phoenix108
Thành Viên Tích Cực
hoa cau
Trong mỗi gia đình nông thôn Việt Nam, nhất là vùng đồng bằng miền Bắc, hầu như gia đình nào cũng có hàng cau trước cửa. Đi dọc một đời người, cau vẫn là cây gắn bó và hết sức gần gũi với cuộc sống của người dân nông thôn.
Nhà tôi có hàng cau trồng trước cửa, nội tôi thường lấy tàu cau rụng quấn quanh thân cau làm chiếc vòi hứng nước mưa vào chiếc chum đại để cả nhà sử dụng. Mỗi trận mưa, nội lại ra ngó mức nước trong chum, biết được mức nước đã dâng ngoài đồng lúa.
Những đêm trăng thanh, cùng với bạn cày ngồi trên chiếc chõng tre dưới mái hiên nhà, nội sai tôi đun nước pha trà mời khách. Nội bảo muốn trà ngon phải pha bằng nước hứng ở vòi cau, nếu dùng nước khác coi như… phí mất chè. Ngồi uống trà dưới bóng hàng cau hóng mát, rồi bàn tán hết chuyện đồng, chuyện bãi, mùi thơm của trà quyện với hương cau loang cả mảnh sân nhà.
Mùa cau ra hoa cũng là mùa thay lá, những chiếc tàu cau được nội bó thành những chiếc chổi quét rác, phần mo cau nội cắt thành từng miếng vuông vức để dành Tết bó giò, phần còn lại cắt hình bầu dục thành chiếc quạt mo để quạt mát những trưa hè oi ả.
Ngày đó, tôi thường xin nội những tàu cau nhỏ để làm trò chơi cùng lũ bạn trong xóm. Cứ mỗi buổi chiều, chúng tôi lại thay nhau chơi trò kéo mo cau chạy dọc con đường trong xóm nhỏ. Trong nhóm, cô bé bên nhà là đứa bé nhất nên luôn được tôi cưng chiều, cho ngồi suốt buổi.
Nhiều hôm, tôi và cô bé mải mê nhặt những hoa cau nhỏ xíu rụng trắng ở hiên nhà, rồi rắc lên mái tóc trông như những hạt cườm của cô dâu trong ngày cưới. Mấy đứa tinh nghịch cứ đồng ca hát những bài gán tôi với cô bé. Và cũng từ đó, cô bé luôn ở bên tôi, coi tôi như người anh cả để chở che cho cô trong cả thời thơ ấu.
...Mười năm sau. Ngày tôi lên đường nhập ngũ, cũng vào mùa cau đổ hoa trắng xoá sân nhà, dưới hàng cau này trong đêm trăng sáng, cô bé chia tay tôi trong bịn rịn. Nắm tay tôi, bé ngập ngừng một câu thơ tự chế:
“Anh đi, hãy nhớ quê nhà
Hàng cau, gốc chuối, ruộng cà và... em!”
Một chiều, sau khi rời bãi huấn luyện, tôi nhận được thư nhà. Lan man hỏi chuyện thao trường, cuối cùng bé viết: “Cau nhà mình năm nay được mùa anh ạ, mẹ ngóng anh về đó!”. Đọc thư xong, trong lòng tôi trào dâng một niềm hạnh phúc.
Rồi thời gian thấm thoát trôi đi, ngày tôi xuất ngũ trở về, hàng cau lại cựa mình bắt đầu bung ra những chùm hoa mới, cô bé ngày nào cũng sang chơi trong bộ áo tím hoa cà. Và mọi người mới hiểu tại sao cô một mực không lấy chồng, bỏ ngoài tai bao lời giục giã..!
Trong mỗi gia đình nông thôn Việt Nam, nhất là vùng đồng bằng miền Bắc, hầu như gia đình nào cũng có hàng cau trước cửa. Đi dọc một đời người, cau vẫn là cây gắn bó và hết sức gần gũi với cuộc sống của người dân nông thôn.
Nhà tôi có hàng cau trồng trước cửa, nội tôi thường lấy tàu cau rụng quấn quanh thân cau làm chiếc vòi hứng nước mưa vào chiếc chum đại để cả nhà sử dụng. Mỗi trận mưa, nội lại ra ngó mức nước trong chum, biết được mức nước đã dâng ngoài đồng lúa.
Những đêm trăng thanh, cùng với bạn cày ngồi trên chiếc chõng tre dưới mái hiên nhà, nội sai tôi đun nước pha trà mời khách. Nội bảo muốn trà ngon phải pha bằng nước hứng ở vòi cau, nếu dùng nước khác coi như… phí mất chè. Ngồi uống trà dưới bóng hàng cau hóng mát, rồi bàn tán hết chuyện đồng, chuyện bãi, mùi thơm của trà quyện với hương cau loang cả mảnh sân nhà.
Mùa cau ra hoa cũng là mùa thay lá, những chiếc tàu cau được nội bó thành những chiếc chổi quét rác, phần mo cau nội cắt thành từng miếng vuông vức để dành Tết bó giò, phần còn lại cắt hình bầu dục thành chiếc quạt mo để quạt mát những trưa hè oi ả.
Ngày đó, tôi thường xin nội những tàu cau nhỏ để làm trò chơi cùng lũ bạn trong xóm. Cứ mỗi buổi chiều, chúng tôi lại thay nhau chơi trò kéo mo cau chạy dọc con đường trong xóm nhỏ. Trong nhóm, cô bé bên nhà là đứa bé nhất nên luôn được tôi cưng chiều, cho ngồi suốt buổi.
Nhiều hôm, tôi và cô bé mải mê nhặt những hoa cau nhỏ xíu rụng trắng ở hiên nhà, rồi rắc lên mái tóc trông như những hạt cườm của cô dâu trong ngày cưới. Mấy đứa tinh nghịch cứ đồng ca hát những bài gán tôi với cô bé. Và cũng từ đó, cô bé luôn ở bên tôi, coi tôi như người anh cả để chở che cho cô trong cả thời thơ ấu.
...Mười năm sau. Ngày tôi lên đường nhập ngũ, cũng vào mùa cau đổ hoa trắng xoá sân nhà, dưới hàng cau này trong đêm trăng sáng, cô bé chia tay tôi trong bịn rịn. Nắm tay tôi, bé ngập ngừng một câu thơ tự chế:
“Anh đi, hãy nhớ quê nhà
Hàng cau, gốc chuối, ruộng cà và... em!”
Một chiều, sau khi rời bãi huấn luyện, tôi nhận được thư nhà. Lan man hỏi chuyện thao trường, cuối cùng bé viết: “Cau nhà mình năm nay được mùa anh ạ, mẹ ngóng anh về đó!”. Đọc thư xong, trong lòng tôi trào dâng một niềm hạnh phúc.
Rồi thời gian thấm thoát trôi đi, ngày tôi xuất ngũ trở về, hàng cau lại cựa mình bắt đầu bung ra những chùm hoa mới, cô bé ngày nào cũng sang chơi trong bộ áo tím hoa cà. Và mọi người mới hiểu tại sao cô một mực không lấy chồng, bỏ ngoài tai bao lời giục giã..!
Relate Threads
Latest Threads