Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

B

bachhac

Guest
Các nghệ nhân nuôi cu cườm lâu năm ai ai cũng mong muốn mình sở hữu được vài con mồi hay và thật sát bổi, điều đó không phải ai cũng làm được ... cho nên mới có kẻ mua và người bán. Chuyện mua hay bán, trao đổi vật chất cũng là chuyện thường tình ở đời. Cũng vì lẽ đó mà có những nghệ nhân rất đam mê chim cu mà không có thời gian để đào tạo từ một con bổi lên thành con mồi ... nên chọn giải pháp mua mồi là thích hợp nhất. Vẫn biết rằng khi ta nuôi nấng và huấn luyện từ con bổi lên thành con mồi, luyện tập chúng qua từng ngày mới thú vị ... rồi cái cảm giác lo lo, mừng mừng khi nó bắt được con bổi đầu tiên, rồi con thứ hai, thứ ba ... cũng từ đó tài nghệ của nó ngày càng thăng tiến sau những chuyến ngao du sơn thủy ... Cũng từ đó ta và nó đã có một sợi dây vô hình gắn kết ... ta cảm thấy yêu quý nó hơn, xem chúng như những đứa con cưng của mình vậy .... nhưng cũng có những người nuôi chim cu y như nuôi một đạo quân vậy 50 đến 60 con, chổ nào cũng là cu với cu ... số lượng thì khỏi chê nhưng chất lượng thì quá kém ... trong đạo quân ô hợp ấy chỉ vài ba con sau này là có triển vọng. Ta chỉ cần nuôi một con dũng tướng là đủ, không nên nuôi cả đội quân làm gì, tốn công, tốn lúa ....
+ Nguyên luôn luôn tâm niệm rằng : "Thà không nuôi chứ nuôi thì phải nên ..." cũng vì lẽ đó mà Nguyên rất khắc khe trong việc chọn lựa chim bổi, chỉ cần một điểm không vừa ý là ta loại ngay, mặc dù nó rất hay ở ngoài rừng, nó "phải có dáng dấp của con mồi" mới được, vì nó là mầm non, chồi xanh của tương lai .... khi thành tài phải là tướng mà thôi, điều đó đâu phải ai ai cũng làm được cho nên Nguyên viết bài viết này để hướng dẫn cho những người mới vào nghề làm quen dần với "tác phong của một nghệ nhân thật thụ"
Dù là mồi cây hay mồi đất khi dính bổi ta hãy bình tĩnh và từ từ nhé đừng sợ nó sẩy (nếu dính rồi mà sẩy mất thì đó là ý trời…. có nối tiếc nhưng xin đừng buồn) hãy từ từ đi đến chổ con mồi và làm các thao tác như sau:
- Sang con mồi từ lụp qua lồng để, treo cẩn thận (vì có những người khi bắt được con bổi hay quá cứ lo dí bắt cho kỳ được con bổi ... nhưng khi quay lại thì con chó đang tha con mồi, cái vụ này thì mấy anh đánh mồi đất đụng hoài ... ta hãy quan niệm rằng con bổi hay cở đó mà còn bị con mồi dụ cho sa vào lụp thì con bổi ấy có xá gì so với con mồi).
- Đừng lật đật cho vào túi rút mà ta hãy từ từ cầm hai chân con bổi bằng tay phải, để cho con bổi nằm trên lòng bàn tay trái ... ta bắt đầu quan sát vì lúc này con bổi vẫn con giữ nguyên bộ lông rừng chưa bị rụng ... ta dễ quan sát hơn.
1. Coi đầu của nó tròn hay vuông, lông đầu xám trắng hay bình thường.
2. Mắt của nó to hay nhỏ, sâu hay lộ, tròng vàng lớn hay nhỏ, màu mắt: đỏ tươi hay đỏ thẩm, vàng nhạt hay vàng nghệ, trắng dã hay đen thui ...
3. Mỏ của nó dài hay ngắn, thẳng hay cong, to hay nhỏ, đen bóng hay đen ***** ...
4. Lổ mủi to hay nhỏ, dài hay tròn, cục gồ cao hay thấp ….
5. Chỉ dàm to hay nhuyễn, quá khóe hay chưa tới, thẳng hay cong ...
6. Cổ ngắn hay dài (ta nên lưu ý điều này mấy anh có cổ ngắn, tròn đa phần gáy giọng trơn hay chiếc. Còn mấy anh cổ dài hay cổ lãi thường thì gáy giọng đôi hoặc ba) ...
7. Cườm: khổ cườm to hay nhỏ, trắng nhiều hay đen nhiều, cườm lửa đóng cao hay thấp, sau đó ta xem nó thuộc loại cườm nào ... một dây, hai dây, ba dây hay bể nát ...
8.Có đuôi rùa hay không, có dị tật hay ẩn tướng nào hay không ...
9. Ức tròn hay dẹp , ức chiếc hai ức đôi , nở hay lép ( ức =ngực ) ...
10. Mình dài hay ngắn, nhìn dọc nó tròn hay vuông , to con hay nhỏ con ....
11. Quy me hay bìa tên, sổ hay ngang, 3 tần hay 4 tần, hai cánh có đều nhau không (thường thì cánh bên trái lông quy sẽ mọc nhiều hơn cánh bên phải).
12. Phau trắng hay hồng, phèn hay xám ....
13. Chân cao hay thấp ( dài hay ngắn ), mập hay ốm ...
14. Ngón chân dài hay ngắn ...
15. Móng chân dài hay ngắn, thẳng hay cong ...
16. Sau cùng là đuôi vót hay đuôi xòe lông đuôi nhiều hay ít ....
Nếu các bạn quan sát như trên và có nhận xét đúng ngay từ đầu thì các bạn sẽ không bao giờ bị lầm khi chọn bổi đem về nuôi.
Tác giả TRONG NGUYEN - Diễn đàn Chim - Cá Cảnh Việt Nam​
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads
Latest Threads
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

Góp ý với bác Mod
Trước hết xin cảm ơn bác đã có nhã ý chia sẻ thông tin về kinh nghiệm nghề chơi cho ace thành viên. Tuy nhiên, mong bác hết sức tôn trọng tác giả bằng cách hãy trích nguồn của bài viết chia sẻ kinh nghiệm rõ ràng. Tôi thấy mấy bài của bác không thấy ghi chú trích dẫn nguồn.
Các bác xem thêm tại đây: http://www.aquabird.com.vn/forum/showthread.php?t=53798
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

sao chú không phân biệt con mồi tốt là như thế nào.cứ so sánh như vậy thì người mới vào nghề sao biết
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

Bác bachhac viết lên để cho mọi người có thể dựa vào những đặc điểm đó giúp người mới chơi có thể tự tin hơn cũng như căn cứ vào đó để có thể chọn cho mình một chú để có thể bỏ công ra chăm sóc. Nhưng các bác cũng không nên quá chú ý vào những đặc điểm đó vì nếu quá chú ý thì ta sẽ không chọn được chu chim để nuôi. Các bác cứ nuôi rồi tuyển lựa dần rồi chúng ta sẽ có được chú chim ưng ý. Vì nghề chơi cũng lắm công phu chúng ta cư chia sẻ và học hỏi dần lẫn nhau.
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

Các nghệ nhân nuôi cu cườm lâu năm ai ai cũng mong muốn mình sở hữu được vài con mồi hay và thật sát bổi, điều đó không phải ai cũng làm được ... cho nên mới có kẻ mua và người bán. Chuyện mua hay bán, trao đổi vật chất cũng là chuyện thường tình ở đời. Cũng vì lẽ đó mà có những nghệ nhân rất đam mê chim cu mà không có thời gian để đào tạo từ một con bổi lên thành con mồi ... nên chọn giải pháp mua mồi là thích hợp nhất. Vẫn biết rằng khi ta nuôi nấng và huấn luyện từ con bổi lên thành con mồi, luyện tập chúng qua từng ngày mới thú vị ... rồi cái cảm giác lo lo, mừng mừng khi nó bắt được con bổi đầu tiên, rồi con thứ hai, thứ ba ... cũng từ đó tài nghệ của nó ngày càng thăng tiến sau những chuyến ngao du sơn thủy ... Cũng từ đó ta và nó đã có một sợi dây vô hình gắn kết ... ta cảm thấy yêu quý nó hơn, xem chúng như những đứa con cưng của mình vậy .... nhưng cũng có những người nuôi chim cu y như nuôi một đạo quân vậy 50 đến 60 con, chổ nào cũng là cu với cu ... số lượng thì khỏi chê nhưng chất lượng thì quá kém ... trong đạo quân ô hợp ấy chỉ vài ba con sau này là có triển vọng. Ta chỉ cần nuôi một con dũng tướng là đủ, không nên nuôi cả đội quân làm gì, tốn công, tốn lúa ....
+ Nguyên luôn luôn tâm niệm rằng : "Thà không nuôi chứ nuôi thì phải nên ..." cũng vì lẽ đó mà Nguyên rất khắc khe trong việc chọn lựa chim bổi, chỉ cần một điểm không vừa ý là ta loại ngay, mặc dù nó rất hay ở ngoài rừng, nó "phải có dáng dấp của con mồi" mới được, vì nó là mầm non, chồi xanh của tương lai .... khi thành tài phải là tướng mà thôi, điều đó đâu phải ai ai cũng làm được cho nên Nguyên viết bài viết này để hướng dẫn cho những người mới vào nghề làm quen dần với "tác phong của một nghệ nhân thật thụ"
Dù là mồi cây hay mồi đất khi dính bổi ta hãy bình tĩnh và từ từ nhé đừng sợ nó sẩy (nếu dính rồi mà sẩy mất thì đó là ý trời…. có nối tiếc nhưng xin đừng buồn) hãy từ từ đi đến chổ con mồi và làm các thao tác như sau:
- Sang con mồi từ lụp qua lồng để, treo cẩn thận (vì có những người khi bắt được con bổi hay quá cứ lo dí bắt cho kỳ được con bổi ... nhưng khi quay lại thì con chó đang tha con mồi, cái vụ này thì mấy anh đánh mồi đất đụng hoài ... ta hãy quan niệm rằng con bổi hay cở đó mà còn bị con mồi dụ cho sa vào lụp thì con bổi ấy có xá gì so với con mồi).
- Đừng lật đật cho vào túi rút mà ta hãy từ từ cầm hai chân con bổi bằng tay phải, để cho con bổi nằm trên lòng bàn tay trái ... ta bắt đầu quan sát vì lúc này con bổi vẫn con giữ nguyên bộ lông rừng chưa bị rụng ... ta dễ quan sát hơn.
1. Coi đầu của nó tròn hay vuông, lông đầu xám trắng hay bình thường.
2. Mắt của nó to hay nhỏ, sâu hay lộ, tròng vàng lớn hay nhỏ, màu mắt: đỏ tươi hay đỏ thẩm, vàng nhạt hay vàng nghệ, trắng dã hay đen thui ...
3. Mỏ của nó dài hay ngắn, thẳng hay cong, to hay nhỏ, đen bóng hay đen ***** ...
4. Lổ mủi to hay nhỏ, dài hay tròn, cục gồ cao hay thấp ….
5. Chỉ dàm to hay nhuyễn, quá khóe hay chưa tới, thẳng hay cong ...
6. Cổ ngắn hay dài (ta nên lưu ý điều này mấy anh có cổ ngắn, tròn đa phần gáy giọng trơn hay chiếc. Còn mấy anh cổ dài hay cổ lãi thường thì gáy giọng đôi hoặc ba) ...
7. Cườm: khổ cườm to hay nhỏ, trắng nhiều hay đen nhiều, cườm lửa đóng cao hay thấp, sau đó ta xem nó thuộc loại cườm nào ... một dây, hai dây, ba dây hay bể nát ...
8.Có đuôi rùa hay không, có dị tật hay ẩn tướng nào hay không ...
9. Ức tròn hay dẹp , ức chiếc hai ức đôi , nở hay lép ( ức =ngực ) ...
10. Mình dài hay ngắn, nhìn dọc nó tròn hay vuông , to con hay nhỏ con ....
11. Quy me hay bìa tên, sổ hay ngang, 3 tần hay 4 tần, hai cánh có đều nhau không (thường thì cánh bên trái lông quy sẽ mọc nhiều hơn cánh bên phải).
12. Phau trắng hay hồng, phèn hay xám ....
13. Chân cao hay thấp ( dài hay ngắn ), mập hay ốm ...
14. Ngón chân dài hay ngắn ...
15. Móng chân dài hay ngắn, thẳng hay cong ...
16. Sau cùng là đuôi vót hay đuôi xòe lông đuôi nhiều hay ít ....
Nếu các bạn quan sát như trên và có nhận xét đúng ngay từ đầu thì các bạn sẽ không bao giờ bị lầm khi chọn bổi đem về nuôi.
Tác giả TRONG NGUYEN - Diễn đàn Chim - Cá Cảnh Việt Nam​
Thân chào Bác Trọng Nguyên!

Bài viết của bác quá hay.
Dúng là cả trăm con mới lên được 1 con mồi hay, mỗi con mồi là một dũng tướng. vì vậy phải chọn thật kỹ, như vậy sau này mới kông bõ công trăm sóc. phải kông bác.

Nhưng nếu được bác viết cũng như vậy nhưng thêm mỗi yếu tố cho mấy dòng được ko?
Ex: 1. Coi đầu của nó tròn hay vuông, lông đầu xám trắng hay bình thường. (chọn đầu vuông, đầu tròn ko chọn) ví dụ vậy

Thân chào bác
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

pác viết hay nhưng mà pác không nói củ thể (%)
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

nói như kứt bạn ko nói rõ ra thỳ ai ma bít con gáy hay như thế nào lại còn chơi khó nhau
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

Tất cả mọi sai lầm đều phải trả giá = vnd. bạn muốn có kinh nghiệm thì phải đầu tư, vd: bạn mua 1 con mỏ ngắn và 1 con mỏ dài về nuôi sau 1 năm xem con nào hơn con còn lại làm bát cháo. Cứ như vậy vừa có chim để ăn, có chim để chơi và hơn nữa bạn đúc kết được kinh nghiệm. Chúc các bác chọn được chim hay!
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

Các nghệ nhân nuôi cu cườm lâu năm ai ai cũng mong muốn mình sở hữu được vài con mồi hay và thật sát bổi, điều đó không phải ai cũng làm được ... cho nên mới có kẻ mua và người bán. Chuyện mua hay bán, trao đổi vật chất cũng là chuyện thường tình ở đời. Cũng vì lẽ đó mà có những nghệ nhân rất đam mê chim cu mà không có thời gian để đào tạo từ một con bổi lên thành con mồi ... nên chọn giải pháp mua mồi là thích hợp nhất. Vẫn biết rằng khi ta nuôi nấng và huấn luyện từ con bổi lên thành con mồi, luyện tập chúng qua từng ngày mới thú vị ... rồi cái cảm giác lo lo, mừng mừng khi nó bắt được con bổi đầu tiên, rồi con thứ hai, thứ ba ... cũng từ đó tài nghệ của nó ngày càng thăng tiến sau những chuyến ngao du sơn thủy ... Cũng từ đó ta và nó đã có một sợi dây vô hình gắn kết ... ta cảm thấy yêu quý nó hơn, xem chúng như những đứa con cưng của mình vậy .... nhưng cũng có những người nuôi chim cu y như nuôi một đạo quân vậy 50 đến 60 con, chổ nào cũng là cu với cu ... số lượng thì khỏi chê nhưng chất lượng thì quá kém ... trong đạo quân ô hợp ấy chỉ vài ba con sau này là có triển vọng. Ta chỉ cần nuôi một con dũng tướng là đủ, không nên nuôi cả đội quân làm gì, tốn công, tốn lúa ....
+ Nguyên luôn luôn tâm niệm rằng : "Thà không nuôi chứ nuôi thì phải nên ..." cũng vì lẽ đó mà Nguyên rất khắc khe trong việc chọn lựa chim bổi, chỉ cần một điểm không vừa ý là ta loại ngay, mặc dù nó rất hay ở ngoài rừng, nó "phải có dáng dấp của con mồi" mới được, vì nó là mầm non, chồi xanh của tương lai .... khi thành tài phải là tướng mà thôi, điều đó đâu phải ai ai cũng làm được cho nên Nguyên viết bài viết này để hướng dẫn cho những người mới vào nghề làm quen dần với "tác phong của một nghệ nhân thật thụ"
Dù là mồi cây hay mồi đất khi dính bổi ta hãy bình tĩnh và từ từ nhé đừng sợ nó sẩy (nếu dính rồi mà sẩy mất thì đó là ý trời…. có nối tiếc nhưng xin đừng buồn) hãy từ từ đi đến chổ con mồi và làm các thao tác như sau:
- Sang con mồi từ lụp qua lồng để, treo cẩn thận (vì có những người khi bắt được con bổi hay quá cứ lo dí bắt cho kỳ được con bổi ... nhưng khi quay lại thì con chó đang tha con mồi, cái vụ này thì mấy anh đánh mồi đất đụng hoài ... ta hãy quan niệm rằng con bổi hay cở đó mà còn bị con mồi dụ cho sa vào lụp thì con bổi ấy có xá gì so với con mồi).
- Đừng lật đật cho vào túi rút mà ta hãy từ từ cầm hai chân con bổi bằng tay phải, để cho con bổi nằm trên lòng bàn tay trái ... ta bắt đầu quan sát vì lúc này con bổi vẫn con giữ nguyên bộ lông rừng chưa bị rụng ... ta dễ quan sát hơn.
1. Coi đầu của nó tròn hay vuông, lông đầu xám trắng hay bình thường.
2. Mắt của nó to hay nhỏ, sâu hay lộ, tròng vàng lớn hay nhỏ, màu mắt: đỏ tươi hay đỏ thẩm, vàng nhạt hay vàng nghệ, trắng dã hay đen thui ...
3. Mỏ của nó dài hay ngắn, thẳng hay cong, to hay nhỏ, đen bóng hay đen ***** ...
4. Lổ mủi to hay nhỏ, dài hay tròn, cục gồ cao hay thấp ….
5. Chỉ dàm to hay nhuyễn, quá khóe hay chưa tới, thẳng hay cong ...
6. Cổ ngắn hay dài (ta nên lưu ý điều này mấy anh có cổ ngắn, tròn đa phần gáy giọng trơn hay chiếc. Còn mấy anh cổ dài hay cổ lãi thường thì gáy giọng đôi hoặc ba) ...
7. Cườm: khổ cườm to hay nhỏ, trắng nhiều hay đen nhiều, cườm lửa đóng cao hay thấp, sau đó ta xem nó thuộc loại cườm nào ... một dây, hai dây, ba dây hay bể nát ...
8.Có đuôi rùa hay không, có dị tật hay ẩn tướng nào hay không ...
9. Ức tròn hay dẹp , ức chiếc hai ức đôi , nở hay lép ( ức =ngực ) ...
10. Mình dài hay ngắn, nhìn dọc nó tròn hay vuông , to con hay nhỏ con ....
11. Quy me hay bìa tên, sổ hay ngang, 3 tần hay 4 tần, hai cánh có đều nhau không (thường thì cánh bên trái lông quy sẽ mọc nhiều hơn cánh bên phải).
12. Phau trắng hay hồng, phèn hay xám ....
13. Chân cao hay thấp ( dài hay ngắn ), mập hay ốm ...
14. Ngón chân dài hay ngắn ...
15. Móng chân dài hay ngắn, thẳng hay cong ...
16. Sau cùng là đuôi vót hay đuôi xòe lông đuôi nhiều hay ít ....
Nếu các bạn quan sát như trên và có nhận xét đúng ngay từ đầu thì các bạn sẽ không bao giờ bị lầm khi chọn bổi đem về nuôi.
Tác giả TRONG NGUYEN - Diễn đàn Chim - Cá Cảnh Việt Nam​

Bác viết như thế này thì khác gì đánh đố mấy ae mới vào nghề !? Khi bác nói: "Chân cao hay thấp ( dài hay ngắn ), mập hay ốm ..." thì bác phải hướng dẫn chọn em có chân như thế nào luôn; hoặc "Ức tròn hay dẹp , ức chiếc hai ức đôi , nở hay lép ( ức =ngực ) ... " thì chọn em có ức rao sao là đúng chứ
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

đùa viết bài như này thì khác quái gì cho toán đố tự đi tìm lời giải đáp.....tỏ ra nguy hiểm mà chả nguy hiểm tẹo nào :(
 
Ðề: chim theu gu choi dc ko ae

co, kem, phong ,ruoc ,nhung yeu gu ko biet choi dc ko
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

Không biết đây là kinh nghiệm của cá nhân bác hay bác trích dẫn ở đâu? Mình mới chơi nên đọc vẫn thấy mông lung lắm. Bác đã mất công viết nhiều thông tin như vậy thì cũng phải viết rõ ưu và nhược điểm của từng đặc điểm của chú chim để qua đó người chơi sẽ lựa chọn chứ. Mình nghĩ hiếm có chú chim nào mười phân vẹn mười, có nhiều mặt hay nhưng thể nào chẳng có mặt dở. Nếu cứ theo như những tiêu chí chủ thớt đưa ra để lựa chọn, tất cả đều muốn hay cả thì e là chẳng bao giờ kiếm được chú chim như ý. Đối với mình cứ thấy thích là mình mua thôi, và cái quan trọng là mình giành thời gian chăm sóc và yêu quý nó. Chú cu của mình cũng bình thường thôi nhưng được nghe nó gáy mỗi ngày là cảm thấy vui rồi.

P/S: Mình thấy cứ nói như bác manhhahp ngắn gọn nhưng lại dễ hiểu. Chủ thớt nói nhiều nhưng mình thấy chung chung quá.
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

theo như bài viết thì mới phân biệt các chi tiết của con chim chứ chưa bầy cách chọn chim nuôi .thật tình mình ko hiểu ..............
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

chém chút nha.bạn muốn lựa chọn một em cu hay trước tiên bạn phải vặt xem con cu của bạn ngon hay dở lông có mược hay không chơi có ngon hay không.rồi bạn mới hỏi ý kiến của các anh em nha/
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

chơi cu theo kinh nghiêm cũa bac này la chơi theo kiểu"tay sóc óc tưỡng tượng rùi"hehe
 
Ðề: Đôi điều cần lưu ý khi bắt bổi

Chủ thớt viết đúng, chỉ có điều dẫn chứng cho ae chưa rõ ràng lắm ( nhất là ae mới chơi) nên mới xảy ra chuyện nhiều người muốn hiểu cũng ko được. Dù sao chủ thớt cũng đã mất công sưu tầm, nên chăng đó cũng là 1 điều tốt rồi. Chơi cu phải kiên trì lắm ae ah, ko phải cứ sách vở mà lôi ra là có con chim hay đâu. Ae cứ chơi nhiều rồi có riêng kinh nghiệm cho bản thân là bài học chuẩn nhất.
 
Bên trên