Hòn non bộ và ý nghĩa phong thủy giúp cho gia chủ

thanhjoyce

http://tieucanhdep.com
Tham gia
14 Tháng mười hai 2015
Bài viết
3
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Tuổi
26
tieu-canh-non-bo26.jpg

Chậu phong thủy luân là sự kết hợp hài hòa giữa cây cối, thác nước và cảnh vật, tạo nên một bức tranh phong thủy đẹp, mang hàm nghĩa cát tường.

tieu-canh-non-bo25.jpg

Suối nước chảy róc rách tạo cho không gian thêm sinh động. Đó là về mặt trực quan. Còn về phong thuỷ thì nước tượng trưng cho tài lộc. Dòng nước chảy sẽ kích hoạt khí lưu thông giải tỏa những bế tắc trong cuộc sống.

phong thủy của hòn non bộ :
tieu-canh-non-bo23.jpg
Chậu phong thủy vừa mang ý nghĩa về phong thủy và đồng thời là vật trang trí mang tính nghệ thuật cao. Nó sẽ đem lại tinh thần sảng khóai, tạo nhiều năng lượng cho con người xung quanh, tạo hưng phấn làm việc và nếu được đặt tại vị trí tài vận trong phòng thì nó sẽ kích hoạt luồng khí đó và đem lại nhiều lợi cát cho gia chủ.

tieu-canh-non-bo24.jpg
Vị trí thường được dùng để đặt tiểu cảnh và non bộ là gầm cầu thang. Đây được xem là nơi lý tưởng để bố trí không gian xanh, hồ cá cảnh, vườn… Nhưng nhìn từ phương diện phong thủy thì đó chưa hẳn là vị trí tốt. Vì vậy, để tiểu cảnh và hòn non bộ có thể phát huy những giá trị tốt về mặt phong thủy, bạn cần tham khảo thêm hướng dẫn của các nhà chuyên môn.

tieu-canh-non-bo22.jpg
Dựng một non bộ cần phải theo những quy luật của tự nhiên và theo cả những quy luật về nhân sinh quan. Đá không thể xếp tùy tiện. Dù hòn núi có nhiều lớp nhưng cũng không nên xếp những khe, những rãnh theo chiều ngang, đó là điều tối kỵ. Bởi vì hòn tự nhiên sở dĩ có khe là do từ năm này qua năm khác , nước mưa tạo nét xói mòn, núi trong thiên nhiên bao giờ có những khe, rãnh nằm dọc, vậy nên ta chớ đặt chúng nằm ngang. Nhìn vào một hòn núi cảnh, ít nhiều người ta biết được tuổi tác, tâm tư người tạo đá. Người già thích núi bằng ngọn, trái lại người trẻ lại ưa những ngọn núi vút cao. Những ngọn núi “ông già” như đang trầm tư suy nghĩ về sự đời, về năm tháng đã trôi qua của đời người. Còn những ngọn núi nhọn vút lên đúng là thiên hướng của người trẻ, thích bay nhảy, hướng lên cái vô cùng. Một núi cảnh, có khi chỉ có một ngọn chính và vài ba núi phụ làm nền. Người ta gửi gắm tâm sự vào những hòn núi đó! Một ngọn núi tượng trưng cho một người đàn ông bao giờ cũng thẳng, xù xì, cao lên trên. Hòn núi tượng trưng cho người đàn bà dứt khoát phải có những đường cong, ít đường thẳng. Núi “chị em” là hai khối đá cong vào nhau, dáng như hai người đàn bà sắp chụm đầu. Núi bạn hữu là hai ngọn núi vút lên bên nhau, biểu hiện tình bạn luôn thẳng thắn, cao thượng…

tieu-canh-non-bo21.jpg


Người tạo dáng núi cảnh thường thực hiện theo tỷ lệ: chân núi rộng bao nhiêu thì thân núi mức độ nào là vừa, chiều cao cũng không phải vô cùng, nó phải hài hòa trong một quần thể. Khi chọn dáng núi, đừng quên tính quy luật vật lý, núi nghiêng phải nghĩ đến đối trọng. Núi dựng cùng một loại đá thì hướng của các hòn dá phải giống nhau. Đó là quy luật của tự nhiên. Núi phải cheo leo, hiểm trở, có nhiều chỗ “hẫng” ở phía dưới mới đẹp, mới tạo cảm giác hùng vĩ, nên thơ và như thật. Chọn đá thích hợp đã đành, bạn còn phải giải quyết tốt đối trọng, những lực giằng đỡ những hòn đá “hẫng”. Xi măng ít quá sẽ không bền vũng, nhiều quá chưa chắc dã tốt mà còn kém mỹ thuật. Nhiều nghệ nhân đắp núi có những thủ thuật riêng, họ khoan sâu vào đá, rồi dùng cốt thé và xi măng cố định một đầu tạo thành móc, móc này lại được đưa vào lỗ khoan của hòn đá khác đã được chọn, dùng xi măng gắn lại. Việc làm này rất công phu, không phải một ngày là xong. Làm kiểu này đôi khi sắt hoặc xi măng lộ ra, các nghệ nhân dùng các cây thích hợp trồng vào cho tự nhiên, nhưng là để che những chỗ thô. Dựng những ngọn núi trên to dưới nhỏ, nếu không có cốt thép gắn chặt với bệ, núi rất dễ đổ. Núi có hang, có động mới đẹp. Dựng hang động là cả một kỳ công. Nó phải tự nhiên và bền vững.

Khi dựng núi, người ta thường chọn dá già vì ít bị gió mưa xâm thực nữa, Nếu bạn để cho nhưng đá bọt, đá non gắn kết với đá già, thì nguy cơ núi sập là rất nhiều, tùy phải nhiều năm mới xảy ra. Đá non bị phân hủy, sẽ làm kết cấu của núi bị vỡ.

Tuy nhiên, đối với núi dựng bằng đá già, trồng cây vào núi rất khó, cây rất dễ chết. Các nghệ nhân có kinh nghiệm thường trồng cây vào những hòn đá từ trước. Khi dựng núi, người ta gắn những hòn đá ấy vào chỗ thích hợp, cây mới sống được. Kỳ công hơn, có người trồng cây trên bệ núi, đến khi dựng núi thì cho cành lên lỏi giữa các khe, các lỗ để có cành ở thân núi, đỉnh núi.

Để trồng cây trên đá, người ta phải kiếm các loại đá non, đá bọt về đục lỗ ở trong mà trồng. Ngoài ra còn có loại đá có những mạch nhỏ bên trong, mắt ta không thấy được (gọi là đá tự thấm nước), người ta đục lỗ mà trồng vào. Nhưng trồng thế nào là ùy, xin đừng quên là trồng cây ở chân núi thì không được cao hơn núi.

Hiện nay, hòn non bộ đã trở thành mặt hàng được chú ý, đã có nhiều người, nhiều cơ sở chuyên khai thác, buôn bán đá nguyên liệu. Đã có người phất lên từ dịch vụ dựng hòn non bộ. Một hòn đá cảnh mang lại nhiều niềm vui cho bạn . bạn sẽ thấy cuộc sống phong phú hơn và sẽ bớt cảm thấy nhỏ bé trước thiên nhiên.

( Phạm Ngọc Trường)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên