hn. Chọn chào mào bổi (mộc) - Sưu tập

ônglão_vườnchim

Thành viên Mới
Tham gia
1 Tháng chín 2013
Bài viết
0
Điểm tương tác
0
Điểm
0
Chọn chào mào bổi (mộc)



chonchaomaoboi1.jpg


Chim bổi (mộc) thường được AE chọn về từ những tiệm bán chim cảnh (đa phần là chim bẫy lưới) hoặc từ những người chuyên đi bẫy.

Thường khi chọn chim ngoài tiệm, xác suất chim hay ít, ngoài việc đòi hỏi người chọn chim phải có con mắt tinh tướng, cảm nhận được nết chơi của con chim qua hình thái, người chọn chim thật kiên nhẫn. Đầu tiên là chọn hình dáng, ở những nơi chủ quán dễ dãi, ta có thể mang theo chim thuần để kẹp đấu, được vậy việc bắt được chim hay rất cao.

Chọn chim từ những người đi bẫy về. Loại này xác suất được chim hay cao, vì thường bổi trời căng lửa mới vào đá, dính bẫy. Nên khi mua được những con chim này, người chơi chỉ cần thuần dưỡng và đợi 1 ngày thưởng thức thành quả của mình.

chonchaomaoboi2.jpg


Yếm khít nhưng dòng này không phải ở Việt Nam (Ảnh sưu tầm)​


Chim bổi từ khi chọn mua về đến khi ra được hết giọng từ khoảng 6-8 tháng. Với những con được bẫy lồng, thường về AE chơi nuôi kỹ giữ lửa, có con 10 ngày đã chơi tốt, nhưng để chim ổn định thì phải thay xong bộ lông trời và thường 2 mùa chim mới vững.

chonchaomaoboi3.jpg


Em này mau mỏ đây (Ảnh sưu tầm)​


Cách chọn chim bổi:
- To con, dài đòn, đầu to.
- Tách trắng to, phồng xốp, tách đỏ to.
- Mào thì tuỳ theo nhiều người thích lân, rơm, đinh, cui. Nhưng phải lưu ý gốc mào phải đầy. Nếu gốc mào khuyết thường chim chơi không bền nước.
- Mỏ ngắn, mỏng, chim mau miệng.
- Hầu to, dày.

chonchaomaoboi4.jpg


Phía ngoài 1 em họng bò (Ảnh sưu tầm)​


- Mắt hạn chế chọn chim mắt quá lộ (mắt lồi) loại này hay nhưng khó thuần.
- Yếm đậm, to bản, càng sâu càng tỏ rỏ chim dữ. Theo kinh nghiệm những con mào lân, yếm đậm sâu thường chim dữ. Đặc biệt lưu ý những con ức cườm, tức là ức đen nhưng có nhiều đốm trắng lẫn bên trong., loại này vừa bền nước vừa dữ chim.

chonchaomaoboi5.jpg

Ảnh sưu tầm​

- Đuôi xếp gọn, khi nhảy không đâm đuôi vào nan lồng. Đặc biệt chú ý phần bông đuôi (chóp trắng phía cuối đuôi), bông đuôi càng lớn càng tốt. Nếu đụng con nào toàn bộ phần lông đuôi đều có bông thì bắt ngay. Loại này độc không khác gì các loại chim bông, bạch tạng.

chonchaomaoboi6.jpg

1 em đuôi bông (Ảnh sưu tầm)​


- Đít đỏ to, phần này quan sát khi chim được tắm và phơi nắng xong.
Ngoài ra còn nhiều kinh nghiệm khác, rất mong AE chuyên thuần bổi góp ý thêm. “Điểu vô thập toàn”, nên đôi khi các bạn cũng đừng cầu toàn ở con chim quá, mà hãy chăm và tìm hiểu nó.
 
Ðề: hn. Chọn chào mào bổi (mộc) - Sưu tập

Thêm 1 kinh ngiệm ..............................cảm ơn bác
 
Ðề: hn. Chọn chào mào bổi (mộc) - Sưu tập

chủ thớt này mình đã gặp 1 lần,ổng mà hót,ổng xưng số 2,ko con chim nào dám nhận số 1
 
Ðề: hn. Chọn chào mào bổi (mộc) - Sưu tập

Tks Bác,.,.,,,,,,,,...............,,,,,,,,,,,,.............
 
Bên trên