HÀNH TRÌNH 36 NGÀY SỐNG SÓT KỲ DIỆU CỦA CHÚ CHIM NON BÉ NHỎ.

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,241
Điểm tương tác
1,955
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
1.jpg

Ngày thứ nhất: Đây là chú chim non bé nhỏ mà anh trai tôi đã tìm được trên vỉa hè khi ra ngoài chạy bộ: Vẫn còn dính trên người vài mảnh vỏ trứng và lớp màng đã khô. Chú chim vừa mới nở thôi! Nhưng chúng tôi không tài nào tìm được tổ của chú trong những tán cây trên đầu kia.

2.jpg


Ngày thứ hai: Chẳng phải những chú chim đều đáng yêu dù có ở trong một hoàn cảnh xấu xí nào đó sao? Chúng tôi đã giữ chú chim này trong lồng ấp, cẩn thận kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Chúng tôi quyết định chú chim này là một nàng chim mái (mặc dù chúng tôi chưa bao giờ biết cách xác định giới tính chim cả). Và cô nàng chim non được đặt cái tên “Dumpling”. Tất thảy chim non đều giống như nhau nên chúng tôi cũng không biết Dumpling thuộc loài gì. Ta phải chờ đợi cho đến khi những chiếc lông chim đầu tiên xuất hiện thôi.
3.jpg

Ngày thứ ba: Chim non ăn rất nhiều! Chúng tôi chủ yếu cho Dumpling ăn dế, sâu bột, sâu sữa, những con côn trùng bắt được, cả dung dịch có bán sẵn dành riêng cho chim non. Cứ cho ăn 30 phút một lần, kéo dài trong 14 giờ một ngày, tương tự thức ăn mà trong tự nhiên Dumpling có thể tìm được. Hãy thử hình dung xem! Đây chỉ mới là một chú chim non. Mỗi cặp chim sẽ có từ 2 – 5 con non một lứa.Số lượng côn trùng mà chim bố mẹ phải tìm được để mớm cho con (và cả bản thân chúng cũng cần phải ăn chứ) là một điều đáng kinh ngạc. Vì chim bố mẹ không mớm mồi cho con chúng cả đêm nên chúng tôi cũng không phải làm thế. Điều này lại không giống như con non của các loài thú có vú, vốn cần phải được cung cấp thức ăn đều đặn mỗi giờ

4.jpg


Ngày thứ tư: Bạn có thể nhìn thấy sự phát triển tuyệt vời của bộ cánh chỉ trong vài ngày ngắn ngủi. Ngoài ra Dumpling còn có một chút lông thưa dựng đứng lên trông rất buồn cười và sẽ còn trông kì quái hơn khi nó lớn thêm. Dumpling kêu “quang quác” vòi ăn mỗi 30-45 phút. Thêm một thông tin thú vị: Bản năng là thứ luôn thôi thúc chúng. Ngay cả khi đang nhắm mắt và không có sự tương tác tốt, chú chim vẫn biết lùi về một phía cái tổ chúng tôi làm cho nó và đi vệ sinh ở phần còn lại, để không làm bẩn tổ

5.jpg


Ngày thứ năm: Dumpling đã có thể ngồi nhiều hơn, ổn định hơn bằng "xương ức" (tựa bằng ngực với hai chân giấu bên dưới cơ thể của mình). Hãy nhìn nhé! Bộ lông sẽ thay đổi trong vòng 24 giờ tiếp theo! Cô nàng thực sự bắt đầu ra dáng một con chim rồi! Đôi mắt cũng đã bắt đầu hé mở từng chút một.

