stargemini
Moderator
Các nhà văn hóa lớn, nối tiếp nhau trong nghìn năm qua, ca ngợi Lan Kiếm bằng tất cả những lời đẹp nhất.
Đến như Tào Tháo suốt đời chinh chiến. Khi làm vua, cũng rất tự hào đã được đeo Hoa Lan.
Qua Thiên Hán
Đến Côn Luân
Kiến Tây Vương Mẫu, Yết Đông Quân
Cưỡi cầu vồng
Đạp mây đỏ
Lên đỉnh Cửu Nghi, nhập Thiên Cung
Ăn Linh chi
Uống Cam Tuyền
Cầm trượng quế và đeo hoa lan(1)
Nghệ nhân tài ba nhất: Thiên nhiên, đã ưu tiên cho Lan Kiếm cả về 4 mặt: Hình thù đẹp, hương thơm quyến rũ, sắc màu lộng lẫy, độ bền cao (từ 20 ngày đến 30 ngày).Đến Côn Luân
Kiến Tây Vương Mẫu, Yết Đông Quân
Cưỡi cầu vồng
Đạp mây đỏ
Lên đỉnh Cửu Nghi, nhập Thiên Cung
Ăn Linh chi
Uống Cam Tuyền
Cầm trượng quế và đeo hoa lan(1)
Hoa Lan Kiếm khá đầy đặn nhưng thanh thoát. Cánh đài của muôn loài hoa khác là vỏ bọc, mầu lục, nhăn nheo, nhưng của Lan Kiếm lại cũng rực rỡ như những cánh hoa.
Đa số hoa Lan Kiếm có hương thơm, đậm đà, không hăng hắc, thường được xếp loại Vương giả chi hương. Có loại lan tỏa hương liên tục, nhưng có loại tỏa hương từng đợt, khi đậm khi nhạt.
Thiên nhiên đã rất tỉ mỉ tuyển lựa gần như đủ các mầu, pha trộn rồi tô vẽ cho các bộ phận của hoa lan Kiếm, làm cho hoa đẹp hấp dẫn, thanh nhã nhưng không sặc sỡ.
Cách đây chừng 8, 9 thế kỷ người ta chỉ mới biết đến Mặc Lan, có mầu hoa nâu, đậm nhạt đến hung đỏ.
Nhưng là loài hoa được quý trọng nhất, nên dù sinh sống trong rừng sâu, núi cao, người ta vẫn len lỏi tìm kiếm và phát hiện Lan Kiếm có gần đủ các sắc màu.
Trong suốt nghìn năm được quý chuộng, ca ngợi về rất nhiều mặt nên hình thành dần dần các quan điểm, luận thuyết bình giá về các mặt của hoa Lan Kiếm, như luận bàn về hương, về hình, về sắc, về các biến dị tự nhiên và nhân tạo.
Các dân tộc, các giai tầng trong xã hội, ở các thời đại khác nhau, thường yêu chuộng mầu sắc cũng rất khác nhau.
Các họa sỹ cũng có những ý thích riêng về các gam mầu, nóng hoặc lạnh hoặc pha trộn để tạo ra hàng 100 mầu trung gian.
Có dân tộc, khi giới thiệu tâm hồn với một tập hợp mới: Tôi tên là gì… Tôi ưa mầu nào… cũng như có dân tộc chủ trương giới thiệu năm sinh là năm con Rồng hay con Rắn v.v…
Những người yêu Lan cũng chú ý đến sự bình giá về mầu sắc hoa Lan, và cũng nhiều ý khá giống với các bình xét của dân dã.
Mầu trắng: Thanh khiết, trang nhã, cao quý.
Mầu trắng ngà: Dịu dàng, thanh cao, duyên dáng, khiếm tốn. Mầu trắng hiện nay là mầu tang của người Việt, nhưng cũng là mầu của những bộ váy cưới và bó hoa của cô Dâu lần đầu tiên bước lên xe hoa.
Mầu đen: Tráng lệ, uy nghiêm, thần bí, độc đáo. Mầu đen là mầu tang của nhiều nước ở châu Âu nhưng cũng là mầu của bộ trang phục nam, lịch sự, quý tộc trong các dạ hội. Hoa mầu đen là hoa cực kỳ hiếm (hoa hồng đen, hoa tuy líp đen).
Mầu tím: Thanh cao, đằm thắm, mộng mơ, mầu đợi chờ, mầu chung thủy.
Mầu tía: Yêu kiều, đằm thắm, dịu dàng, chân thành. Mầu sang trọng nhất của thời phong kiến Á Đông (Lầu son, gác tía).
Mầu Lam: Mầu của nước biển, của bầu trời, màu trong sáng, màu của hòa bình.
Mầu lục: Thanh tân, tao nhã, sống động, hấp dẫn.
Trong 7 màu sắc của cầu vồng, mầu lục có bước sóng ánh sáng trung bình, máu tím có bước sóng ngắn nhất, mầu đỏ có ánh sáng dài nhất, nên mầu lục là mầu dịu mắt hơn cả, mầu của muôn loài thực vật.
Mầu vàng: Trong sáng, thần bí, kiêu sa, thanh nhã. Màu sung túc thịnh vượng, quý tộc, mầu của nhà Vua, màu của kim loại quý nhất , Vàng. Vàng được dùng để mạ các đồ vật trong cung điện, nhà thờ. Mầu vàng cũng là mầu của mùa thu.
Mầu hồng, màu đỏ: Rực rỡ, nồng nhiệt, may mắn, huy hoàng, hào hoa. Màu đỏ thời xưa là mầu đắt nhất, nên các vị Đại đế La Mã và các Vua Chúa châu Âu bận quần áo màu đỏ.
Mầu đỏ là mầu của máu, nên nhiều dân tộc coi là màu của cách mạng, mầu của đấu tranh.
Lan Kiếm ở rừng Việt Nam có ít loại hoa mầu đỏ nhưng rồi sau chúng ta cũng tìm thấy hoa Trần Mộng, có mầu đỏ cánh gián và gần đây tìm thấy hoa lan Anh Cơ có mầu đỏ cờ.
Nhiều mầu: sặc sỡ, phồn vinh - hoa lệ.
Pha lê trên cánh hoa: Kỳ diệu, lung linh, cao quý, trong sáng, ngọc ngà. Hoa có pha lê rực rỡ hơn lên.
Một sớm mùa xuân, đứng giữa vườn Lan Kiếm đang nở rộ, muôn hồng ngàn tía, hương đưa ngan ngát, chúng ta sẽ đồng cảm với nhà thơ Xuân Diệu.
Ta muốn tắt nắng đi
Cho mầu đừng nhạt mất
Ta muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi(2)
(1) Trích trong bài: Mạch thượng tangCho mầu đừng nhạt mất
Ta muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi(2)
(2) Bốn câu mở đầu bài: Vội vàng của Xuân Diệu gửi Vũ Đình Liên
Dương Xuân Trinh
Relate Threads
Latest Threads