Họ Chào Mào

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,238
Điểm tương tác
1,818
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Họ Chào mào (danh pháp khoa học: Pycnonotidae) là một họ chứa các loài chim biết hót kích thước trung bình thuộc bộ Sẻ, sinh sống tại châu Phi và nhiệt đới châu Á. Họ này chứa khoảng 130 loài. Tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là chào mào, bông lau, hoành hoạch và cành cạch, trong đó tên gọi cành cạch được dùng cho các loài chim trong chi Criniger và Hypsipetes theo phân loại của Howard-Moore còn tên gọi chào mào là tên gọi dân dã cho 'chào mào ria đỏ' (Pycnonotus jocosus). Tên gọi này cũng áp dụng cho chi Spizixos và một vài loài khác trong chi Pycnonotus. Bông lau được sử dụng cho phần lớn các thành viên của chi Pycnonotus (ngoại trừ những loài nào gọi là chào mào). Tuy nhiên do không phải loài nào cũng có mặt tại Việt Nam nên trong bài gọi chung là chào mào khi có thể.

Các loài chim này chủ yếu là chim ăn quả. Một số có màu sặc sỡ với huyệt, má, họng, lông mày có màu vàng, đỏ hay da cam, nhưng phần lớn có bộ lông buồn tẻ với màu chủ đạo là đen hay nâu ô liu đồng nhất. Một số loài có mào rất đặc biệt.

Nhiều loài sinh sống trên phần ngọn của cây cối trong khi một số loài chỉ sống ở các tầng cây thấp. Chúng đẻ tới 5 trứng có màu hồng tía trong các tổ trên cây và chim mái ấp trứng.

Chào mào (Pycnonotus jocosus) sinh sống rộng rãi trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chẳng hạn ở miền nam Florida, Hoa Kỳ.
Hệ thống học

Các sắp đặt truyền thống chia các loài chào mào thành 4 nhóm, gọi là các nhóm Pycnonotus, Phyllastrephus, Criniger và Chlorocichla theo các chi đặc trưng này[1]. Tuy nhiên, các phân tích gần đây chứng minh rằng kiểu sắp xếp này có lẽ đã dựa trên diễn giải sai lầm các đặc trưng:

So sánh các chuỗi mtDNA cytochrome b phát hiện ra rằng 5 loài của chi Phyllastrephus không thuộc về nhóm chào mào, mà thuộc về nhóm kỳ dị chứa các loài chim biết hót ở Madagascar[2]. Xem thông tin dưới đây để biết thêm về 5 loài này. Tương tự, phân tích chuỗi các gen nDNA RAG1 và RAG2 cho thấy chi Nicator cũng không là chào mào [3]. Nghiên cứu của Pasquet và ctv. (2001)[4] chứng minh rằng sắp xếp trước đây thất bại trong việc tính toán tới địa sinh học. Nhóm này chứng minh rằng chi Criniger phải chia thành các dòng dõi châu Phi và châu Á (Alophoixus). Sử dụng phân tích 1 chuỗi nDNA và 2 chuỗi mtDNA, Moyle & Marks (2006)[5] phát hiện thấy một dòng dõi chủ yếu ở châu Á và một nhóm các loài greenbul và chim mỏ cứng ở châu Phi; Greenbul vàng kim dường như rất khác biệt và tạo thành nhóm của chính nó. Một vài đơn vị phân loại không là đơn ngành, và các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để xác định các mối quan hệ giữa các chi lớn.
Chào mào điển hình
Chi Pycnonotus (cận ngành)

* Chào mào châu Á "cổ đại"
* Chào mào vàng đầu đen, Pycnonotus atriceps[6]
* Bông lau họng vạch hay chào mào họng sọc, Pycnonotus finlaysoni[6]
* Chào mào ria đỏ hay chào mào, Pycnonotus jocosus[6]
* Bông lau ngực nâu hay chào mào ngực nâu, Pycnonotus xanthorrhous[6]
* Chào mào lưng bồng, Pycnonotus eutilotus
* Chào mào đen trắng, Pycnonotus melanoleucus
* Pycnonotus đích thực
* Chào mào vàng mào đen, Pycnonotus melanicterus[6]
* Chào mào bụng xám, Pycnonotus cyaniventris
* Bông lau nâu nhỏ hay chào mào bốn mắt, Pycnonotus erythropthalmos[6]
* Chào mào đầu vàng rơm, Pycnonotus zeylanicus
* Chào mào mắt đỏ, Pycnonotus brunneus
* Chào mào cánh ô liu, Pycnonotus plumosus
* Bông lau mày trắng hay chào mào huyệt vàng, Pycnonotus goiavier[6]
* Chào mào ngực đen, Pycnonotus nigricans
* Chào mào má trắng, Pycnonotus leucogenys
# Tranh cãi
# Chào mào thường, Pycnonotus barbatus
# Không gán
# Chào mào vạch hay chào mào vằn, Pycnonotus striatus[6]
# Chào mào sọc kem, Pycnonotus leucogrammicus
# Chào mào cổ đốm, Pycnonotus tympanistrigus
# Chào mào đầu xám, Pycnonotus priocephalus
# Chào mào Styan, Pycnonotus taivanus
# Chào mào ngực vảy, Pycnonotus squamatus
# Bông lau Trung Quốc hay chào mào huyệt sáng, Pycnonotus sinensis[6]
# Chào mào Cape, Pycnonotus capensis (loài điển hình)
# Chào mào kính trắng, Pycnonotus xanthopygos
# Chào mào tai trắng, Pycnonotus leucotis
# Bông lau đít đỏ hay chào mào huyệt đỏ, Pycnonotus cafer[6]
# Bông lau tai trắng hay chào mào đầu than hoặc bông lau đít đỏ, Pycnonotus aurigaster[6]
# Chào mào yếm lam, Pycnonotus nieuwenhuisii (tranh cãi)
# Chào mào yếm vàng, Pycnonotus urostictus
# Chào mào đốm cam, Pycnonotus bimaculatus
# Chào mào họng vàng, Pycnonotus xantholaemus
# Chào mào tai vàng, Pycnonotus penicillatus
# Bông lau vàng hay chào mào Flavescent, Pycnonotus flavescens[6]
# Chào mào trán trắng, Pycnonotus luteolus
# Bông lau tai vằn hay chào mào tai sọc, Pycnonotus blanfordi[6]
# Chào mào huyệt kem, Pycnonotus simplex
* Chi Spizixos
o Chào mào mỏ lớn, Spizixos canifrons[6]
o Chào mào khoang cổ, Spizixos semitorques[6]

* Chi Tricholestes
o Cành cạch lưng rậm lông, Tricholestes criniger

* Chi Setornis
o Cành cạch mỏ móc, Setornis criniger

* Chi Alophoixus – trước đây gộp trong chi Criniger, có thể là đa ngành
o Cành cạch Finsch, Alophoixus finschii
o Cành cạch họng trắng, Alophoixus flaveolus
o Cành cạch lớn hay cành cạch họng bồng, Alophoixus pallidus[6]
o Cành cạch bụng hung hay cành cạch đất son, Alophoixus ochraceus[6]
o Cành cạch má xám, Alophoixus bres
o Cành cạch bụng vàng, Alophoixus phaeocephalus
o Cành cạch vàng kim, Alophoixus affinis

* Chi Iole
o Cành cạch ô liu, Iole virescens
o Cành cạch nhỏ hay chào mào mắt xám, Iole propinqua[6]
o Cành cạch huyệt vàng da bò, Iole olivacea
o Cành cạch trán vàng, Iole indica

* Chi Hemixos
o Cành cạch xám hay chào mào xám tro, Hemixos flavala[6]
o Cành cạch hung hay chào mào nâu dẻ, Hemixos castanonotus[6]


* Chi Ixos (cận ngành)
o Gần với Hemixos
o Cành cạch Mã Lai hay chào mào sọc, Ixos malaccensis[6]
o Không gán
o Cành cạch bụng vàng, Ixos palawanensis - Hypsipetes?
o Cành cạch ngực sọc, Ixos siquijorensis - Hypsipetes?
o Cành cạch vàng nhạt, Ixos everetti
o Cành cạch Zamboanga, Ixos rufigularis
o Cành cạch núi hay chào mào núi, Ixos mcclellandii[6]
o Cành cạch Sunda, Ixos virescens

* Chi Microscelis
o Cành cạch tai nâu, Microscelis amaurotis (đôi khi gộp trong chi Ixos)

* Chi Hypsipetes
o Cành cạch Philippine, Hypsipetes philippinus – trước đây trong chi Ixos
o Cành cạch Madagascar, Hypsipetes madagascariensis
o Cành cạch đen hay chào mào đen, Hypsipetes leucocephalus[6]
o Cành cạch Seychelles, Hypsipetes crassirostris
o Cành cạch thông thường, Hypsipetes parvirostris
o Cành cạch Reunion, Hypsipetes borbonicus
o Cành cạch Mauritius, Hypsipetes olivaceus
o Cành cạch Nicobar, Hypsipetes virescens
o Cành cạch đầu trắng, Hypsipetes thompsoni

Greenbul điển hình và đồng minh

* Chi Phyllastrephus (19 loài)
* Chi Andropadus (12 loài; có thể đa ngành)
* Chi Criniger (5 loài)
* Chi Thescelocichla – Greenbul đầm lầy
* Chi Chlorocichla (6 loài)
* Chi Ixonotus - Greenbul đốm (đặt vào đây không chắc chắn)
* Chi Baeopogon (2 loài)
* Chi Bleda – chim mỏ cứng (3 loài)
Incertae sedis

* Chi Neolestes
o Chào mào vòng cổ đen, Neolestes torquatus

Nó có thể là đồng minh của chi Calyptocichla hay không phải là chào mào thật sự.
[sửa] Tách ra gần đây từ Pycnonotidae
Hiện nay trong chích Malagasy

* Chi Bernieria – trước đây trong chi Phyllastrephus
o Greenbul mỏ dài, Bernieria madagascariensis

* Chi Xanthomixis - trước đây trong chi Phyllastrephus; có thể đa ngành
o Greenbul khoang mắt, Xanthomixis zosterops
o Tetraka Appert, Xanthomixis apperti
o Greenbul tối màu, Xanthomixis tenebrosus
o Greenbul đầu xám, Xanthomixis cinereiceps

Incertae sedis

* Chi Nicator
o Nicator đốm vàng, Nicator chloris
o Nicator miền đông, Nicator gularis
o Nicator họng vàng, Nicator vireo

nguồn ( Wikipedia.org )

This image has been resized.Click to view original image
Chào mào vàng đầu đen

Chào mào thuộc về nhóm Pycnonotus châu Á.

Bông lau họng vạch hay chào mào họng sọc, Pycnonotus finlaysoni
This image has been resized.Click to view original image
Bông lau ngực nâu hay chào mào ngực nâu, Pycnonotus xanthorrhous

# Chào mào lưng bồng, Pycnonotus eutilotus

# Chào mào cánh ô liu, Pycnonotus plumosus
This image has been resized.Click to view original image
# Chào mào đầu vàng rơm, Pycnonotus zeylanicus

# Chào mào mắt đỏ, Pycnonotus brunneus

Bông lau mày trắng hay chào mào huyệt vàng, Pycnonotus goiavier

# Chào mào ngực đen, Pycnonotus nigricans

# Chào mào má trắng, Pycnonotus leucogenys
This image has been resized.Click to view original image
Chào mào vạch hay chào mào vằn, Pycnonotus striatus


# Chào mào cổ đốm, Pycnonotus tympanistrigus

# Chào mào đầu xám, Pycnonotus priocephalus
This image has been resized.Click to view original image
# Chào mào Styan, Pycnonotus taivanus

# Chào mào ngực vảy, Pycnonotus squamatus

Bông lau Trung Quốc hay chào mào huyệt sáng, Pycnonotus sinensis

Chào mào Cape, Pycnonotus capensis
This image has been resized.Click to view original image
# Chào mào kính trắng, Pycnonotus xanthopygos

# Chào mào tai trắng, Pycnonotus leucotis

Bông lau đít đỏ hay chào mào huyệt đỏ, Pycnonotus cafer

Nguồn Sưu tầm trên Internet
 
Ðề: Họ Chào Mào

up đồ cổ lên nào , bài này nằm dưới cùng:-o
 
Ðề: Họ Chào Mào

cho con chao mao má tráng lai vs con chao mào chau á minh thi ngon;)
 
Bên trên