6.jpg


Ngày thứ sáu: Và đây là một bức hình đẹp về sự phát triển tuyệt vời của bộ cánh. Bạn có thể nhìn thấy chúng được bọc trong một vỏ bọc bằng sừng. Một khi lông cánh đạt được mốc kích thước cuối cùng, lớp vỏ này tan rã và bộ cánh đã sẵn sàng để dang rộng, bay xa.
7.jpg


Ngày thứ bảy: Suốt đêm, tất cả các màng bọc lông đã tiêu giảm đi và thế là chúng tôi đã có một chú chim hoàn chỉnh! Bạn có thể nhận ra Dumpling có một ngón chân cong bên trên chân trái. Không phải lo lắng nhiều khi chim còn trong độ tuổi này. Thực sự nó cũng không làm cô nàng bay chậm đi chút nào đâu.

8.jpg

Ngày thứ tám: “CHO CON ĂN ĐI!” - Vào thời điểm này, mỗi lần cho ăn, Dumpling ăn được những 3 con dế lớn và có khi cả ấu trùng sâu.

9.jpg


Ngày thứ chín: Lúc này chúng tôi đã ngưng dùng lồng ấp. Vì cơ thể chú chim đã mọc đủ lông, nó có thể tự điều chỉnh thân nhiệt. Dumpling có những búi lông tơ lù xù cùng bộ dạng luôn cáu kỉnh trông thật buồn cười.
10.jpg


Ngày thứ mười: Chúng tôi đem Dumpling vào một cái lồng chim bình thường và bỏ thêm giấy sợi để cô nàng bước đầu khám phá. Nàng thực sự vui vẻ, dù bên ngoài trông vẫn như đang cáu kỉnh.
11.jpg
Ngày mười một: Dumpling lần đầu tiên đậu được trên chiếc sào trong lồng, quả nhiên là một bước quan trọng và đã đi theo đúng hướng. Cô nàng chưa sở hữu một chiếc đuôi hoàn chỉnh, vì thế khả năng cân bằng không tốt lắm nhưng những ngón chân vẫn bám chắc chắn – ngón chân xấu xí đó, và mọi thứ khác.

12.jpg

Ngày mười hai: Dumpling là một chú chim nhỏ đáng yêu và nàng rất thích đậu trên tay chúng tôi. Các bạn có thể thấy trong hình, phía sau có những hạt kê mọc lên, đó là món chúng tôi bổ sung nhằm làm phong phú hơn nguồn thức ăn của Dumpling. Lúc này chúng tôi không cần cho ăn thường xuyên nữa, mà chỉ cho ăn mỗi 1-2 giờ, hoặc đặt sâu vào lồng cho nàng tự tìm kiếm.

13.jpg

Ngày mười ba: Gần 2 tuần sau khi nở và bây giờ nàng đã đậu vắt vẻo! Sức mạnh và khả năng thăng bằng đã cải thiện rõ so với ngày mười một. Chân được thẳng hơn, tư thế đậu tốt hơn. Tư thế “nâng khuỷu chân” này là đặc trưng của những chú chim biết hót khi được 14 ngày tuổi. Như vậy, Dumpling đang theo kịp tiến trình.

14.jpg

Ngày mười bốn: Nàng trông có vẻ “già dặn” hơn. Chú chim buồn cười ngày nào đã dần biến mất. Bấy giờ nàng đã hơn 2 tuần tuổi, nên tôi sẽ không liệt kê chi tiết từng ngày nữa.
15.jpg

Ngày mười bảy: Đây là chú chim của chúng ta, trong một chiếc lồng lớn hơn. Chúng tôi cho vào những nhánh cây xanh mới cắt để nàng tha hồ chuyền cành, khám phá mọi kẽ lá, cành non như thể đang ở ngoài thiên nhiên. Lúc này đây nàng đang bay nhảy trong lồng như một chú chim thành thục. **CHÚ Ý** Ai trong các bạn có nuôi chim làm cảnh, thì việc đặt nhiều nhánh sào trong lồng rất quan trọng. Nhánh tốt nhất là những nhánh bạn tự cắt từ những cây không có độc. Sẽ rất tuyệt vì chúng đem lại sức sống mới cho vật nuôi của bạn.
16.jpg

Ngày hai mươi hai: Chúng tôi bắt đầu đặt lồng chim ra ngoài trời, để Dumpling tiếp xúc với nắng, gió và những chú chim khác. Việc này rất quan trọng trong huấn luyện, xã hội hóa. Những con chim khác sẽ đến chỗ đựng thức ăn và tương tác với Dumpling, nàng cũng có thể quan sát chúng, học cách hót từ chúng.
17.jpg

Ngày hai mươi ba: Đây là một trong những bức tôi thích nhất, vì thấy rõ được những lớp lông vũ tuyệt đẹp của Dumpling. Nhờ đó chúng tôi cho rằng Dumpling có thể là một chú chim sẻ Mào Trắng hoặc chim Se Sẻ Bắc Mỹ. Chim sẻ Mào Trắng là loài phổ biến quanh đây nhưng bạn không mấy khi thấy chúng vì chúng không thường ghé thăm những máng đựng thức ăn cho chim. Se Sẻ Bắc Mỹ lại rất phổ biến, nhưng những bức ảnh về chim non loài này lại không khớp lắm với Dumpling. Cả hai loài đều là chim di trú, bay về hướng nam mỗi mùa đông. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm đưa Dumpling trở lại bầu trời để kịp chuyến đi hằng năm này.
18.jpg

Ngày hai mươi lăm: Một góc cạnh đáng yêu của Dumpling và lớp lông vũ. Chúng là vũ khí ngụy trang tuyệt vời khi loài chim này sinh sống giữa những tán cây.
19.jpg

Ngày hai mươi bảy: Thời gian này, Dumpling hoàn toàn từ chối những con dế (không một chút hứng thú nào với dế nữa) và khẩu phần ăn của nàng trở nên nhiều hạt và sâu. Dumpling cũng dần tự ăn, hoàn toàn độc lập. Nàng chẳng cần chúng tôi mớm thức ăn nữa, quả là một tín hiệu tốt.

20.jpg

Ngày hai mươi chín: Dumpling yêu thích mọi nhành cây rậm lá mà chúng tôi bỏ vào lồng. Phần nhiều trong tự nhiên chim thích ăn chồi cây. Dumpling lập tức nhảy theo những cành cây tươi non mỗi khi chúng tôi cho vào lồng

21.jpg

Ngày thứ ba mươi ba: Lúc này cơ bản là đã có thể thả Dumpling, tuy nhiên dự báo sẽ có bão ập đến trong vài ngày tới nên chúng tôi quyết định giữ cô nàng thêm một thời gian, để chắc chắn cơ hội Dumpling có được sẽ là cơ hội tốt nhấ
22.jpg

Ngày thứ ba mươi sáu: Ngày trả tự do. Sau cơn bão đêm trước, bình minh lên thật tuyệt đẹp. Thời tiết này sẽ vẫn tốt trong vài ngày nữa, và những cơn mưa gần đây sẽ đem lại cho Dumpling nhiều cơ hội tìm thức ăn nước uống. Chúng tôi nghĩ hôm nay đúng là một ngày hoàn hảo để thả Dumpling. Chúng tôi lái xe đến một khu bảo tồn thiên nhiên cách khoảng một dặm từ nơi Dumpling được tìm thấy ban đầu. Chúng tôi biết Dumpling sẽ có nhiều đồng loại.

23.jpg

Tạm biệt Dumpling! Chúng tôi mở cửa lồng và lùi ra sau. Sau vài phút, nàng nhảy ra và lập tức lướt bay lên cây. Nàng không hề ngần ngại gì, tức thì khám phá những nhành cây, nhấm nháp mầm chồi và nhảy chuyền từ cành này sang cành khác như một chú chim hoang dã. Rất mau, chúng tôi đã mất dấu Dumpling








 
Thật kỳ diệu - một nghĩa cử đáng khâm phục ... Bái phục , Bái phục cụ !!!!
 
Bên trên