giải pháp về khóang cho chim

hoanglinh

Thành viên Mới
Tham gia
28 Tháng mười 2011
Bài viết
0
Điểm tương tác
0
Điểm
0
Mỗi chúng ta thường rất hay để ý đến chế độ dinh dưỡng khi nuôi chim nào là cám thì bao nhiêu trứng rồi mồi ngày bao nhiêu con....v..v.nhưng có ko nhiều người để ý là làm thế nào cơ chế j để con chim nó chuyển hóa được tất cả những cái chất đó vào cơ thể để biến nó thành năng lượng thành tiếng hót để bộc lộ hết tố chất của con chim.
câu trả lời đó là chất khoáng!tại sao tôi lại nói thế!
con chim khi sống ở rừng khi cơ thể nó cảm thấy thiếu chất gì thì tự nó sẽ đi tìm cái chất đấy nó chẳng sung sướng như chúng ta có bệnh viện này phòng khám nọ, bác sĩ này lương y kia.nó chỉ có nó.khi bất đắc dĩ nó phải sống cảnh nuôi nhốt lồng trại nó sẽ thiếu cái điều mà tôi vừa đề cập
ngoài ra chất khoáng giúp con chim chuyển hóa thức ăn.chim và các loài gia cầm nói chung đều hay ăn cát hay các viên sỏi nhỏ tùy kích thước để giúp dạ dày co bóp nghiền thức ăn.
các cao thủ chơi mi chọi khi được chọn mồi tươi cho mi chọi thì họ rất thích đó là dế chũi vì bản chất con đấy sống dưới đất , ăn đất nên lúc nào nó cũng có chất khoáng đất cát trong người.Tuy nhiên ko phải dễ để có thể mua được và tìm được dế chũi ở Hà Nội vì dế này chưa thấy người nào nuôi sinh sản được mà người bán phải đi đào số lượng ko đủ để cung cấp đủ.
có 1 loài mà tôi nghĩ là có thể giúp được phần nào điều đó tất nhiên ko thể nào bằng dế chũi được đó là sâu cá rồng hay còn gọi là sâu super wonw.
sâu super sau khi mua về bạn chọn 1cái chậu hay 1cái khay mục đích ko cho nó bò ra ngoài được tùy theo số lượng sâu bạn chọn kích thước của khay chậu.bước tiếp theo bạn lấy đất pha cát(đất dọc bờ sông)là tốt nhất nếu ko có lấy đất khác gần tương tự cũng được bạn dải xuống khay hay chậu 1lớp mỏng cỡ nửa đốt tay út.sau đó các bạn dải sâu vào độ dày khi dải sâu cỡ1 đốt ngón tay.sau đó bạn cho các thứ thức ăn giúp nuôi sống nó nhớ là vừa đủ ko nên quá nhiều ăn thừa sinh mùi ẩm mốc ko tốt.sau khi nuôi cứ 4 hôm bạn lại lọc cho toàn bộ ra lọc lại qua cái rổ hay giá gì đấy mà giúp sâu ko lọt qua được.phân con sâu sẽ lọt xuống dưới ta đổ đi và nhặt hết thức ăn cũ bổ xung thức ăn mới.việc làm này còn giúp đỡ mùi hôi từ con sâu gây khó chịu cho người xung quanh.
sâu được nuôi bằng cả đất như vậy sẽ khỏe hơn nó ăn vào người nó cả đất cát đó chính là chất khoáng.ngoài ra sâu cá rồng khác với sâu quy ko gây nóng,có thể điều chỉnh được lượng đạm trong con sâu khi cho chim ăn ở mỗi giai đoạn khác nhau của chim bằng cách điều chỉnh thức ăn cho sâu,sâu sống cực khỏe,tính ôn tốt với loài họa mi nói riêng và các loài như chào mào chích chòe nói chung.
cảm ơn các bạn đã đọc!chúc các bạn có những chú chim hay làm nở mày nở mặt chủ.chào thân ái!Hoàng Linh.
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

Theo bạn thì "khoáng" là những chất gì! Thêm nữa bài viết này bạn nên post vào box Họa Mi hoặc mục "Kiến thức chung về chim cảnh" vì mình đọc xong không thấy có gì liên quan đến Chào Mào mà chỉ thấy bạn nhắc đến chim HM ăn dế chũi.

