20% tử vong và hơn 16% bị mù một hoặc cả hai mắt do phân chim gây ra.
Cách đây không lâu, BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận một trường hợp thương tâm. Anh T., giáo viên một trường tiểu học ở quận Bình Thạnh, phải trở thành giám thị hành lang khi một mắt bị mù và một mắt bị mờ do một loại nấm gây ra. Trước đó, anh T. bị đau đầu dữ dội kèm theo nóng, sốt, đã đến bệnh viện quận nhưng không đỡ. Khi thấy bệnh ngày càng nặng (ngoài nôn ói còn kèm theo liệt nhẹ chi và mờ mắt), anh mới vào cấp cứu tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Lúc này, dây thần kinh thị giác đã teo lại, mắt anh mờ dần rồi tối hẳn.
Một cô bé học sinh giỏi lớp 12 cũng đã phải khép lại giấc mơ bước vào cổng trường đại học sau khi cặp mắt bị lòa.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Châu (khoa Nhiễm Việt-Anh, BV Bệnh nhiệt đới) cho biết cả hai trường hợp trên đều do loại nấm nguy hiểm mang tên Cryptococcus neoformans gây ra.
Theo bác sĩ Châu, nấm Cryptococcus neoformans có trong phân chim và các loài gia cầm, sau đó theo phân ra ngoài, phát tán trong không khí. Ngoài ra, loại nấm này còn tồn tại ở những vùng đất ẩm, vỏ cây bạch đàn. Khi cơ thể hít phải, nấm sẽ vào phổi, rồi lên não gây viêm màng não. Những ai có hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ rất dễ bị nấm tấn công. Chính vì vậy bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở những người nhiễm AIDS giai đoạn cuối. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những người khỏe mạnh vẫn bị nhiễm loại nấm này và số người bệnh dạng này ngày càng nhiều.
Biến chứng nặng nề nhất của bệnh là mù mắt và chết. Một nghiên cứu ngẫu nhiên trên 100 bệnh nhân khỏe mạnh bị viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans trong 10 năm (1998-2008) tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết: có đến 20% tử vong và hơn 16% bị mù một hoặc cả hai mắt. Khi đã nhiễm bệnh, bệnh nhân cần điều trị kéo dài trong thời gian 1-3 tháng, có khi kéo dài đến hơn một năm. Đặc biệt, bệnh rất hay tái phát khiến hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm rất nhanh.
Đề cập đến phương pháp phòng bệnh, bác sĩ Châu tỏ ra lo ngại: “Ngoài phân chim, phân gia cầm, loại nấm này còn xuất hiện trong đất, không khí nên rất khó phòng tránh. Cách tốt nhất là vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh cho trẻ em tiếp xúc với phân chim bồ câu, phân dơi. Các hộ gia đình nuôi các loài chim, gia cầm nên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do loại nấm này gây ra”.
trích từ svcvn
Cách đây không lâu, BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận một trường hợp thương tâm. Anh T., giáo viên một trường tiểu học ở quận Bình Thạnh, phải trở thành giám thị hành lang khi một mắt bị mù và một mắt bị mờ do một loại nấm gây ra. Trước đó, anh T. bị đau đầu dữ dội kèm theo nóng, sốt, đã đến bệnh viện quận nhưng không đỡ. Khi thấy bệnh ngày càng nặng (ngoài nôn ói còn kèm theo liệt nhẹ chi và mờ mắt), anh mới vào cấp cứu tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Lúc này, dây thần kinh thị giác đã teo lại, mắt anh mờ dần rồi tối hẳn.
Một cô bé học sinh giỏi lớp 12 cũng đã phải khép lại giấc mơ bước vào cổng trường đại học sau khi cặp mắt bị lòa.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Châu (khoa Nhiễm Việt-Anh, BV Bệnh nhiệt đới) cho biết cả hai trường hợp trên đều do loại nấm nguy hiểm mang tên Cryptococcus neoformans gây ra.
Theo bác sĩ Châu, nấm Cryptococcus neoformans có trong phân chim và các loài gia cầm, sau đó theo phân ra ngoài, phát tán trong không khí. Ngoài ra, loại nấm này còn tồn tại ở những vùng đất ẩm, vỏ cây bạch đàn. Khi cơ thể hít phải, nấm sẽ vào phổi, rồi lên não gây viêm màng não. Những ai có hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ rất dễ bị nấm tấn công. Chính vì vậy bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở những người nhiễm AIDS giai đoạn cuối. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những người khỏe mạnh vẫn bị nhiễm loại nấm này và số người bệnh dạng này ngày càng nhiều.
Biến chứng nặng nề nhất của bệnh là mù mắt và chết. Một nghiên cứu ngẫu nhiên trên 100 bệnh nhân khỏe mạnh bị viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans trong 10 năm (1998-2008) tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết: có đến 20% tử vong và hơn 16% bị mù một hoặc cả hai mắt. Khi đã nhiễm bệnh, bệnh nhân cần điều trị kéo dài trong thời gian 1-3 tháng, có khi kéo dài đến hơn một năm. Đặc biệt, bệnh rất hay tái phát khiến hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm rất nhanh.
Đề cập đến phương pháp phòng bệnh, bác sĩ Châu tỏ ra lo ngại: “Ngoài phân chim, phân gia cầm, loại nấm này còn xuất hiện trong đất, không khí nên rất khó phòng tránh. Cách tốt nhất là vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh cho trẻ em tiếp xúc với phân chim bồ câu, phân dơi. Các hộ gia đình nuôi các loài chim, gia cầm nên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do loại nấm này gây ra”.
trích từ svcvn
Relate Threads