eddy87
Thành Viên Tích Cực
Chim Lan Vũ (Strilda Astrild)
Xuất xứ : chưa rỏ, chỉ biết chúng sống lâu năm tại Nam Phi.
Hình dáng : có kích thước dài 11,5 cm. Chim có bộ lông rất độc đáo, khắp thân mình sắc lông xám lợt ửng hồng với nhiều lằn ngang vắt qua mình như sóng nước. Từ mỏ chim có 1 vệt lông màu đỏ vắt ngang qua mắt. Ở phần ngực chim trống có màu lông hồng đậm hơn so với chim mái. Mỏ chim trống màu đỏ tươi trong khi mỏ chim mái màu đỏ lợt.
Tập tính : sống riêng lẻ từng đôi không theo bầy đàn như những loại chim cảnh khác. Thích khí hậu ôn hoà, chịu nóng giỏi hơn lạnh, rất thích hợp với khí hậu miền Nam nước ta.
Sinh sản : Vào tháng tuổi thứ 3, khi đã xác định giới tính thì ghép cặp cho chúng, mỗi cặp nuôi riêng 1 lồng, kích thước lồng mỗi cạnh 40 cm là vừa. Đến tháng thứ 5 khi chim bắt đầu động dục ta treo vào lồng 1 tổ nhỏ (dạng giỏ đựng cá của dân đi câu) bên trong tổ ta lót 1 ít xơ dừa.
Mỗi lứa chim đẻ 4 trứng, ấp đến 12 ngày thì nở, chim con có màu sẩm tối, sau 21 ngày thì chim con trưởng thành có thể bắt ra nuôi riêng được.
Thức ăn : kê, ruột kê trộn trứng thỉnh thoảng cho ăn thêm xà lách nhất là khi chim đang nuôi con
Giá chim lan vũ tương đương với giá bảy màu
Chim Vĩ Hỏa
Xuất xứ : miền đông châu Úc
Hình dáng : có kích thước dài 11,5 cm. Chim có màu lông rất đẹp, nhất là phần trên đuôi có màu đỏ rực lửa trông rất hấp dẫn. Mỏ chim to khỏe như bạc má có màu đỏ tươi, khoen mắt màu hồng, có 1 vệt đen khá to nối liền giữa mỏ và mắt. Yếm cổ và ngực chim màu trắng, nhưng ngang ức lại có 1 đường đen viền vắt ngang. Đôi cánh màu xám ửng vàng, phía đầu cánh có điểm xuyến bốn năm đốm trắng nhỏ.
Giữa chim trống mái vóc dáng không khác biệt nhau lắm, ngoại trừ sắc lông lợt hơn nhất là phần đầu.
Tập tính : Giống như bạch điểm, chim trống nhiều con có tính hung hăng, thích gây sự với đồng loại trong lồng tập thể, nhất là mùa sinh sản. Vì vậy nuôi chim vĩ hỏa nên nuôi riêng từng con hoặc từng cặp mỗi lồng. Thế nhưng khi bắt nuôi riêng thì chim tỏ ra lười biếng chậm chạp như nhớ bầy đàn. Chính vì ít bay nhảy trong lồng nên chim dễ bị béo phì, nhiều chim mái vì thế mà sinh sản kém.
Trong tự nhiên chim thích làm tổ trong các bọng cây, hốc cây và độ thấp gần mặt đất.
Sinh sản : nên nuôi những lồng chim cùng giống này gần nhau, nhưng thấy cặp nào hung hăng với cặp bên cạnh thì dời đi nơi khác. Lồng chim đặt thấp gần sát đất, đồng thời đặt vào lồng 1 cái giỏ tre nhỏ và ít vật liệu mềm như xơ dừa , sợi bố để chúng tự làm tổ lấy mà đẻ. Có thể đặt vào lồng nhiều món đồ chơi thích hợp hoặc vài cần đậu cách xa nhau để chim bay nhảy, vận động cho bớt mập.
Vĩ hỏa sinh sản tốt, mỗi mùa đẻ từ 3 đến 4 lứa, mỗi lứa từ 4 đến 6 trứng. thời gian ấp là 13 ngày. Chúng có tài nuôi con rất khéo, sau 3 tuần tuổi chim con đã ra ràng, nghĩa là tự biết ăn, biết bay.