Thân!
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

vấn đề về chất đạm cho chào mào,mình cũng đàn quan tâm ,à mà nhân tiện có pác nào đã cho chào mào ăn b1 giống như nuôi gà nòi chưa nhỉ[-O<
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

khoáng là những chất ví dụ như canxi,sắt, kẽm...đều thuộc các chất nhóm cacion rất cần thiết cho sự sống tuy nhiên phải có hàm lượng thích hợp với từng loại.điều này đối với con chim nói chung và chào mào nói riêng thì chỉ có tự nó biết nó thiếu cái gì.
Mod ạ!mình viết và đăng bài ở đây nhằm cũng nói đến chào mào nó cũng là chim nên nó cần những điều đó.nếu có điều gì chưa thích hợp hay chưa đúng mong mod thông cảm đừng hiểu sai lệch ý mình.
mình xin nói lại mình viết bài ko mục đích gì ngoài mong muốn giao lưu học hỏi xin cảm ơn!
thân ái!
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

Cũng là một bài góp ý hay.... thanks bác.........................
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

khoáng là những chất ví dụ như canxi,sắt, kẽm...đều thuộc các chất nhóm cacion rất cần thiết cho sự sống tuy nhiên phải có hàm lượng thích hợp với từng loại.điều này đối với con chim nói chung và chào mào nói riêng thì chỉ có tự nó biết nó thiếu cái gì.
Mod ạ!mình viết và đăng bài ở đây nhằm cũng nói đến chào mào nó cũng là chim nên nó cần những điều đó.nếu có điều gì chưa thích hợp hay chưa đúng mong mod thông cảm đừng hiểu sai lệch ý mình.
mình xin nói lại mình viết bài ko mục đích gì ngoài mong muốn giao lưu học hỏi xin cảm ơn!
thân ái!
Vâng, bài chia xẻ của bạn rất hữu ích cho ae chơi chim cảnh tham khảo, mình không hề hiểu sai lệch ý của bạn và sẽ để topic này trong box CM để ae dễ dàng theo dõi tham khảo và thảo luận.
Theo mình thì khoáng và vitamin (các yếu tố vi lượng) là nhóm chất rất cần thiết cho sự trao đổi chất của CM nói riêng và bất kỳ loài động vật nào nói chung và Can-xi như bạn nói không xếp vào nhóm vi chất - khoáng mà nó là thành phần cấu tạo nên cơ thể chim (khung xương của chim chủ yếu là Can-xi). Các yếu tố vi lượng bao gồm: Các loại Vitamin A, B, PP, C, D...; Sắt, Kẽm, Ma-giê, Phôt-pho... khác với các chất dinh dưỡng cơ bản như: Pro-tê-in, Li-pit; Glucose... ở chỗ theo từng giai đoạn phát triển của chim thì có nhu cầu nhiều hay ít nhưng hàm lượng chim cần bổ xung là rất thấp, quan trọng là không thể thiếu.
Chính vì nhu cầu của CM và các loài chim cảnh cần rất ít nên ở trong thức ăn (cám, mồi tươi, quả chín) là đã có đủ cho chim. Còn vấn đề chúng cần bao nhiêu và những loại gì thì chúng ta không biết dù rất quan tâm, hãy để dành cho các nhà điểu học với các công trình nghiên cứu của họ. Điều ae quan tâm là chế độ dinh dưỡng cho chim thật tốt để chú chim xung, chơi hay, bền bỉ, như thế là đã đủ "sướng".
Theo mình tìm hiểu thì trong Trứng, Đậu xanh, Lạc (đậu phộng), tôm... (các thành phần để làm cám cho CM và các loài chim cảnh khác), quả chín và môi tươi có đủ các chất dinh dưỡng cơ bản và các yếu tố vi lượng đáp ứng cho nhu cầu của chim cò nuôi nhốt. Tùy từng loài mà các vi chất sẽ được bổ xung hợp theo tập tính ăn mồi của chúng ngoài tự nhiên.
Nếu như trong thức ăn chúng ta bổ xung quá nhiều các chất khoáng và Vitamin sẽ thành có hại cho chim cò (hại thế nào thì mình cũng chưa rõ, chỉ suy ra từ nhu cầu của con người :D:D:D).

