisontay.
Sơn Tây, 21h00 ngày 14 tháng 11 năm 2017
Thân Ái.
Hoamisontay.
- Nhiều AE nói chơi Hoạ mi thuần rất khó, nhưng xin thưa với AE khó với người mới, còn người đã có tí kinh nghiệm rồi thì…muỗi. AE cứ đọc kĩ và áp dụng những gì mình chia sẻ thì sẽ thấy đơn giản thôi, chỉ vài tháng là chim sẽ thuần.
+ Chọn chim: Khi AE ra tiệm chim, nếu muốn chim nhanh thuần thì chọn con hay đứng nép phía sau, không nhảy linh tinh, nếu thỉnh thoảng nhảy thì nhảy khéo chứ không đâm đầu còn những con hay nhảy ngang kiểu như sàng cầu thì loại đó rất lâu thuần. Chọn chim chân ngắn, đứng dấu gối (không hở kheo chân), loại đó thì nhanh đứng và thuần, còn những loại chân dài bộ ngũ trường, đứng hở gối thì lâu thuần lắm. Nếu AE chơi chim hót thì nên chọn con nào mỏ kênh, mỏ mỏng và thẳng, mặt, mỏ sáng màu. Loại đó thì sẽ hay hót. Hoặc con nào mau mồm, nghe mái xuỳ mà nó đáp lại ngay là loại mau mồm. Chọn con nào bộ mắt đầy, lồi thì nó căng, còn mắt lép thì là điện đang kém. Chim chơi hót thì chọn con nào hoạ dài, đuôi hơi cụp thì về sau hót sẽ tốt, còn mấy con hoạ ngắn, cộc thì hay nóng tính, hót cộc lốc=>> tính tình thô lỗ, cục cằn. Hi.
Trong số chim ở tiệm thì cũng có con này con nọ, con già con non, thường thì chim non lành ít nhảy, còn chim già rừng thì nhìn thấy người nhảy như điên nhưng cũng tuỳ con, có con nhảy khôn, con nép…
Chọn được chim già rừng thì chơi sẽ hay hơn, tuy thuần có lâu hơn 1 chút nhưng khi đã thành công rồi thì sẽ thấy xứng đáng vì chim già rừng khi căng thì điện đóm ổn định, hót theo ý muốn của mình, treo ra là hót. Còn mấy anh bánh tẻ thì chơi chán, nhiều hôm hứng lên thì hót cả ngày, hôm thì không. Khách đến chơi muốn nó hót thì nó lại câm như hến và thường thì chim non hót không hay, ít giọng, giọng lặp đi lặp lại. Tuy nhiên không phải tất cả chim non đều như vậy, vẫn có chim non hót hay nhưng tỉ lệ đó thì ít. Chim già rừng cũng vậy, những con chim chiến thường hót không hay, bọn đó giọng to, cộc lốc, chỉ thích quát tháo chứ không thể nào hót hay như ca sĩ được.
Mà AE thích chơi loại già rừng thì cũng đừng nên cầu toàn quá nhé vì chim già rừng rất dễ bị sinh tật nhảy vắt, tỉ lệ 95% chim già rừng bị lỗi đó khi hoảng nhé, không sao đâu, kệ nó đi miễn khi nó hót nó không nhảy thì ok.
Ngoài ra, nhiều lí do tế nhị nên mình không thể hướng dẫn AE chi tiết hơn, AE thông cảm.
+ Thuần chim: đơn giản thôi. Nếu có thể thì tìm mua cái lồng chuyên trị chim mộc như trong ảnh của mình, loại này nan lồng mau chim sẽ không bị toét đầu.
Vì mộc nên rất nhát nên khi mua về AE cho cám nước đầy đủ, trong tuần đầu tiên thì đậy kín áo lồng 95%, chỉ để 1 chút cho ánh sáng lọt vào thôi. Nhớ để nơi thật yên tĩnh cốt là để chim nó quen lồng, nó đỡ nhảy hoảng, tránh đụng chạm trong tuần đầu tiên.
