hn.Các tiêu chuẩn chọn và đặt cầu cóng cho chào mào

ônglão_vườnchim

Thành viên Mới
Tham gia
1 Tháng chín 2013
Bài viết
0
Điểm tương tác
0
Điểm
0
Nguồn: trên mạng


chơi cái gì cũng vậy, đều có tâm tư, nỗi khổ, chuyên môn... riêng của nghề chơi. cái thú vui tao nhã ấy khổ mà vui vui đó chính là chơi chào mào. vì thế trong từng chuyên môn nhỏ AE đều muốn tìm kiếm những gì cho là tối ưu và đẹp nhất đúng không ? vậy nhân tiện mình xin mạo mụi post bài này để AE chia sẻ ngâm cứu đưa ra giải pháp, cách lựa chọn tối ưu nhất về chọn cầu,cóng cho chào mào nha

tùy theo các vùng chơi chào mào mà có cách đặt cầu và nuôi lồng khác nhau ví dụ như:
khu vực miền Bắc thì chơi lồng tròn nhỏ. đặt cầu chính hoặc cầu chính và cầu phụ
ở Huế thì chơi lồng vuông. cách đặt cầu chính là chủ yếu và một số ít đặt thêm cầu phụ
khu vực Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai... thì chơi lồng lớn như 64 nan trở lên và thường thì đặt hai hoặc ba cầu có độ cao khác nhau
vào khu vực miền nam thì lại chơi lồng nhỏ. và đa số là chơi cầu chính + cầu phụ

tuy nhiên từ trước giờ AE cứ đặt theo phong cách hoặc cảm nhận mà ít chú ý đến các vấn đề liên quan đến cầu, cóng mà mình vừa đặt. dù đặt cầu theo kiểu nào, cho lồng nào đi nữa thì các fan chơi chào mào cần lưu ý những vấn đề như sau: (đây là kinh nghiệm và quan sát của mình trong quá trình nui chào mào)

1. kích cỡ cầu phù hợp cho chào mào

kích cỡ tối ưu nhất cho chào mào là cầu có đường kính khoảng 1,3cm
vì sao ta phải đặt chọn kích thước như trên? thì có những vấn đề như sau:

+ nếu đặt cầu nhỏ quá thì chân của con chim không bám hết vào cầu cho nên móng không bám vào thân cầu, sau khoảng thời gian nhất định móng chim của bạn dài ra và có vấn đề rắc rối xay ra như: vướng vào lồng làm mất, gãy móng. cắt móng, mài móng.....

+ nếu đặt cầu to quá thì các ngón chân chỉ bám trên nữa cầu thôi, thời gian lâu sẽ làm ngón chân của chim cong về một bên. ngón chân sẽ bị tật mà điều này dĩ nhiên không AE nào chơi chim muốn cả

+ nếu đặt cầu có kích thước khoảng 1,3cm thì móng chân chim bám chắc vào cầu và bám ở 3/4 dưới cầu nên thỏa mãn hai điều kiện trên

2. cách đặt cầu:

mặc dầu bạn chọn theo phong cách nào, kích cỡ lồng nào thì mong các bạn chú ý những vấn đề chung sau:

- khoảng cách từ đoạn 2/3 giữa cầu đến thành lồng phải trên 10cm. để đảm bảo chim quay, nhảy không vướng đuôi vào nan lồng. nếu đặt gần quá làm chim vướng đuôi vào thành lồng thì vừa ko tót lên hết vẻ đẹp của con chim khi đứng và làm cho lông đuôi của chim bị xơ, tè lông

- khoảng cách từ cầu đến đáy lồng: tốt nhất là đặt ngang của lồng nếu của lồng cao so với đáy lồng thì đặt dưới của lồng khoảng chừng 3cm
vì sao đặt như vậy: vì đặt cầu cách đáy lồng 10cm là để đuôi của chim không quẹt phân hoặc thức ăn thừa dưới đáy lồng.để lông đuôi không bị xơ. đặt cầu ngang cửa là để khi sang chim qua lồng tắm hoặc lồng bẫy... thì chim nhảy qua dễ dàng. nếu đặt cầu cao hơn cửa thì sang chim rất khó

- khoảng cách giữa hai cầu cũng phải phù hợp. không thấp quá từ khoảng 12cm trở lên là tốt.

- khoảng cách giữa hai mặt phẳng chứa cầu vuông góc với đáy lồng không gần nhau quá. từ khoảng 10cm đến 20cm là tốt nhất. vì nếu gần nhau quá thì chim nhảy cầu rất tức và ị phân dích cầu dưới mất thẩm mỹ, điều này riêng bản thân mình rất tối kỵ.

- khoảng cách từ nóc lồng đến mào con chào mào khi đậu cầu trên nhất từ 5cm trở lên. nhằm tạo cho chim bay nhảy, đấu hót thong thả, đứng tướng cao cầu , tự tin , không vướng mào


Nếu chọn rễ cây làm cầu thì nên chú ý những điểm nhỏ sau

- rể được chọn làm cầu không quá cong quẹo. thường thì chim thích đậu chỗ nào cao nhất thôi. nếu như chọn cầu cong quẹo theo chiều lên xuống nhiều quá thì chim chỉ đậu chổ cao thôi còn các chổ thấp chim sẽ ít khi đậu cho sẽ mất chiều dài cầu cho chim di chuyển
- chiều cong ngang của cầu không nhiều quá, nếu như nhìu quá thì chim nhảy qua lại sẽ bị vướng đuôi, và ít linh hoạt. chọn những cầu cong quẹo ít nhưng theo 3 chiều thì tốt nhất vì vừa thẩm mỹ và tránh đc những trường hợp trên
- chọn rễ cây chú ý những tư thế nào mà chim đậu lên không ị xuống dính phân cầu dưới

3. cách chọn cóng

-chọn cóng cho chào mào to vừa phải. đường kính cóng khoảng từ 3 đến 4 cm là hợp lý.

-chiều cao của cóng từ 4cm trở lại

4. cách đặt cóng:

- đặt cóng cao hơn cầu khoảng 3cm . cách cầu khoảng 2 đến 2,5cm là vừa

vì : nếu chọn quá kích thước trên thì vẫn ok nhưng nếu chọn cóng to và sâu hoặc cao/thấp và xa/gần so với cầu quá thì khi thức ăn ít thì chim hay đứng trên cóng mỗ ăn và ị dính phân trên cóng

trên đây là vài kinh nghiệm của mình về cách chọn và đặt cầu, cóng cho chào mào. mong AE vào bổ sung hoặc cho ý kiến để tối ưu nhất cho chào mào thân yêu của mình nhá

images

images

images
 
Bên trên