HÃY NHƯỜNG ĐƯỜNG CHO CÁC LOẠI XE ƯU TIÊN!
Tai nạn thương tâm xảy ra giữa xe Chữa cháy và xe Khách cách đây vài hôm là một trường hợp không may và có thể phòng tránh được, chỉ tiếc rằng quan niệm và thói quen lái xe ở Việt nam còn hạn chế về ý thức lẫn văn hoá. Ở khía cạnh lỗi, tôi không đề cập đến vấn đề lỗi của từng phương tiện, chỉ nêu ra cái nhìn về thữ tại văn hoá lái xe để các bạn có nhận định khách quan và tập thói quen nhường nhịn khi tham gia giao thông, đó cũng là bảo vệ cho chính mạng sống của mình.
Việc nhường đường cho xe cứu thương, cứu hoả, cấp cứu là việc làm hết sức quan trọng. Đó là việc làm và nghĩa vụ của người tham gia giao thông. Ở nước ngoài, người ta còn chế tạo ra những chiếc xe tự vận hành có chức năng phát hiện và nhường đường cho các loại xe ưu tiên.
Các loại xe ưu tiên, vì tính năng sử dụng và mục đích cứu hộ nên thiết kế thường rất to lớn, cồng kềnh. Việc vận hành và điều khiển không đơn giản như 1 chiếc Kia Morning hay một chiếc sedan các anh chị vẫn hay lái hàng ngày, nó đòi hỏi tài xế cần phải có một số kinh nghiệm tối thiểu và kỹ năng lái nào đó để vận hành an toàn, tránh gây tai nạn trong tình hình giao thông chật hẹp. Vừa lúc nãy, đi với cậu em, người trực tiếp điều hành một số lượng lớn xe ô tô, khi nghe báo cáo từ tài xế có va chạm nhẹ không gây nguy hiểm sức khoẻ giữa xe của đơn vị mình với một xe cấp cứu...việc đầu tiên là cậu em hướng dẫn tài xế giải phóng hiện trường, ưu tiên cho xe cấp cứu tiếp tục đi tiếp....Câu chuyện trên cho thấy trong suy nghĩ của mọi người vì về mặt nhân văn cũng như định hướng pháp luật, việc nhường đường và dành quyền ưu tiên cho các loại xe kể trên đã là mặc định.
Ở các nước phát triển, làn đường khẩn cấp họ ưu tiên dùng cho các loại xe cứu hộ, cấp cứu, không ai được sử dụng làn đường này. Khi có tín hiệu từ xe ưu tiên, mọi người tự giác tìm chỗ trống để chạy chậm lại, thậm chí dừng hẳn để chừa một làn vừa đủ cho xe ưu tiên chạy với tốc độ cao.
Việt nam ta, nghe có vẻ buồn cười nhưng là sự thật, một bọn nước ngoài nào đấy đã mỉa mai: Việt nam bọn bay chiến tranh nhiều quá, giờ nghe tiếng máy bay là ngửa cổ lên trời để nhìn. Xe ưu tiên cũng thế, nghe tiếng báo động, bà con ngoái cổ nhìn theo, trẻ trâu phóng xe phía sau để xem chữa cháy ở đâu, cả bọn người to xác trong cái đầu trẻ trâu chưa bao giờ phát triển tận dụng khoảng không phía sau xe ưu tiên để bám chạy theo...
Với tốc độ đó, các anh chị cứ ưỡn ngực ra đi giữ đường, họ không đâm vào các anh chị mất mạng, thì khi họ phanh gấp cũng sẽ gây mất cân bằng và tự gây tai nạn, xe phía sau cũng sẽ đâm vào gây thêm tai nạn liên hoàn. Đừng đợi họ tránh các anh chị, được vạ thì má đã sưng. Tập thói quen nhường nhịn xe ưu tiên
Ở tai nạn trên, tôi không trách bác tài xe tải, không tránh em tài xế xe cứu hoả...chỉ tiếc là dân ta tập thói quen đi chậm lại ở các đường giao nhau...các nước khác, họ dừng hẳn ở đường giao nhau trước khi đi mà không cần biết có xe phía trước hay không...sau đó mới tiếp tục chạy tiếp. Dân ta, các xe khách, khi qua đường giao nhau, bác tài giữ cứng chân ga, chưa kể một số kẻ máu lạnh còn lạng lách đánh võng ngay khu dân cư đông đúc..xem thường mạng sống người khác.
Anh bạn lái xe cứu hoả có lẽ hơi vội, xe khách lại giữ nguyên tốc độ...tai nạn không may xảy ra, nhưng đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các anh chị và các bác tài khi tham gia giao thông....
Nguồn Facebooker Nguyen Phong
Tai nạn thương tâm xảy ra giữa xe Chữa cháy và xe Khách cách đây vài hôm là một trường hợp không may và có thể phòng tránh được, chỉ tiếc rằng quan niệm và thói quen lái xe ở Việt nam còn hạn chế về ý thức lẫn văn hoá. Ở khía cạnh lỗi, tôi không đề cập đến vấn đề lỗi của từng phương tiện, chỉ nêu ra cái nhìn về thữ tại văn hoá lái xe để các bạn có nhận định khách quan và tập thói quen nhường nhịn khi tham gia giao thông, đó cũng là bảo vệ cho chính mạng sống của mình.
Việc nhường đường cho xe cứu thương, cứu hoả, cấp cứu là việc làm hết sức quan trọng. Đó là việc làm và nghĩa vụ của người tham gia giao thông. Ở nước ngoài, người ta còn chế tạo ra những chiếc xe tự vận hành có chức năng phát hiện và nhường đường cho các loại xe ưu tiên.
Các loại xe ưu tiên, vì tính năng sử dụng và mục đích cứu hộ nên thiết kế thường rất to lớn, cồng kềnh. Việc vận hành và điều khiển không đơn giản như 1 chiếc Kia Morning hay một chiếc sedan các anh chị vẫn hay lái hàng ngày, nó đòi hỏi tài xế cần phải có một số kinh nghiệm tối thiểu và kỹ năng lái nào đó để vận hành an toàn, tránh gây tai nạn trong tình hình giao thông chật hẹp. Vừa lúc nãy, đi với cậu em, người trực tiếp điều hành một số lượng lớn xe ô tô, khi nghe báo cáo từ tài xế có va chạm nhẹ không gây nguy hiểm sức khoẻ giữa xe của đơn vị mình với một xe cấp cứu...việc đầu tiên là cậu em hướng dẫn tài xế giải phóng hiện trường, ưu tiên cho xe cấp cứu tiếp tục đi tiếp....Câu chuyện trên cho thấy trong suy nghĩ của mọi người vì về mặt nhân văn cũng như định hướng pháp luật, việc nhường đường và dành quyền ưu tiên cho các loại xe kể trên đã là mặc định.
Ở các nước phát triển, làn đường khẩn cấp họ ưu tiên dùng cho các loại xe cứu hộ, cấp cứu, không ai được sử dụng làn đường này. Khi có tín hiệu từ xe ưu tiên, mọi người tự giác tìm chỗ trống để chạy chậm lại, thậm chí dừng hẳn để chừa một làn vừa đủ cho xe ưu tiên chạy với tốc độ cao.
Việt nam ta, nghe có vẻ buồn cười nhưng là sự thật, một bọn nước ngoài nào đấy đã mỉa mai: Việt nam bọn bay chiến tranh nhiều quá, giờ nghe tiếng máy bay là ngửa cổ lên trời để nhìn. Xe ưu tiên cũng thế, nghe tiếng báo động, bà con ngoái cổ nhìn theo, trẻ trâu phóng xe phía sau để xem chữa cháy ở đâu, cả bọn người to xác trong cái đầu trẻ trâu chưa bao giờ phát triển tận dụng khoảng không phía sau xe ưu tiên để bám chạy theo...
Với tốc độ đó, các anh chị cứ ưỡn ngực ra đi giữ đường, họ không đâm vào các anh chị mất mạng, thì khi họ phanh gấp cũng sẽ gây mất cân bằng và tự gây tai nạn, xe phía sau cũng sẽ đâm vào gây thêm tai nạn liên hoàn. Đừng đợi họ tránh các anh chị, được vạ thì má đã sưng. Tập thói quen nhường nhịn xe ưu tiên
Ở tai nạn trên, tôi không trách bác tài xe tải, không tránh em tài xế xe cứu hoả...chỉ tiếc là dân ta tập thói quen đi chậm lại ở các đường giao nhau...các nước khác, họ dừng hẳn ở đường giao nhau trước khi đi mà không cần biết có xe phía trước hay không...sau đó mới tiếp tục chạy tiếp. Dân ta, các xe khách, khi qua đường giao nhau, bác tài giữ cứng chân ga, chưa kể một số kẻ máu lạnh còn lạng lách đánh võng ngay khu dân cư đông đúc..xem thường mạng sống người khác.
Anh bạn lái xe cứu hoả có lẽ hơi vội, xe khách lại giữ nguyên tốc độ...tai nạn không may xảy ra, nhưng đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các anh chị và các bác tài khi tham gia giao thông....
Nguồn Facebooker Nguyen Phong