Thức ăn : kê, ruột kê trộn trứng, rau cải
Chim Mũ Đỏ (Paroaria Coronata)
Xuất xứ : Nam Mỹ
Hình dáng : Điểm đặc biệt của chim là có cái mào đỏ rực như lửa rất đẹp mắt , bộ lông có 2 màu tương phản xanh trắng rất rỏ nét. Khó phân biệt giới tính, nếu để trống mái gần nhau thì trông con mái có sắc vóc nhỏ hơn trống 1 chút.
Tập tính : Kiếm ăn và làm tổ ở tầng thấp nơi thông thoáng, khi nuôi nên đặt lồng ở nơi thấp mới thích hợp với chúng, thích nghi với khí hậu ấm áp. Hay gây sự với đồng loại vì vậy nên nuôi riêng mỗi cặp 1 lồng.
Sinh sản : Dễ thuần dưỡng, sinh sản tốt trong lồng. Đến mùa sinh sản chim thích tự làm tổ lấy mà đẻ, ta cứ bỏ các vật liệu mềm như sợi bố, xơ dừa ...vào lồng để tự chúng làm, tổ chim có hình dáng 1 cái tách lớn, giửa có lòng chảo sâu để chim dễ ấp.
Mỗi lứa đẻ tứ 3 -> 4 trứng , thời gian ấp là 15 ngày. Chim mẹ nuôi con rất khéo. Khi chim con được 2 tuần tuổi, chưa khôn lớn , chim mẹ đã làm tổ mới để tiếp tục đẻ lứa sau, thế nhưng với chim Chóp Đỏ dù đẻ lứa sau nó vẫn tiếp tục nuôi bầy con lứa trước cho đến khi khôn lớn mới thôi. Chin con ngoài 1 tháng tuổi mới thực sự trưởng thành, ta bắt chúng ra nuôi riêng.
Sau khi thay lông 1 vài mùa màu đỏ trên mào của chim con mới đỏ rực lên, nhưng tiếc rằng màu đỏ này chỉ ở bên chúng vài 3 năm vì đó càng lớn tuổi màu đỏ sẽ càng nhạt dần.
Thức ăn : kê, ruột kê trộn trứng, rau cải thỉnh thoảng cho ăn thêm cào cào.
Chim Mai Hoa (
Xuất xứ : Châu Phi, chúng sống nhiều từ các vùng phía đông Angola và Zaire đến Mozambique và Kenya.
Hình dáng : có kích thước dài 12,5 cm. Chim trống mỏ màu xám lợt, đầu và cổ lông màu đỏ, cánh màu nâu ửng hồng, còn phần bụng và 2 bên hông có lông màu đen điểm nhiều đốm trắng rất đẹp.Chim mái cũng tương tự như chim trống, có điều khác là thân mình bầu bĩnh hơn và sắc lông đầu cổ màu xám chứ không đỏ như chim trống. Đặc biệt mắt chúng có khoen trắng như chim khuyên. Ở chim trống vành khoen này rỏ nét hơn chim mái.
Tập tính : sống đơn lẻ hoặc từng đôi, nếu nuôi trong lồng tập thể chim trống tỏ ra khó tính hay cắn mổ đồng loại. Thích làm tổ ở các bụi bờ thấp, có khi chúng làm tổ sát mặt đất như sơn ca vậy.
Sinh sản : nhược điểm của chim là có nuôi thuần đến đâu mà khi sinh sản cũng tỏ ra khó tính, không muốn ai dòm vào tổ của nó, vì vậy nếu nuôi đẻ ta nên tìm cách che chắn cho tổ của chúng được kín đáo, nếu để chúng hoảng sợ chúng sẽ bỏ tổ luôn.
Mỗi lứa, chim đẻ từ 3 đến 6 trứng, thời gian ấp là 15 ngày. Chim con nuôi rất mau lớn, khoảng 3 tuần tuổi đã biết bay và tự sống được.
