Theo Life Hack, kẻ lười luôn tìm được cách rút ngắn thời gian để hoàn thành công việc nhanh nhất!
Chiếc xẻng xúc đất được phát minh ra do người thợ không muốn đào xới bằng tay, chiếc máy hút bụi do một anh chàng béo lười đến nỗi muốn lau dọn nhanh để được đi ngủ…
Đến thiên tài như nhà bác học Einstein cũng nói rằng: Sự lười biếng là công cụ tốt nhất để phát triển óc tưởng tượng và tính sáng tạo.
Thế mới biết, những người lười luôn biết cách trả lời câu hỏi: “ Tại sao cứ mãi cải tiến đèn dầu trong khi đèn điện đã có?
Làm ít thôi, nghỉ ngơi mới là điều quan trọng.
Các nhà tuyển dụng luôn dị ứng với những nhân viên lười biếng và cho rằng họ làm trì trệ tiến độ của công ty.
Làm xong là được ăn rồi!
Tuy nhiên, chính những người chăm chỉ, cặm cụi lại đang tốn không ít thời gian vào những giả thuyết chẳng liên quan với đề tài. Người lười thì khác, họ chả buồn nghĩ lan man cho mệt đầu óc mà lao trực diện vào đề tài để làm nhanh nhất và kết thúc sớm nhất có thể.
Đơn giản sau đó họ muốn ngủ, hoặc đi bơi.
Thêm vào đó, nghỉ ngơi luôn làm cho tinh thần và thể chất sảng khoái để tiếp tục công việc. Họ là người nắm vững nghệ thuật đan xen giữa chơi và làm mà vẫn được lòng sếp.
Lười chân tay nên hay sáng tạo cái mới
Đó cũng là điều dễ hiểu khi cần gác chân lên nghỉ thì phải hoàn thành xong công việc, nếu chiếc ghế bình thường chưa thoả đáng lắm, họ sẽ thiết kế ra chiếc ghế có thể ngả ra nằm cho thoải mái.
Việc lười chân tay không nguy hiểm như lười đầu óc, trái lại nó lại là động lực để bạn tìm ra cái mới, cái “dở hơi” để rút ngắn thời gian làm viêc mà hiệu quả có thể bằng hoặc cao hơn. Vì thế, họ chẳng hề muốn nhón ngón tay vào những công việc mang tính tập thể hoặc một người chủ trì quá ư nắn nót và khoan khai.
“Tôi luôn chọn những người làm biếng cho những công việc khó khăn… Bởi vì họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó”. Câu nói kinh điển của Bill Gates khiến nhiều người gật gù tâm đắc.
Hơn thế nữa, các nhà lãnh đạo đại tài luôn chọn những người lười biếng + thông minh làm phó tổng tham mưu cho mình. Đơn giản vì người thông minh + chăm chỉ chính là những người lãnh đạo và họ sẽ cần đến một người lười biếng để thúc đẩy nhanh tiến độ công việc và khám phá ra những con đường mới để đi mà đại đa số người bình thường hay chăm chỉ đều không nghĩ ra được.
Người lười liều lĩnh, đột phá hơn
Nếu người thường chăm chỉ đi theo những con đường truyền thống đã được vạch sẵn thì người lười sẵn sàng đu dây hoặc chạy thục mạng để hoàn thành công việc nhanh nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Vì họ thừa hiểu rằng, nếu làm sai sẽ phải làm lại và đương nhiên người chăm chỉ cũng chẳng muốn lật lại chúng.
Thậm chí, nhiều lãnh đạo rất ấn tượng với khả năng giải quyết công việc như một ông chủ của những người lười. Họ rất hay trì hoãn và thoái thác công việc. Tuy nhiên, khi nước tới cổ mới bơi thì họ lại tỏ ra rất tuyệt vời khi đối mặt với áp lực vào phút chót.
Vì họ đi sau nên luôn tìm những ngõ tắt để đi. Cùng một công việc nhưng người chăm chỉ mất 3 tiếng để hoàn thành nhưng có khi chỉ nửa giờ người lười cũng đã có kết quả. Họ có xu hướng cẩu thả vì giải đáp nhanh nhất các câu hỏi có thể nhưng bù lại “mồm miệng đỡ chân tay” lại cứu họ thoát khỏi những cái nhíu mày của lãnh đạo.
Nếu người lười nhưng có trí thông minh thì họ quả thực là mối đe dọa to lớn đối với các nhân viên cùng cấp khác. Sự đổi mới, liều lĩnh thử nghiệm những quy trình rút ngắn khiến họ có thể đạt thành công rực rỡ nhưng cũng có khi bị coi là kẻ lười lập dị!
Bạn đừng vội bỏ qua những người lười, vì rất có thể trò giải trí vô bổ của họ lại mang đến những thay đổi mới mẻ cho chính những người đang cặm cụi cày xới như bạn!