Thân!
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

Theo bạn thì "khoáng" là những chất gì! Thêm nữa bài viết này bạn nên post vào box Họa Mi hoặc mục "Kiến thức chung về chim cảnh" vì mình đọc xong không thấy có gì liên quan đến Chào Mào mà chỉ thấy bạn nhắc đến chim HM ăn dế chũi.

Thân!
Nếu cho Họa Mi ăn thì đã 0 sợ nóng!!! Cả bài viết nói lên cách cho CM ăn sâu mà " KHÔNG SỢ NÓNG" đấy thôi!!! Có lẽ chúng ta nên chuyển sang cho CM ăn mì OMACHI :D:D:D Cá nhân e thấy bài viết này mang đạm tính Chào mào học :p Khoáng như a.Hoàng Linh nói là quá 0k rồi ạh, ( đất- cát ở bờ sông), nhà e xa sông thì e làm khoáng thê này ợ. Rủ người yêu đi công viên, vườn hoa chơi, chỗ nào tối tối, kín kín thì dắt người yêu vào, ... tiếp theo là tìm 1 đống đất do giun đùn lên, lấy làm mẫu và bắt người yêu tìm cho vài đống như thế :D:D:D Lấy xong là về thôi ạh, 0 làm gì khác đâu ạh. Về phơi khô chỗ đất đấy + lấy lõi của viên than tổ ong nghiền nhỏ ra, trộn lẫn vào nhau. Thế là có khoáng rồi đấy ạh. Trộn lẫn vào cám 1 ít, còn lại chia vào các cóng ( CM thường có 3 cóng), e nào thiếu e ý sẽ tự ăn. Còn thành phần chính xác của khoáng thì e 0 biết. E 0 phải nhà khoa hoc, cũng 0 phải nhà điểu học. Chỉ là chút kinh nghiệm bản thân rút ra e xin chia sẻ với ae. có gì chưa chuẩn mong được đại xá. :p Rất tôn trọng bài của a.HoangLinh với a.Minh_KyYen1010 ợ!!!
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

theo mình tìm hiểu thêm thì con chim cần nhu cầu khoáng ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau.thật kỳ diệu của cuộc sống đã cho con chim cách tự nhận biết nó thiếu bao nhiêu.
chim và các loài gia cầm nói chung thường ăn các hạt cát sỏi kích cỡ phù hợp với cơ thể nó là vì giúp co bóp nghiền nát thức ăn trong dạ dày.tôi lấy ví dụ ở đây như thiếu vi lượng kẽm chẳng hạn nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính dục con chim nếu đủ con chim sẽ phát triển đầy đủ tính dục nó sẽ hót nhiều nam tính hơn...vv..đấy chính là cái mà ta hay gọi là "Lửa"
khoáng nói chung thuộc nhóm cacion tác dụng rất lớn mặc dù chỉ cần hàm lượng rất thấp đối với chim.thiếu nó con chim giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,gây khó khăn trong tiêu hóa,ngoài ra nó còn giúp tổng hợp lên chất sừng lông vũ mỏ móng.con chim sẽ hay ủ rũ giảm lửa lông xấu.cái này có thể thấy rõ nhất ở những người nuôi chào mào chỉ cho ăn cám ko cho ăn hoa quả mồi tươi và tắm nắng.
cảm ơn!và chào thân ái!
Hoàng Linh.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

theo mình tìm hiểu thêm thì con chim cần nhu cầu khoáng ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau.thật kỳ diệu của cuộc sống đã cho con chim cách tự nhận biết nó thiếu bao nhiêu.
khoáng nói chung thuộc nhóm cacion tác dụng rất lớn mặc dù chỉ cần hàm lượng rất thấp đối với chim.thiếu nó con chim giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,gây khó khăn trong tiêu hóa,ngoài ra nó còn giúp tổng hợp lên chất sừng lông vũ mỏ móng.con chim sẽ hay ủ rũ giảm lửa lông xấu.cái này có thể thấy rõ nhất ở những người nuôi chào mào chỉ cho ăn cám ko cho ăn hoa quả mồi tươi và tắm nắng.
cảm ơn!và chào thân ái!
Hoàng Linh.

Vừa nhắc đến cụ hôm qua trong top Sâu cho họa mi.. thì hôm nay cụ xuất hiện... Thiêng thật....!
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

à quên khuấy mất >>> Nói về SUPER WORM nên hôm nay em viết mấy cái chứng minh về con sâu qui có tác hại thế nào nhé... Mời các cụ xem... Xem xong nhớ bấm thanks cho em nhé...

Con sâu quy tên khoa học là Alphitobius diapericus vốn là một loài côn trùng thường cư trú trong các kho lương thực, thực phẩm và nhất là trong phân và chất độn của chuồng gà. Con trưởng thành thường được gọi là con quy, sống khá lâu (ở nhiệt độ 21-240C nó sống lâu tới 400 ngày), biết chạy và bay do đó có thể phát tán khá xa.

Thức ăn chính là phân gà, xác chết và các chất hữu cơ mốc meo. Bà con nuôi sâu thường mua con quy giống từ các chủ nuôi gà công nghiệp. Các chủ nuôi gà thường nuôi và thu nhặt con quy trong đống phân gà của họ. Con quy được mua về và cho đẻ trứng trong các khay bằng nhựa hay bằng gỗ có chứa sẵn cám và thực phẩm (thường là cám nấu với vỏ thơm). Con cái sau khi nở khoảng 13 ngày bắt đầu đẻ trứng và đẻ liên tục trong suốt đời của nó. Mỗi ngày đẻ khoảng 4 trứng.

Trứng quy sau 7 - 10 ngày nở ra sâu con và lớn rất nhanh. Chúng ăn tạp đủ loại thực phẩm phế thải (từ cọng rau cho đến cơm thừa, xác động vật chết...) nên có thể coi là một loài động vật chuyển đổi rác hữu cơ thành thức ăn chim cá. Vì thế nuôi sâu quy là một nghề không những giúp kinh tế, giúp phát triển nuôi chim cá cảnh - một trong những hướng phát triển của nông nghiệp đô thị TPHCM mà còn giúp giảm thiểu rác thải hữu cơ. Nếu được nghiên cứu công nghiệp hóa, sâu quy có thể trở thành một loài gia trùng quý.

Nhưng nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài đã khuyến cáo rằng loài sâu này không những là vật truyền cơ học mà còn là vật dự trữ nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho gia cầm và cả cho sức khoẻ con người như Campylobacter và Salmonella (mầm bệnh gây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn) Escheriachia coli, virus bạch cầu gà và một số siêu vi khác.

Các nhà khoa học cũng đã xác định trong sâu qui chứa một số virut bệnh hen suyễn ( nên Mi ăn bị khàn giọng ), viêm mũi ( Mi ăn bị khò khè ), viêm kết mạc ( Mi ăn bị đục mắt ===> Hay còn bảo là nóng nổ mắt ) .

===> chính vì vậy mà họa mi ăn sâu qui bị khàn giọng, bị đục thủy tinh thể , tuy nhiên xưa nay ta thường quan niệm là do sâu qui nóng là sai, đúng ra là nó có mang mầm virut các bệnh trên...... Nhớ cho kỹ dùng Super Worm không dùng sâu qui
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

à quên khuấy mất >>> Nói về SUPER WORM nên hôm nay em viết mấy cái chứng minh về con sâu qui có tác hại thế nào nhé... Mời các cụ xem... Xem xong nhớ bấm thanks cho em nhé...

Con sâu quy tên khoa học là Alphitobius diapericus vốn là một loài côn trùng thường cư trú trong các kho lương thực, thực phẩm và nhất là trong phân và chất độn của chuồng gà. Con trưởng thành thường được gọi là con quy, sống khá lâu (ở nhiệt độ 21-240C nó sống lâu tới 400 ngày), biết chạy và bay do đó có thể phát tán khá xa.

Thức ăn chính là phân gà, xác chết và các chất hữu cơ mốc meo. Bà con nuôi sâu thường mua con quy giống từ các chủ nuôi gà công nghiệp. Các chủ nuôi gà thường nuôi và thu nhặt con quy trong đống phân gà của họ. Con quy được mua về và cho đẻ trứng trong các khay bằng nhựa hay bằng gỗ có chứa sẵn cám và thực phẩm (thường là cám nấu với vỏ thơm). Con cái sau khi nở khoảng 13 ngày bắt đầu đẻ trứng và đẻ liên tục trong suốt đời của nó. Mỗi ngày đẻ khoảng 4 trứng.

Trứng quy sau 7 - 10 ngày nở ra sâu con và lớn rất nhanh. Chúng ăn tạp đủ loại thực phẩm phế thải (từ cọng rau cho đến cơm thừa, xác động vật chết...) nên có thể coi là một loài động vật chuyển đổi rác hữu cơ thành thức ăn chim cá. Vì thế nuôi sâu quy là một nghề không những giúp kinh tế, giúp phát triển nuôi chim cá cảnh - một trong những hướng phát triển của nông nghiệp đô thị TPHCM mà còn giúp giảm thiểu rác thải hữu cơ. Nếu được nghiên cứu công nghiệp hóa, sâu quy có thể trở thành một loài gia trùng quý.

Nhưng nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài đã khuyến cáo rằng loài sâu này không những là vật truyền cơ học mà còn là vật dự trữ nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho gia cầm và cả cho sức khoẻ con người như Campylobacter và Salmonella (mầm bệnh gây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn) Escheriachia coli, virus bạch cầu gà và một số siêu vi khác.

Các nhà khoa học cũng đã xác định trong sâu qui chứa một số virut bệnh hen suyễn ( nên Mi ăn bị khàn giọng ), viêm mũi ( Mi ăn bị khò khè ), viêm kết mạc ( Mi ăn bị đục mắt ===> Hay còn bảo là nóng nổ mắt ) .

===> chính vì vậy mà họa mi ăn sâu qui bị khàn giọng, bị đục thủy tinh thể , tuy nhiên xưa nay ta thường quan niệm là do sâu qui nóng là sai, đúng ra là nó có mang mầm virut các bệnh trên...... Nhớ cho kỹ dùng Super Worm không dùng sâu qui
ok anh, em cho mi nhà e ăn,nó mà có vấn đề gì thì cứ anh Mạnh e bắt đền nhé.
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

cảm ơn mazvan nhé!cậu sưu tầm hay lắm!1 tài liệu quý cho anh em.mình cũng đã tìm hiểu về anh sâu quy này thực chất do nó ăn mầm bệnh vào người nên chim ăn vào mới mang bệnh.
mình thì vẫn khuyến cáo anh em ko nên cho ăn.còn với super worm thì lại khác.nếu các bạn nuôi nó trong môi trường đất pha cát ở bờ sông và cho ăn củ quả và 3 ngày lấy hết thức ăn thừa đổ đi bổ xung cái mới thì chẳng bao giờ bị làm sao cả .bởi với nó là nguồi thực phẩm sạch cho chim.
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

vậy có công thức nào làm khoáng cung cấp cho chim không vậy các bác?
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

Cho em hỏi phân biệt sâu quy và superworm thế nào ah?em search gu gồ thấy 2 loại giống y sì nhau!
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

à quên khuấy mất >>> Nói về SUPER WORM nên hôm nay em viết mấy cái chứng minh về con sâu qui có tác hại thế nào nhé... Mời các cụ xem... Xem xong nhớ bấm thanks cho em nhé...

Con sâu quy tên khoa học là Alphitobius diapericus vốn là một loài côn trùng thường cư trú trong các kho lương thực, thực phẩm và nhất là trong phân và chất độn của chuồng gà. Con trưởng thành thường được gọi là con quy, sống khá lâu (ở nhiệt độ 21-240C nó sống lâu tới 400 ngày), biết chạy và bay do đó có thể phát tán khá xa.

Thức ăn chính là phân gà, xác chết và các chất hữu cơ mốc meo. Bà con nuôi sâu thường mua con quy giống từ các chủ nuôi gà công nghiệp. Các chủ nuôi gà thường nuôi và thu nhặt con quy trong đống phân gà của họ. Con quy được mua về và cho đẻ trứng trong các khay bằng nhựa hay bằng gỗ có chứa sẵn cám và thực phẩm (thường là cám nấu với vỏ thơm). Con cái sau khi nở khoảng 13 ngày bắt đầu đẻ trứng và đẻ liên tục trong suốt đời của nó. Mỗi ngày đẻ khoảng 4 trứng.

Trứng quy sau 7 - 10 ngày nở ra sâu con và lớn rất nhanh. Chúng ăn tạp đủ loại thực phẩm phế thải (từ cọng rau cho đến cơm thừa, xác động vật chết...) nên có thể coi là một loài động vật chuyển đổi rác hữu cơ thành thức ăn chim cá. Vì thế nuôi sâu quy là một nghề không những giúp kinh tế, giúp phát triển nuôi chim cá cảnh - một trong những hướng phát triển của nông nghiệp đô thị TPHCM mà còn giúp giảm thiểu rác thải hữu cơ. Nếu được nghiên cứu công nghiệp hóa, sâu quy có thể trở thành một loài gia trùng quý.

Nhưng nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài đã khuyến cáo rằng loài sâu này không những là vật truyền cơ học mà còn là vật dự trữ nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho gia cầm và cả cho sức khoẻ con người như Campylobacter và Salmonella (mầm bệnh gây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn) Escheriachia coli, virus bạch cầu gà và một số siêu vi khác.

Các nhà khoa học cũng đã xác định trong sâu qui chứa một số virut bệnh hen suyễn ( nên Mi ăn bị khàn giọng ), viêm mũi ( Mi ăn bị khò khè ), viêm kết mạc ( Mi ăn bị đục mắt ===> Hay còn bảo là nóng nổ mắt ) .

===> chính vì vậy mà họa mi ăn sâu qui bị khàn giọng, bị đục thủy tinh thể , tuy nhiên xưa nay ta thường quan niệm là do sâu qui nóng là sai, đúng ra là nó có mang mầm virut các bệnh trên...... Nhớ cho kỹ dùng Super Worm không dùng sâu qui
Uầy bác này nghiên cứu kĩ gớm!!! Đúng là nhà... Sâu học!!! :p E đùa thôi ạh, bài viết của bác rất bổ ích. Thank bác nhiều. Mỗi tội cái chữ kí của bác làm e giật mình !!! :(
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

vậy có công thức nào làm khoáng cung cấp cho chim không vậy các bác?
Bạn có thể làm theo cách của bác HoangLinh nếu nhà bạn gần sông. Còn nhà bạn gần... núi thì thử tham khảo cách của mình. :D Lấy đống đất giun đùn phơi khô + Lấy lõi của viên than tổ ong đã qua sử dụng ( Cái phần rất rắn ở chính giữa). Bạn nghiền nhỏ, trộn lẫn vào nhau cho chim ăn.
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

Uầy bác này nghiên cứu kĩ gớm!!! Đúng là nhà... Sâu học!!! :p E đùa thôi ạh, bài viết của bác rất bổ ích. Thank bác nhiều. Mỗi tội cái chữ kí của bác làm e giật mình !!! :(

Ấy chết, bài này là bài nghiên cứu của TS Lê Võ Định Tường ở Phân viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên & Công nghệ Quốc gia đấy ạ, chứ em thì nghiên cứu cái chai rượu + con gà thôi
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

Ấy chết, bài này là bài nghiên cứu của TS Lê Võ Định Tường ở Phân viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên & Công nghệ Quốc gia đấy ạ, chứ em thì nghiên cứu cái chai rượu + con gà thôi
Vâng, cảm ơn bác đã ghi rõ nguồn cho ae thêm tin tưởng ạh. Với lại thì bác cứ "nghiên cứu cái chai rượu + con gà thôi" đi, rồi bác sưu tầm thêm nhiều tài liệu bổ ích UP lên cho ae tham khảo cũng là rất đang quý rồi. Có điều này e nói nhỏ với bác nhé: Nếu đang nghiên cứu mà hết rượu, còn gà bác alo e 1 tiếng! E tình nguyện đến nghiên cứu món Gà Mồi hộ bác. :D:D:D
 
Ðề: giải pháp về khóang cho chim

:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-?:-?:-?:-?:-?:-?:-?:-?:-?:-?
 
Bên trên