Thức ăn : kê, ruột kê trộn trứng, rau thỉnh thoảng cho ăn thêm cào cào hay sâu tươi
Xuất xứ : chưa rỏ, chỉ biết chúng sống lâu năm tại Nam Phi.
Hình dáng : có kích thước dài 11,5 cm. Chim có bộ lông rất độc đáo, khắp thân mình sắc lông xám lợt ửng hồng với nhiều lằn ngang vắt qua mình như sóng nước. Từ mỏ chim có 1 vệt lông màu đỏ vắt ngang qua mắt. Ở phần ngực chim trống có màu lông hồng đậm hơn so với chim mái. Mỏ chim trống màu đỏ tươi trong khi mỏ chim mái màu đỏ lợt.
Tập tính : sống riêng lẻ từng đôi không theo bầy đàn như những loại chim cảnh khác. Thích khí hậu ôn hoà, chịu nóng giỏi hơn lạnh, rất thích hợp với khí hậu miền Nam nước ta.
Sinh sản : Vào tháng tuổi thứ 3, khi đã xác định giới tính thì ghép cặp cho chúng, mỗi cặp nuôi riêng 1 lồng, kích thước lồng mỗi cạnh 40 cm là vừa. Đến tháng thứ 5 khi chim bắt đầu động dục ta treo vào lồng 1 tổ nhỏ (dạng giỏ đựng cá của dân đi câu) bên trong tổ ta lót 1 ít xơ dừa.
Mỗi lứa chim đẻ 4 trứng, ấp đến 12 ngày thì nở, chim con có màu sẩm tối, sau 21 ngày thì chim con trưởng thành có thể bắt ra nuôi riêng được.
Thức ăn : kê, ruột kê trộn trứng thỉnh thoảng cho ăn thêm xà lách nhất là khi chim đang nuôi con
Giá chim lan vũ tương đương với giá bảy màu
Chim Vĩ Hỏa
Xuất xứ : miền đông châu Úc
Hình dáng : có kích thước dài 11,5 cm. Chim có màu lông rất đẹp, nhất là phần trên đuôi có màu đỏ rực lửa trông rất hấp dẫn. Mỏ chim to khỏe như bạc má có màu đỏ tươi, khoen mắt màu hồng, có 1 vệt đen khá to nối liền giữa mỏ và mắt. Yếm cổ và ngực chim màu trắng, nhưng ngang ức lại có 1 đường đen viền vắt ngang. Đôi cánh màu xám ửng vàng, phía đầu cánh có điểm xuyến bốn năm đốm trắng nhỏ.
Giữa chim trống mái vóc dáng không khác biệt nhau lắm, ngoại trừ sắc lông lợt hơn nhất là phần đầu.
Tập tính : Giống như bạch điểm, chim trống nhiều con có tính hung hăng, thích gây sự với đồng loại trong lồng tập thể, nhất là mùa sinh sản. Vì vậy nuôi chim vĩ hỏa nên nuôi riêng từng con hoặc từng cặp mỗi lồng. Thế nhưng khi bắt nuôi riêng thì chim tỏ ra lười biếng chậm chạp như nhớ bầy đàn. Chính vì ít bay nhảy trong lồng nên chim dễ bị béo phì, nhiều chim mái vì thế mà sinh sản kém.
Trong tự nhiên chim thích làm tổ trong các bọng cây, hốc cây và độ thấp gần mặt đất.
Sinh sản : nên nuôi những lồng chim cùng giống này gần nhau, nhưng thấy cặp nào hung hăng với cặp bên cạnh thì dời đi nơi khác. Lồng chim đặt thấp gần sát đất, đồng thời đặt vào lồng 1 cái giỏ tre nhỏ và ít vật liệu mềm như xơ dừa , sợi bố để chúng tự làm tổ lấy mà đẻ. Có thể đặt vào lồng nhiều món đồ chơi thích hợp hoặc vài cần đậu cách xa nhau để chim bay nhảy, vận động cho bớt mập.
Vĩ hỏa sinh sản tốt, mỗi mùa đẻ từ 3 đến 4 lứa, mỗi lứa từ 4 đến 6 trứng. thời gian ấp là 13 ngày. Chúng có tài nuôi con rất khéo, sau 3 tuần tuổi chim con đã ra ràng, nghĩa là tự biết ăn, biết bay.