Giáo sư người Nhật: “Đàn ông Việt Nam khá lười”
Hoàng Hà
Theo Trí Thức Trẻ
Chiếc xẻng xúc đất được phát minh ra do người thợ không muốn đào xới bằng tay, chiếc máy hút bụi do một anh chàng béo lười đến nỗi muốn lau dọn nhanh để được đi ngủ…
Đến thiên tài như nhà bác học Einstein cũng nói rằng: Sự lười biếng là công cụ tốt nhất để phát triển óc tưởng tượng và tính sáng tạo.
Thế mới biết, những người lười luôn biết cách trả lời câu hỏi: “ Tại sao cứ mãi cải tiến đèn dầu trong khi đèn điện đã có?
Làm ít thôi, nghỉ ngơi mới là điều quan trọng.
Các nhà tuyển dụng luôn dị ứng với những nhân viên lười biếng và cho rằng họ làm trì trệ tiến độ của công ty.
Làm xong là được ăn rồi!
Tuy nhiên, chính những người chăm chỉ, cặm cụi lại đang tốn không ít thời gian vào những giả thuyết chẳng liên quan với đề tài. Người lười thì khác, họ chả buồn nghĩ lan man cho mệt đầu óc mà lao trực diện vào đề tài để làm nhanh nhất và kết thúc sớm nhất có thể.
Đơn giản sau đó họ muốn ngủ, hoặc đi bơi.
Thêm vào đó, nghỉ ngơi luôn làm cho tinh thần và thể chất sảng khoái để tiếp tục công việc. Họ là người nắm vững nghệ thuật đan xen giữa chơi và làm mà vẫn được lòng sếp.
Lười chân tay nên hay sáng tạo cái mới
Đó cũng là điều dễ hiểu khi cần gác chân lên nghỉ thì phải hoàn thành xong công việc, nếu chiếc ghế bình thường chưa thoả đáng lắm, họ sẽ thiết kế ra chiếc ghế có thể ngả ra nằm cho thoải mái.
Việc lười chân tay không nguy hiểm như lười đầu óc, trái lại nó lại là động lực để bạn tìm ra cái mới, cái “dở hơi” để rút ngắn thời gian làm viêc mà hiệu quả có thể bằng hoặc cao hơn. Vì thế, họ chẳng hề muốn nhón ngón tay vào những công việc mang tính tập thể hoặc một người chủ trì quá ư nắn nót và khoan khai.
“Tôi luôn chọn những người làm biếng cho những công việc khó khăn… Bởi vì họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó”. Câu nói kinh điển của Bill Gates khiến nhiều người gật gù tâm đắc.
Hơn thế nữa, các nhà lãnh đạo đại tài luôn chọn những người lười biếng + thông minh làm phó tổng tham mưu cho mình. Đơn giản vì người thông minh + chăm chỉ chính là những người lãnh đạo và họ sẽ cần đến một người lười biếng để thúc đẩy nhanh tiến độ công việc và khám phá ra những con đường mới để đi mà đại đa số người bình thường hay chăm chỉ đều không nghĩ ra được.
Người lười liều lĩnh, đột phá hơn
Nếu người thường chăm chỉ đi theo những con đường truyền thống đã được vạch sẵn thì người lười sẵn sàng đu dây hoặc chạy thục mạng để hoàn thành công việc nhanh nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Vì họ thừa hiểu rằng, nếu làm sai sẽ phải làm lại và đương nhiên người chăm chỉ cũng chẳng muốn lật lại chúng.
Thậm chí, nhiều lãnh đạo rất ấn tượng với khả năng giải quyết công việc như một ông chủ của những người lười. Họ rất hay trì hoãn và thoái thác công việc. Tuy nhiên, khi nước tới cổ mới bơi thì họ lại tỏ ra rất tuyệt vời khi đối mặt với áp lực vào phút chót.
Vì họ đi sau nên luôn tìm những ngõ tắt để đi. Cùng một công việc nhưng người chăm chỉ mất 3 tiếng để hoàn thành nhưng có khi chỉ nửa giờ người lười cũng đã có kết quả. Họ có xu hướng cẩu thả vì giải đáp nhanh nhất các câu hỏi có thể nhưng bù lại “mồm miệng đỡ chân tay” lại cứu họ thoát khỏi những cái nhíu mày của lãnh đạo.
Nếu người lười nhưng có trí thông minh thì họ quả thực là mối đe dọa to lớn đối với các nhân viên cùng cấp khác. Sự đổi mới, liều lĩnh thử nghiệm những quy trình rút ngắn khiến họ có thể đạt thành công rực rỡ nhưng cũng có khi bị coi là kẻ lười lập dị!
Bạn đừng vội bỏ qua những người lười, vì rất có thể trò giải trí vô bổ của họ lại mang đến những thay đổi mới mẻ cho chính những người đang cặm cụi cày xới như bạn!
Giáo sư người Nhật: “Đàn ông Việt Nam khá lười”
Hoàng Hà
Theo Trí Thức Trẻ
Relate Threads
Latest Threads