Huấn luyện bổi già thành mồi theo phong cách hiện đại

B

bachhac

Guest
Đây là phương pháp huấn luyện một con mồi cây tuyệt vời nhất mà tôi được biết vì bạn chỉ tốn có một khoảng thời gian rất ngắn một tháng hoặc hai tháng là bạn có thể sở hữu trong tay một con mồi rồi, nó vẫn còn tung bành bạch, lông thì rụng tơi tả, ở nhà không gáy một tiếng, thấy người lạ thì tung bay lông búa xua, ai cũng cho là chim bổi, có nhìn tướng cũng không dám đoán nó hay - dở ra sao vì lông cườm lông quy rụng gần hết vậy mà khi ra đồng lại gáy gù như điện, thế có lạ không!

Cách nầy hay đây nhưng tôi chưa thử nghiệm được vì không có đủ thời gian và sự kiên nhẫn để mà tập luyện, nếu bạn là người nhàn rỗi hảy thử xem sao nhé!

Người xưa có câu: Nhất lý - nhì lì, chủ nhân của những chú chim tung bành bạch tâm sự với tôi rằng: tuy gặp em lần đầu nhưng anh cảm thấy rất mến em cho nên anh mới đem cái điều tâm huyết của mình kể cho em nghe “lúc trước anh là người chơi chim chào mào anh lựa con nào, chọn con nào, bán cho ai sau này đều nổi tiếng cả sau này anh chuyển sang chơi chim cu vì thấy nó hay và đả hơn nên không còn nuôi chào mào nữa.

Lúc đầu vì không có tiền mua mồi nên anh xin một con bổi hay của ông bạn đi bẫy ở rừng đem về nuôi và anh đã huấn luyện nó theo cái câu "nhất lý -nhì lì" không ngờ anh đã thành công, sự thật đã mỉm cười với anh ...” theo thâm tâm mình nghĩ thì anh còn thành công hơn nữa vì anh có một trái tim nhân hậu, cái tâm, cái đạo của một người đam mê tiếng cù cú cu cu cần phải có.
Tại sao anh lại huấn luyện nó theo phương pháp: Nhất lý -nhì lì?

thứ nhất là cái lý: Cái đạo lý sống ở đời, cái lý mà không một ai dám phản bác, nó bất di bất dịch, ví dụ: Một con mồi hay thì ai cũng công nhận nó hay vì nó gáy gù hay quá, nghe đã quá, bắt bổi nhanh quá, đấu với con mồi nào hay con bổi nào nó cũng dành phần thắng… đó là cái lý lẻ nói về một con chim hay.

thứ hai là lì: dù là con bổi mới bắt về rất hay ngoài rừng nhưng ta phải xem qua tướng tá mới chọn nuôi vì chỉ có tướng của con mồi sau này mới thành con mồi mà thôi, người chủ huấn luyện phải thật lì và con bổi cũng thật lì, nghe qua cũng buồn cười thật nhưng vẫn thành công và đây là các giai đoạn huấn luyện: Mình nói trước bạn phải thật sự là người nhàn rỗi và kiên nhẫn nghen!

- Giai đoạn một: Ngày nào ta cũng mang cu bổi đi ra đồng hay đi rừng nhớ là đi bộ thôi nghen, khi ta đi rẫy, đi ruộng ta đều mang nó theo, máng nó lên một cây nào đó sao cho nó nghe bổi gáy, thấy bổi bay qua, bay lại .... ta chỉ treo nó một chổ nhớ nghen, ngày đầu ngày thứ hai nó sẽ gáy một hoặc hai tiếng nhưng nhỏ thôi, khi nào ta nghe nó gáy lớn tiếng ta lập tức sang lụp ngay nó tung, nó giẫy, rụng lông kệ nó.
Ta đem nó treo ngay cái cội của con bổi trận nhất, dữ nhất (nên nhớ ta ngụy trang lá thật kỹ để con bổi trận không thể đá được con bổi của mình), ngày nào cũng vậy sáng đến trưa ta mang nó về, chiều ta đi tiếp cũng treo đúng một chổ, khi nào nó dám đấu với con bổi, dám gù với con bổi trận ấy là nó đã nổi rồi (ở đây nó chỉ dám gáy gù ở ngoài đồng thôi chứ mang về nhà thì im như thóc và còn tung nữa chứ), khi nào mà nó bắt được con bổi ấy là coi như bạn đã thành công hơn một nữa rồi, đây là chiêu lì đó nghen!

- Giai đoạn hai: ta mang nó sang con bổi trận khác, có giọng gáy khác cũng cho đấu liên tục đến khi nào bắt được con bổi đó thì mang sang con gáy giọng khác nữa, ta để ý xem nó có sợ giọng gáy nào hay không? thường thì có con sợ giọng sấm đồng, có con sợ giọng sấm thổ ... sợ giọng nào ta cứ mang nó đấu với con gáy giọng đó, nếu nó bể luôn coi như ta thất bại còn nếu nó hết sợ, bắt được con đó thì sau nầy nó sẽ trở thành một con mồi thiện chiến.

- Giai đoạn ba: huấn luyện đi xe và đi xa (xem bài “kỹ thuật huấn luyện mồi cây”)
Thuở đời nay con mồi mà gặp người lạ cứ tung bành bạch mới lạ chứ, mặc dù đã bắt gần 40 con bổi mà vẫn chưa thay lông rừng khi mình đến nhà thì cho nó là bổi đó bạn ... lầm một cái quá to. Chúc các bạn, những ai có lòng trì chí kiên tâm sẽ thành công như ông anh mà tình cờ mình quen được.

Nguồn: Arowana.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Huấn luyện bổi già thành mồi theo phong cách hiện đại

Cách huấn luyện mồi của bác cũng hay tôi cũng thường luyên môi như vậy nhưng chỉ khác là khi bẫy được chim về chọn con nào có khả năng lên mồi được thì ta bắt đầu cho nó vào lổng nhỏ đi đâu quanh hàng xóm hoặc đi chợ cũng mang nó theo kể cả đi xe đạp, xe máy đến khi nào nó giám gáy giáp chim giám gù thì cho qua lồng bẫy và đi bẫy. Vì khi đó đã quen xe đạp, xe máy và cả đi bộ nên ra rừng treo lên nếu khu đó có bổi thì lâu nhất khoảng 1h30ph là em nó mở miệng. Mình đã thành công 3 mồi như vậy. Thân!
 
Ðề: Huấn luyện bổi già thành mồi theo phong cách hiện đại

cách huấn luyện này thật hay để khi nào mình kiếm em cu rồi thử áp dụng xem sao
cám ơn mod nhé
 
Ðề: Huấn luyện bổi già thành mồi theo phong cách hiện đại

có hiệu quả ko vậy bác ơi
 
Ðề: Huấn luyện bổi già thành mồi theo phong cách hiện đại

Cu đúng là món Khoái khẩu của tôi đó bạn ạ.........up.........up...cho lên đầu
 
Ðề: Huấn luyện bổi già thành mồi theo phong cách hiện đại

Đúng như bác chủ top đã nói trước là ai phải có thời gian thật rảnh thì mới áp chiêu này được. Vì thời gian để 1 con bổi có thể mở mỏ đấu lại con bổi rừng không phải một sớm một chiều. Mà đã là con được chọn để luyện làm mồi thường là con bổi dữ , càng dữ bao nhiêu thì càng khó thuần bấy nhiêu. Nuôi bổi hay có những trường hợp 2-3 mùa mới mở mỏ . Còn thuần kiểu ép thế này theo tôi hơi khó , nếu bạn nào đã có tình cảm với con chim Gáy thì có thể cho em nó vào lồng bẫy đi cùng các anh các chú đi bẫy chim . Hàng ngày thì đi đâu tha đó , kiểu như đem chim đi dợt . Cu gáy thì em chưa nghe nói trường hợp chết đột tử chứ chòe than và họa mi thì em nghe nhiều rồi . Con chim nó đã gan lì gặp người chủ lỳ hơn thì đương nhiên nó sẽ chùn lại . Nhưng cũng có thể sảy ra trường hợp nó sợ quá mất ăn mất ngủ Street nặng rồi Trở về cát bụi . Còn có trường hợp có thể sảy ra nếu người chơi ko đủ độ lỳ va tình cảm với con chim thì biết đâu có ngày vác chim đi rừng treo lên . Treo hoài treo mãi chưa thấy nó đấu 1 tháng 2 tháng - nửa năm ko thấy nó kêu câu nào . Mà trời thì nắng gần đó lại có quán bia cỏ mà mồi thì hok có .... liệu có tặc lưỡi nhờ vỉ than cùng ít hành dăm của chủ quán ko nhỉ . Nói vui vậy thôi mong rắng anh em tự học hỏi và tìm ra cho mình một cách thức hợp lý nhất . Nuôi cu gáy ko giống như những loài chim khác , no mang âm hưởng đồng quê nhẹ nhàng êm ái - đằm thắm tình quê . Và người chơi nó cũng phải luyện được nhiều đức tính phẩm chất tốt thì mới đáng để chơi con chim Gáy .
 
Bên trên