Thức ăn : kê, ruột kê trộn trứng, rau cải
Chim Mũ Đỏ (Paroaria Coronata)
Xuất xứ : Nam Mỹ
Hình dáng : Điểm đặc biệt của chim là có cái mào đỏ rực như lửa rất đẹp mắt , bộ lông có 2 màu tương phản xanh trắng rất rỏ nét. Khó phân biệt giới tính, nếu để trống mái gần nhau thì trông con mái có sắc vóc nhỏ hơn trống 1 chút.
Tập tính : Kiếm ăn và làm tổ ở tầng thấp nơi thông thoáng, khi nuôi nên đặt lồng ở nơi thấp mới thích hợp với chúng, thích nghi với khí hậu ấm áp. Hay gây sự với đồng loại vì vậy nên nuôi riêng mỗi cặp 1 lồng.
Sinh sản : Dễ thuần dưỡng, sinh sản tốt trong lồng. Đến mùa sinh sản chim thích tự làm tổ lấy mà đẻ, ta cứ bỏ các vật liệu mềm như sợi bố, xơ dừa ...vào lồng để tự chúng làm, tổ chim có hình dáng 1 cái tách lớn, giửa có lòng chảo sâu để chim dễ ấp.
Mỗi lứa đẻ tứ 3 -> 4 trứng , thời gian ấp là 15 ngày. Chim mẹ nuôi con rất khéo. Khi chim con được 2 tuần tuổi, chưa khôn lớn , chim mẹ đã làm tổ mới để tiếp tục đẻ lứa sau, thế nhưng với chim Chóp Đỏ dù đẻ lứa sau nó vẫn tiếp tục nuôi bầy con lứa trước cho đến khi khôn lớn mới thôi. Chin con ngoài 1 tháng tuổi mới thực sự trưởng thành, ta bắt chúng ra nuôi riêng.
Sau khi thay lông 1 vài mùa màu đỏ trên mào của chim con mới đỏ rực lên, nhưng tiếc rằng màu đỏ này chỉ ở bên chúng vài 3 năm vì đó càng lớn tuổi màu đỏ sẽ càng nhạt dần.
Thức ăn : kê, ruột kê trộn trứng, rau cải thỉnh thoảng cho ăn thêm cào cào.
Chim Mai Hoa (
Hypargos Niveiguttatus)
Xuất xứ : Châu Phi, chúng sống nhiều từ các vùng phía đông Angola và Zaire đến Mozambique và Kenya.
Hình dáng : có kích thước dài 12,5 cm. Chim trống mỏ màu xám lợt, đầu và cổ lông màu đỏ, cánh màu nâu ửng hồng, còn phần bụng và 2 bên hông có lông màu đen điểm nhiều đốm trắng rất đẹp.Chim mái cũng tương tự như chim trống, có điều khác là thân mình bầu bĩnh hơn và sắc lông đầu cổ màu xám chứ không đỏ như chim trống. Đặc biệt mắt chúng có khoen trắng như chim khuyên. Ở chim trống vành khoen này rỏ nét hơn chim mái.
Tập tính : sống đơn lẻ hoặc từng đôi, nếu nuôi trong lồng tập thể chim trống tỏ ra khó tính hay cắn mổ đồng loại. Thích làm tổ ở các bụi bờ thấp, có khi chúng làm tổ sát mặt đất như sơn ca vậy.
Sinh sản : nhược điểm của chim là có nuôi thuần đến đâu mà khi sinh sản cũng tỏ ra khó tính, không muốn ai dòm vào tổ của nó, vì vậy nếu nuôi đẻ ta nên tìm cách che chắn cho tổ của chúng được kín đáo, nếu để chúng hoảng sợ chúng sẽ bỏ tổ luôn.
Mỗi lứa, chim đẻ từ 3 đến 6 trứng, thời gian ấp là 15 ngày. Chim con nuôi rất mau lớn, khoảng 3 tuần tuổi đã biết bay và tự sống được.
Thức ăn : kê, ruột kê trộn trứng, rau thỉnh thoảng cho ăn thêm cào cào hay sâu tươi
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads