Lâu Lâu Lên Báo Đọc Thấy Cái tin Hay Hay Post Cho a/e Đọc cho vui .
Ở miền Tây, cu rừng là một trong vài loại chim thường được nuôi làm cảnh. Để có được chú cu rừng gáy hay, dáng đẹp, người ta phải đi gác (bẫy) rất công phu
Ông Tám Chinh ở xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên – An Giang là một trong những người chơi chim cảnh nghệ thuật có tiếng ở An Giang và cả ĐBSCL. Trong các loài chim cảnh, hiểu biết sở trường và là niềm đam mê lớn nhất của ông chính là cu rừng. "Để gác cu rừng, việc đầu tiên là phải huấn luyện cu mồi" - ông Tám Chinh cho biết.
Ông Tám Chinh và con cu mồi chiến của mình
Khổ luyện chim mồi
Theo ông Tám Chinh, cu mồi không thể nuôi từ con non mà phải là con bỗi rừng đã biết gáy thuần thục. "Nuôi cu mồi phức tạp hơn những loài khác rất nhiều. Gác được cu bỗi rừng về nuôi dưỡng phải 6 tháng đến một năm mới có thể thành con mồi. Trong quá trình đó, phải tập cho cu mồi làm quen với chủ, làm quen với người lạ và biết gáy đủ các "bài". Điều quan trọng là phải huấn luyện cho cu mồi không sợ rừng, dù nó đã bị nuôi nhốt trong nhà cả năm trời" - ông Tám Chinh tiết lộ.
Dù dày công khổ luyện cả năm trời, thậm chí lâu hơn nhưng khi ra "chiến trường", cu mồi hay dở mới thật sự lộ diện. Vì thế, cu mồi hay rất hiếm, phải được sàng lọc trong nhiều lần "ra trận mạc". Những con cu mồi đi gác không thành công thì được cho là bị "bể". "Cu mồi bị "bể" thường là do gặp phải diều hâu khi đang xung trận" – ông Tám Chinh khẳng định.
Chỉ vào chiếc lồng sắt có một chú cu rừng đang cúi gập đầu gáy liên tục, ông Tám Chinh cho biết đó là con mồi chiến nhất trong số 40 con ông đang nuôi dưỡng. "Con này đã từng chạm trán với diều hâu, bị thương nặng gần chết mà vẫn sống sót. Điều đáng nói là sau khi thoát chết, vài tháng sau, tôi đem ra rừng gác, nó vẫn gáy vang trời. Đó là con mồi duy nhất không bị "bể" sau lần chết hụt dưới móng vuốt diều hâu" – ông Tám Chinh quả quyết.
Từ nhỏ, ông Tám Chinh đã đi theo những người lớn tuổi trong vùng để gác cu. Đến năm 17 tuổi, ông đã thông thạo hết mọi ngón nghề, nhất là biết cách đặt lục (bẫy làm bằng sắt) gác cu rừng. Để có thể "hành nghề", ông phải bán 3 chỉ vàng mua cu mồi và lục.
"Hồi đó, rừng còn hoang sơ lắm, muốn đi gác cu thì phải thức dậy từ 1 giờ sáng, đem cà-men cơm theo. Cả nhóm 4-5 người băng rừng, lội núi đến nơi thì mặt trời đã chói chang rồi. Vậy là lấy cơm ra lót dạ rồi mới tiếp tục lội vô rừng tìm nơi có cu gáy để gác. Cực lắm nhưng vì đam mê tiếng cu gáy, chúng tôi không quản gì” - ông Tám Chinh nhớ lại.
Ông Tám Chinh đặt bẫy lục để gác cu rừng
Kỷ niệm nhớ đời
Cũng vì ghiền tiếng cu gáy nơi hoang dã mà ông Tám Chinh phải mang một kỷ niệm buồn thê thiết và đến giờ vẫn còn ân hận. Đó là năm 1979, trong một lần ông đi gác cu ở rừng xa, cha ở nhà đột ngột lâm bệnh nặng và qua đời. Tối mịt trở về, không còn được gặp mặt cha lần cuối khiến ông ray rứt mãi. "Lần đó, tôi giận mình quá, quyết định thả hết mấy chục con cu mồi mà mình dày công nuôi dưỡng. Tôi gác luôn cả thú đam mê của mình được vài năm nhưng rồi không chịu nổi, lại đi gác cu rừng" – ông Tám Chinh tâm sự.
Hàng chục năm gác cu rừng, ông Hai Tấn, 52 tuổi, bạn nghề và là hàng xóm của ông Tám Chinh, cũng có đầy ắp kỷ niệm. "Trước đây, nhà tôi nghèo khó lắm, dù rất mê gác cu nhưng đành chịu vì không đủ tiền mua nổi con mồi. Sau đó, tôi tích cóp nhiều năm mới cùng ông Việt, người cùng xã, hùn tiền mua được một con cu mồi. Có chim mồi rồi nhưng tôi lại bị bệnh đau khớp hành hạ, không đi lại được. Ghiền quá, tôi bèn bảo ông Việt lấy xe chở vô bìa rừng xem gác cu. Nhưng gác cu thì phải đi vô tận rừng xa nên tôi không thể đi vào xem được. Tức quá, tôi lần dò đi theo rồi đi được lúc nào không hay! Từ đó, bệnh khớp của tôi cũng dần dần thuyên giảm, không còn đau nhức gì nữa" - ông Hai Tấn nhớ lại. Thấy gác cu "trị” được bệnh của chồng, vợ ông Hai Tấn đã "bật đèn xanh" mua một con mồi để ông đi gác ở những cánh rừng gần nhà!
Theo chân ông Tám Chinh đi gác cu vài lần, quả thật tôi cũng bị lôi cuốn bởi thú chơi dân dã này. Đi sâu vào rừng, chọn chỗ xong, ông Tám Chinh treo chiếc bẫy lục lên cây. Con mồi bên trong bẫy liên tục gáy vang như khích bác đối thủ và mời gọi bạn tình. Chẳng mấy chốc, một chú cu rừng lao tới đáp xuống bẫy gáy trả rồi nhào vô đá con mồi. Chiếc bẫy liền sập xuống, nhốt cả chú cu rừng vào trong...
Ông Tám Chinh cho biết gác cu chỉ từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch năm sau. "Lúc này, cu bắt đầu tách bầy, chia lãnh địa và kết bạn sinh sản. Cu trống rất hung hăng, hiếu đá. Chỉ cần nghe tiếng một con cu lạ gáy trong lãnh địa là nó lập tức bay về đánh đuổi để bảo vệ lãnh địa và giành bạn tình. Từ tháng 5 đến hết tháng 10 âm lịch, chúng nhập đàn đi kiếm ăn chung và thay lông, không còn cảnh "nội chiến" nữa" - ông Tám Chinh giảng giải.
Ở miền Tây, cu rừng là một trong vài loại chim thường được nuôi làm cảnh. Để có được chú cu rừng gáy hay, dáng đẹp, người ta phải đi gác (bẫy) rất công phu
Ông Tám Chinh ở xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên – An Giang là một trong những người chơi chim cảnh nghệ thuật có tiếng ở An Giang và cả ĐBSCL. Trong các loài chim cảnh, hiểu biết sở trường và là niềm đam mê lớn nhất của ông chính là cu rừng. "Để gác cu rừng, việc đầu tiên là phải huấn luyện cu mồi" - ông Tám Chinh cho biết.
Ông Tám Chinh và con cu mồi chiến của mình
Theo ông Tám Chinh, cu mồi không thể nuôi từ con non mà phải là con bỗi rừng đã biết gáy thuần thục. "Nuôi cu mồi phức tạp hơn những loài khác rất nhiều. Gác được cu bỗi rừng về nuôi dưỡng phải 6 tháng đến một năm mới có thể thành con mồi. Trong quá trình đó, phải tập cho cu mồi làm quen với chủ, làm quen với người lạ và biết gáy đủ các "bài". Điều quan trọng là phải huấn luyện cho cu mồi không sợ rừng, dù nó đã bị nuôi nhốt trong nhà cả năm trời" - ông Tám Chinh tiết lộ.
Dù dày công khổ luyện cả năm trời, thậm chí lâu hơn nhưng khi ra "chiến trường", cu mồi hay dở mới thật sự lộ diện. Vì thế, cu mồi hay rất hiếm, phải được sàng lọc trong nhiều lần "ra trận mạc". Những con cu mồi đi gác không thành công thì được cho là bị "bể". "Cu mồi bị "bể" thường là do gặp phải diều hâu khi đang xung trận" – ông Tám Chinh khẳng định.
Chỉ vào chiếc lồng sắt có một chú cu rừng đang cúi gập đầu gáy liên tục, ông Tám Chinh cho biết đó là con mồi chiến nhất trong số 40 con ông đang nuôi dưỡng. "Con này đã từng chạm trán với diều hâu, bị thương nặng gần chết mà vẫn sống sót. Điều đáng nói là sau khi thoát chết, vài tháng sau, tôi đem ra rừng gác, nó vẫn gáy vang trời. Đó là con mồi duy nhất không bị "bể" sau lần chết hụt dưới móng vuốt diều hâu" – ông Tám Chinh quả quyết.
Từ nhỏ, ông Tám Chinh đã đi theo những người lớn tuổi trong vùng để gác cu. Đến năm 17 tuổi, ông đã thông thạo hết mọi ngón nghề, nhất là biết cách đặt lục (bẫy làm bằng sắt) gác cu rừng. Để có thể "hành nghề", ông phải bán 3 chỉ vàng mua cu mồi và lục.
"Hồi đó, rừng còn hoang sơ lắm, muốn đi gác cu thì phải thức dậy từ 1 giờ sáng, đem cà-men cơm theo. Cả nhóm 4-5 người băng rừng, lội núi đến nơi thì mặt trời đã chói chang rồi. Vậy là lấy cơm ra lót dạ rồi mới tiếp tục lội vô rừng tìm nơi có cu gáy để gác. Cực lắm nhưng vì đam mê tiếng cu gáy, chúng tôi không quản gì” - ông Tám Chinh nhớ lại.
Ông Tám Chinh đặt bẫy lục để gác cu rừng
Cũng vì ghiền tiếng cu gáy nơi hoang dã mà ông Tám Chinh phải mang một kỷ niệm buồn thê thiết và đến giờ vẫn còn ân hận. Đó là năm 1979, trong một lần ông đi gác cu ở rừng xa, cha ở nhà đột ngột lâm bệnh nặng và qua đời. Tối mịt trở về, không còn được gặp mặt cha lần cuối khiến ông ray rứt mãi. "Lần đó, tôi giận mình quá, quyết định thả hết mấy chục con cu mồi mà mình dày công nuôi dưỡng. Tôi gác luôn cả thú đam mê của mình được vài năm nhưng rồi không chịu nổi, lại đi gác cu rừng" – ông Tám Chinh tâm sự.
Hàng chục năm gác cu rừng, ông Hai Tấn, 52 tuổi, bạn nghề và là hàng xóm của ông Tám Chinh, cũng có đầy ắp kỷ niệm. "Trước đây, nhà tôi nghèo khó lắm, dù rất mê gác cu nhưng đành chịu vì không đủ tiền mua nổi con mồi. Sau đó, tôi tích cóp nhiều năm mới cùng ông Việt, người cùng xã, hùn tiền mua được một con cu mồi. Có chim mồi rồi nhưng tôi lại bị bệnh đau khớp hành hạ, không đi lại được. Ghiền quá, tôi bèn bảo ông Việt lấy xe chở vô bìa rừng xem gác cu. Nhưng gác cu thì phải đi vô tận rừng xa nên tôi không thể đi vào xem được. Tức quá, tôi lần dò đi theo rồi đi được lúc nào không hay! Từ đó, bệnh khớp của tôi cũng dần dần thuyên giảm, không còn đau nhức gì nữa" - ông Hai Tấn nhớ lại. Thấy gác cu "trị” được bệnh của chồng, vợ ông Hai Tấn đã "bật đèn xanh" mua một con mồi để ông đi gác ở những cánh rừng gần nhà!
Theo chân ông Tám Chinh đi gác cu vài lần, quả thật tôi cũng bị lôi cuốn bởi thú chơi dân dã này. Đi sâu vào rừng, chọn chỗ xong, ông Tám Chinh treo chiếc bẫy lục lên cây. Con mồi bên trong bẫy liên tục gáy vang như khích bác đối thủ và mời gọi bạn tình. Chẳng mấy chốc, một chú cu rừng lao tới đáp xuống bẫy gáy trả rồi nhào vô đá con mồi. Chiếc bẫy liền sập xuống, nhốt cả chú cu rừng vào trong...
Ông Tám Chinh cho biết gác cu chỉ từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch năm sau. "Lúc này, cu bắt đầu tách bầy, chia lãnh địa và kết bạn sinh sản. Cu trống rất hung hăng, hiếu đá. Chỉ cần nghe tiếng một con cu lạ gáy trong lãnh địa là nó lập tức bay về đánh đuổi để bảo vệ lãnh địa và giành bạn tình. Từ tháng 5 đến hết tháng 10 âm lịch, chúng nhập đàn đi kiếm ăn chung và thay lông, không còn cảnh "nội chiến" nữa" - ông Tám Chinh giảng giải.
Chẳng mích lòng ai Ông Tám Chinh cho biết ông đam mê đờn ca tài tử, chơi gà chọi... nhưng không có gì qua được thú gác cu rừng. "Chơi gà chọi thì bị vợ con phản đối dữ quá vì tối ngày cứ ôm gà đi kiếm chỗ đá; còn đờn ca tài tử thì mỗi lần muốn chơi phải nhậu lai rai... Vậy là, tôi chọn thú gác cu rừng. Lúc nào rảnh rỗi thì ngồi nghe cu gáy, khi ghiền xem chúng trổ tài thì xách đồ nghề ra rừng gác. Đây là một thú chơi chẳng mích lòng ai" - ông Tám Chinh giải thích. Còn ông Hai Tấn thì khẳng định vì đam mê tiếng gáy của cu rừng nên nhiều người như ông đã bỏ thời gian nghiên cứu về tập quán sinh sống của chúng. Bài và ảnh: QUỐC DŨNG |
Relate Threads
Latest Threads