Sang tuần thứ 2 AE có vẫn mở áo lồng 95% thôi nhưng đưa chim lại gần chỗ người sinh hoat, ví dụ như phòng khách, bếp, kể cả phòng ngủ (dân tộc chuyên để như vậy, phòng của họ vừa là phòng khách vừa là phòng ngủ, người tiếp xúc nhiều nên chim nhanh dạn người) Nên để chim xuống đất, tầm thấp dưới đầu người và đừng quá sát với vị trí người đi lại.
Sang tuần thứ 3 AE có thể mở hé rộng hơn khoảng 75%, tuỳ từng con chim để điều chỉnh, nếu mở như vậy chim ít nhảy hoặc không nhảy thì cứ để vậy, còn nếu chim vẫn nhảy nhiêu quá thì lại đậy nhỏ lại chút.
Các tuần sau thì tuỳ thái độ của chim mà chủ chim điều chỉnh độ rộng của áo lồng. Nhớ là khi đặt hay treo chim thì nên đứng ra xa theo dõi tầm 3 phút, nếu chim không nhảy loạn thì ok, còn chim vẫn nhảy thì đậy lại.
Chim bị tật hay không là do chủ chim chăm ẩu trong tháng đầu này đó, nuôi cẩn thận để chim quen bước nhảy trong lồng thì sau này sẽ không bị nữa.
Để thuần mộc thì tốt nhất là AE nên kết hợp nuôi mái thuần, để mái ở gần, rich rich thì chim đực nhanh căng và nhanh thuần gấp 2 lần so với không nuôi mái.
Chế độ cho ăn thì AE cứ cho cám gà con hoặc cám Ba Vì mà ăn, kèm theo nhiều mồi tươi. Nên nuôi chim đói nếu có điều kiện, tính toán lượng thức ăn làm sao để sáng hôm sao cóng cám hết sạch, để chim đói đến tầm 8 9 h thì ra cho ăn mồi. Khi chim ăn mồi thì phải ngồi lại nhìn chim ra ăn, chứ vứt mấy con mồi vào rồi quay đít bỏ đi thì không tác dụng mấy, cốt đứng lại nhìn là để cho chim quen mặt và biết ai là chủ nó. Buổi chiều thì phải cho ăn cám, chú ý tính toán lượng cám vừa phải. Với AE không có điều kiện thời gian thì……lâu hơn thôi.
Tắm rửa thì hạn chế tắm, không cần tắm nhiều đâu, mùi quá không chịu được thì dọn phân thôi. Khi nào lành lành rồi thì 2 đến 3 ngày mới cho tắm 1 lần, đừng tốn quá nhiêu thời gian vào chim cò, cũng như chiều chuộng nó quá.
- Lợi ích khi có mái: giúp chim nhanh thuần hơn, chim hót nhiều hơn, khi ra chiến trường nếu có thua thì khi về nhà có E mái nó vỗ về động viên tí thì lại căng ngay.
Chơi hoạ mi muốn hót nhiều thì nên nuôi 2 đực 1 mái, để 2 anh tranh nhau tán 1 chị thì sẽ hót nhiều, còn nếu 2 đực rựa hay 1 đực ở nhà thì chán phèo, không buồn chuyện trò. Cái này AE tự suy ngẫm từ cuộc sống con người mà ra. Mà đừng có lạm dụng mái, đực và mái chỉ nên để tò mò nhau thôi chứ hạn chế cho nhìn thấy nhau, như kiểu đang yêu qua điện thoại ấy, chưa từng gặp nhau thì tốt nhất.
AE chú ý, chim đực trong nhà thì tuyệt đối không bao giờ được nhìn thấy nhau. Bản năng của Hoạ mi là sống theo thung, lãnh thổ, con nào trên phân thì ở lại, con nào kém thì phải bỏ đi vùng khác không giống như khuyên hay chào mào, loại đó sống theo đàn.
- Khi chim được được tầm 5 – 6 tháng rồi, tương đối thuần rồi, mở áo lồng treo lên là hót ngay thì AE có thể tập cho chim đi giàn dần là vừa. Những lần đầu chỉ cho nghe thôi, đem đến giàn, treo ra xa, đậy kín lại cho nghe. Nếu thấy nó hót đấu lại cũng kệ nó đừng nghe kích bác này nọ mà cho chim vào hỏng chim.
Sau vài lần như vậy, thấy chim ổn và quen hót đấu tự tin thì bắt đầu hé dần áo lồng ra cho chim nhìn thấy các Anh chị của nó đấu trên giàn, nếu nó tự tin hót đấu lại cũng kệ nó. Sau vài lần như vậy thì chính thức đưa vào giàn. Vì là chim mộc, tuổi lồng kém hơn nên khi đưa vào AE nên chú ý quan sát vì thường thì chim mộc, tuổi kém những lần đầu đấu không được lâu, không theo được chim già nên AE chỉ nên cho đấu tầm 10 đến 15 phút rồi cho nghỉ. Sau vài lần thì mới cho tẹt tèn ten. AE nên xem cả bài viết hôm qua của mình để kết hợp việc tập cho chim làm quen với xe cộ, đường phố.
- Đơn giản chỉ vậy thôi, nhưng trên đây chỉ là lí thuyết tỉ lệ đúng chỉ khoảng 80%, còn đâu đều có ngoại lệ con tính cách này nọ. Tuỳ từng con mà AE nên nuôi sao hợp lý. Rất nhiều con chim hay nhưng chủ chim đã vô tình làm hỏng, phí chim hoặc do AE kích bác này nọ mà làm hỏng. AE chơi nên giữ gìn, vì chim là của mình chứ không phải của người ta.
Ngoài ra cũng nói thêm đến chuyện hợp chủ, hợp vía. Có đấy nhé AE. Bản thân mình thôi, đi mua chim hỏi chủ chim là chim có thuần không, chủ bảo không nhưng mình lại cầm và khiến cho chim hót trên tay, thậm chí hót hay hơn. AE hãy cứ suy luận từ trẻ con hay các loài vật khác, trẻ nó cũng gần tuỳ người, có người nó nhìn thấy là sợ rồi.
Muốn chơi chim tốt thì AE nên hạn chế mức thấp nhất việc sát sinh, đặc biệt là gia cầm.
- Có AE hỏi lại việc cắt móng: mình xin trả lời là phút mốt thôi. Tầm 5h chiều sau khi chim ăn no rồi AE lùa chim vào cái hộc vận chuyển ấy, đậy kín lại để đến tầm 8h tối thì đem ra phòng kín, tắt hết điện đi, dùng đèn pin hoặc đèn điện thoại chiếu sáng thôi, tò tay vào và bắt ra cắt móng hoặc nhổ lông đuôi, bôi thuốc…Khi cắt móng đừng cắt sát quá mà cắt vào tuỷ, nhổ lông đuôi thì nhổ dứt khoát. Mục đích của việc tắt đèn là để con chim nó không biết là ai bắt nó thì mai gặp lại nó sẽ không sợ, và lùa vào hộc nhỏ là để dễ bắt hơn, còn AE để ở lồng thì sẽ mất một lúc mới bắt được chim, lúc đó sẽ làm chim bị hoảng, từ sau gặp mặt chủ là sợ.
=====================
Thế thôi nhé, tạm thời chỉ nghĩ được đến đây thôi, nếu có câu hỏi nào AE cứ hỏi, nếu mình biết thì mình sẽ chia sẻ thôi mục đích là giúp AE đỡ mất tiền học phí và AE có mua chim của mình hay của ai đó đi nữa thì có tí kiến thức để nuôi và chăm chim cho tốt.
Cảm ơn AE đã đọc bài. Nếu thấy hay thì xin 1 like và chia sẻ để người khác biết. AE copy thì ghi rõ nguồn Hoamisontay.
Sơn Tây, 21h00 ngày 14 tháng 11 năm 2017
Thân Ái.
Hoamisontay.
Relate Threads
mi mộc
bởi phamvansang,
Latest Threads
mi mộc
bởi phamvansang,