Đa phần những giống bồ câu này đều ngoại nhập, có hình thù độc đáo, lạ mắt, “không đụng hàng” nên được giới trẻ rất ưa chuộng. Ban đầu, thú chơi này phát triển mạnh ở TP.HCM, sau đó lan dần ra Hà Nội và được những tay chơi chim cảnh săn lùng.
Thú chơi không dành cho… người nghèo
Những ngày này, nhiều người đồn thổi về loài bồ câu lạ được bán tại một cửa hàng chim cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội). Chúng tôi tìm đến cửa hàng 109 Hoàng Hoa Thám, hỏi mua đôi bồ câu sư tử về nuôi, anh Toàn cho biết: “Hiện nay, tôi không còn hàng, nếu muốn mua thì phải đặt trước 3 – 5 ngày để tôi cho người đi nhập về. Vì đây là giống chim ngoại nhập nên giá thành khá đắt. Các chủ hàng ở đây không dám nhập mà chủ yếu bán theo đơn đặt hàng. Có người nhập về một đôi mà mãi không bán được. Tính công nuôi và chăm sóc thì lỗ vốn nên ít người dám mạo hiểm”.
Anh Toàn cho biết thêm, bồ câu sư tử (vì nó có bờm giống như sư tử) chỉ là một loại trong rất nhiều loại bồ câu nhập có hình thù kì quái, lạ mắt. Người ta dựa vào những đặc điểm, hình dáng cơ thể của từng loại chim mà gọi thành tên cho dân dã. Ví dụ, bồ câu thổi kèn (vì ức của loại chim này lồi ra như một cái kèn đồng), bồ câu “xòe Mỹ” (vì nhập từ Mỹ và đuôi nó xòe ra thành một cái tán nhỏ), bồ câu “xòe Nhật” (vì nhập từ Nhật và cũng có đuôi xòe), bồ câu cánh cụt (trông giống như chim cánh cụt)… “Những người ban đầu vào xem thấy lạ nên rất thích thú. Họ bỏ cả tiếng đồng hồ ra để nhìn ngắm, chiêm ngưỡng và hạ quyết tâm mua một đôi về chơi. Nhưng khi biết giá của nó thì nhiều người ra về tay trắng”, anh Toàn nói.
Loài chim bồ câu có tên Phượng hoàng
Giá của loại bồ câu này cũng không cố định, lên xuống theo từng thời điểm và chủng loại bồ câu. Theo khảo giá của chúng tôi, một con bồ câu sư tử non có giá 500.000 – 700.000 đồng. Như vậy, nếu muốn mua một cặp, người mua phải bỏ ra số tiền gần 1,5 triệu đồng. Đối với loại chim bồ câu già thì giá “chát” hơn rất nhiều. Trung bình, mỗi đôi chim già có giá dao động từ 5 tới 7 triệu đồng – một số tiền không nhỏ. Chính vì vậy, không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để theo đuổi thú chơi “xa xỉ” này.
Chúng tôi chia tay anh Toàn để tìm các cửa hàng khác có bán loại chim này. Nhưng những cửa hàng chúng tôi vào đều lắc đầu không có. Anh Tuấn, một chủ hàng khác cho biết: “Chúng tôi chỉ bán theo đơn đặt hàng từ trước. Hơn nữa, hiện nay đang mùa lạnh, chim rất dễ bị chết nên không ai dám mạo hiểm nhập hay mua về. Một điều nữa là chơi loại chim này phải đầu tư nhiều, không sợ tốn kém. Không có ai chỉ chơi một đôi bồ câu sư tử cả mà còn chơi rất nhiều loại bồ câu khác như “xòe Mỹ”, bồ câu thổi kèn, bồ câu bông cúc… Để có một đội chim cảnh hùng hậu đúng nghĩa, người mua phải bỏ ra mấy chục triệu đồng để mua giống là chuyện thường, chưa kể tiền chi phí thức ăn và công chăm sóc”.
Chính bởi chi phí khá cao nên không phải ai cũng có khả năng chơi loại chim này. Anh Nguyễn Thành Nam – một khách hàng ở cửa hàng anh Tuấn, cho biết: “Chơi chim cảnh không chỉ đòi hỏi lòng yêu thích mà cần đến sự kiên trì, nhẫn nại. Chơi chim bồ câu cảnh càng cầu kỳ hơn. Chim bồ câu không có khả năng hót hay như sáo, khiếu… nhưng nó hay ở màu sắc. Nếu chủ huấn luyện cẩn thận thì có thể biến những chú chim cảnh thành chim đua được”.
Trong bộ sưu tập chim cảnh mà có những chú chim độc đáo này thì ắt hẳn chủ nhân rất hãnh diện. Nó thể hiện độ chịu chơi, phong cách không đụng hàng của những dân chơi chim cảnh thực thụ. “Những dân chơi thực sự luôn cố đặt mua ở nước ngoài những giống chim lạ, chưa từng hoặc rất ít có ở Việt Nam. Trong dịp giao lưu giữa những người chơi chim cảnh với nhau, họ sẽ đem ra giới thiệu khiến những người trong hội phải mắt tròn, mắt dẹt, trầm trồ và thán phục”, anh Nam cho biết thêm.
Nghề chơi đầy rủi ro
Nghề chơi chim bồ câu cảnh cũng đòi hỏi người chơi rất nhiều tâm sức và thời gian. Nếu chăm sóc không cẩn thận thì chim sẽ không lớn hoặc chết. Lúc ấy, vừa phí tiền, vừa phí sức của người nuôi. Theo chia sẻ của anh Toàn, chủ cửa hàng bán chim cảnh mà chúng tôi có dịp trò chuyện ở trên thì: “Thức ăn của loại bồ câu này không khác mấy so với bồ câu thông thường. Nếu là bồ câu trưởng thành thì có thể cho ăn hỗn hợp gồm ngô, đậu xanh, thỉnh thoảng cho ăn thêm ít chất khoáng và vitamin. Ngoài ra, người nuôi có thể cho ăn thức ăn viên sản xuất sẵn. Tuy nhiên, vào mùa đông, ngoài việc cho ăn, người nuôi còn phải đảm bảo giữ ấm cho đàn chim. Rất nhiều trường hợp chim chết vì quá rét. Mỗi lần như vậy, người nuôi sẽ thiệt hại cả chục triệu đồng…”.
Anh Phạm Hồng Thanh (phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Mùa đông là mùa chim hay mắc bệnh nhất. Những bệnh thường gặp nhất là bệnh chướng diều – khô chân và chim bị khò khè, hen khẹc. Mùa hè thì chim hay mắc bệnh lên đậu. Nghe tưởng chừng là bệnh dễ chữa nhưng nếu không tinh ý phát hiện sớm thì chim sẽ chuyển bệnh nặng và không thể chữa trị được nữa. Nhất là đa phần đây là những bệnh lây nhiễm, một con bị là cả đàn bị theo. Có nhiều người chơi chim bị chết cả đàn chỉ vì lơ là, mất cảnh giác. Bao nhiêu tiền bạc và công sức bỏ ra để chăm sóc, nuôi dưỡng coi như đổ sông đổ bể”.
Anh Thanh còn cho biết, chăm sóc chim đã vất vả, huấn luyện chim còn khó khăn hơn. Nếu người nào không đủ kiên nhẫn và tình yêu nghề thì không theo được. Thông thường, chim mới về nên rất khó dạy và bướng bỉnh. Muốn thuần phục chúng thì phải có quy trình và chế độ huấn luyện nghiêm ngặt. “Bất kể con vật gì đều sợ đói và khi chúng đói cũng là lúc chúng ta dễ dạy chúng nhất. Chim bồ câu cũng vậy, những ngày đầu mới gây đàn là lúc mệt nhất, nản lòng nhất. Người nuôi phải hết sức kiên nhẫn”, anh Thanh nói. Vẫn theo lời anh Thanh, bí quyết là phải đợi cho cả đàn đói (nhất là những con chim thả bay) để mình tập cho chúng giờ ăn nhất định.
Thả chim bay thì cũng cần có thời gian huấn luyện. Ban đầu, người nuôi phải quan sát kĩ xem trong đàn chim của mình, những con nào vô kỉ luật (thường là những con này ít bay, hay đậu một chỗ) nên thường kéo những con khác không bay. Những con đó cần được tách riêng để chọn lọc những con chim có tính kỉ luật cao (bay lượn nhiều và về chuồng khi chủ chim cho ăn) để thả bay theo đàn. Sau đó, thả chim ra và cho chúng bay mấy vòng. Tiếp theo là báo hiệu cho chim ăn (như huýt sáo, thổi còi…), nếu chim đói thì chúng sẽ về thẳng chuồng ngay để thưởng thức bữa ăn. Việc này phải diễn ra thường xuyên trong những ngày đầu gây đàn. Khi chúng quen đàn rồi thì chỉ ngồi chơi và thưởng thức chúng bay lượn. Đấy là chưa kể những con chim bướng bỉnh, hay mổ và đánh nhau trong đàn. Nếu không chủ động “trị” chúng thì nhiều con sẽ bị mổ cho tới chết, nhẹ thì còi cọc không lớn được.
Bên cạnh đó, người nuôi chim còn phải đối mặt với những nguy cơ lây bệnh từ chính những thú cưng của mình. Tại các nước phương Tây, người ta đã phát hiện được nhiều chim bồ câu và những người nuôi chim bị bệnh ornithose (sốt do chim). Trường hợp bệnh xảy ra ở một gia đình nuôi chim bồ câu và chim cảnh để kinh doanh. Mới đầu, người bệnh được chẩn đoán là cúm, có biến chứng viêm phổi. Nhưng sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, người ta đã xác định đây là bệnh ornithose. Khám nghiệm các con chim trong gia đình cũng thấy nhiều con mắc bệnh này.
Thú chơi không dành cho… người nghèo
Những ngày này, nhiều người đồn thổi về loài bồ câu lạ được bán tại một cửa hàng chim cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội). Chúng tôi tìm đến cửa hàng 109 Hoàng Hoa Thám, hỏi mua đôi bồ câu sư tử về nuôi, anh Toàn cho biết: “Hiện nay, tôi không còn hàng, nếu muốn mua thì phải đặt trước 3 – 5 ngày để tôi cho người đi nhập về. Vì đây là giống chim ngoại nhập nên giá thành khá đắt. Các chủ hàng ở đây không dám nhập mà chủ yếu bán theo đơn đặt hàng. Có người nhập về một đôi mà mãi không bán được. Tính công nuôi và chăm sóc thì lỗ vốn nên ít người dám mạo hiểm”.
Anh Toàn cho biết thêm, bồ câu sư tử (vì nó có bờm giống như sư tử) chỉ là một loại trong rất nhiều loại bồ câu nhập có hình thù kì quái, lạ mắt. Người ta dựa vào những đặc điểm, hình dáng cơ thể của từng loại chim mà gọi thành tên cho dân dã. Ví dụ, bồ câu thổi kèn (vì ức của loại chim này lồi ra như một cái kèn đồng), bồ câu “xòe Mỹ” (vì nhập từ Mỹ và đuôi nó xòe ra thành một cái tán nhỏ), bồ câu “xòe Nhật” (vì nhập từ Nhật và cũng có đuôi xòe), bồ câu cánh cụt (trông giống như chim cánh cụt)… “Những người ban đầu vào xem thấy lạ nên rất thích thú. Họ bỏ cả tiếng đồng hồ ra để nhìn ngắm, chiêm ngưỡng và hạ quyết tâm mua một đôi về chơi. Nhưng khi biết giá của nó thì nhiều người ra về tay trắng”, anh Toàn nói.
Loài chim bồ câu có tên Phượng hoàng
Giá của loại bồ câu này cũng không cố định, lên xuống theo từng thời điểm và chủng loại bồ câu. Theo khảo giá của chúng tôi, một con bồ câu sư tử non có giá 500.000 – 700.000 đồng. Như vậy, nếu muốn mua một cặp, người mua phải bỏ ra số tiền gần 1,5 triệu đồng. Đối với loại chim bồ câu già thì giá “chát” hơn rất nhiều. Trung bình, mỗi đôi chim già có giá dao động từ 5 tới 7 triệu đồng – một số tiền không nhỏ. Chính vì vậy, không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để theo đuổi thú chơi “xa xỉ” này.
Chúng tôi chia tay anh Toàn để tìm các cửa hàng khác có bán loại chim này. Nhưng những cửa hàng chúng tôi vào đều lắc đầu không có. Anh Tuấn, một chủ hàng khác cho biết: “Chúng tôi chỉ bán theo đơn đặt hàng từ trước. Hơn nữa, hiện nay đang mùa lạnh, chim rất dễ bị chết nên không ai dám mạo hiểm nhập hay mua về. Một điều nữa là chơi loại chim này phải đầu tư nhiều, không sợ tốn kém. Không có ai chỉ chơi một đôi bồ câu sư tử cả mà còn chơi rất nhiều loại bồ câu khác như “xòe Mỹ”, bồ câu thổi kèn, bồ câu bông cúc… Để có một đội chim cảnh hùng hậu đúng nghĩa, người mua phải bỏ ra mấy chục triệu đồng để mua giống là chuyện thường, chưa kể tiền chi phí thức ăn và công chăm sóc”.
Chính bởi chi phí khá cao nên không phải ai cũng có khả năng chơi loại chim này. Anh Nguyễn Thành Nam – một khách hàng ở cửa hàng anh Tuấn, cho biết: “Chơi chim cảnh không chỉ đòi hỏi lòng yêu thích mà cần đến sự kiên trì, nhẫn nại. Chơi chim bồ câu cảnh càng cầu kỳ hơn. Chim bồ câu không có khả năng hót hay như sáo, khiếu… nhưng nó hay ở màu sắc. Nếu chủ huấn luyện cẩn thận thì có thể biến những chú chim cảnh thành chim đua được”.
Trong bộ sưu tập chim cảnh mà có những chú chim độc đáo này thì ắt hẳn chủ nhân rất hãnh diện. Nó thể hiện độ chịu chơi, phong cách không đụng hàng của những dân chơi chim cảnh thực thụ. “Những dân chơi thực sự luôn cố đặt mua ở nước ngoài những giống chim lạ, chưa từng hoặc rất ít có ở Việt Nam. Trong dịp giao lưu giữa những người chơi chim cảnh với nhau, họ sẽ đem ra giới thiệu khiến những người trong hội phải mắt tròn, mắt dẹt, trầm trồ và thán phục”, anh Nam cho biết thêm.
Nghề chơi đầy rủi ro
Nghề chơi chim bồ câu cảnh cũng đòi hỏi người chơi rất nhiều tâm sức và thời gian. Nếu chăm sóc không cẩn thận thì chim sẽ không lớn hoặc chết. Lúc ấy, vừa phí tiền, vừa phí sức của người nuôi. Theo chia sẻ của anh Toàn, chủ cửa hàng bán chim cảnh mà chúng tôi có dịp trò chuyện ở trên thì: “Thức ăn của loại bồ câu này không khác mấy so với bồ câu thông thường. Nếu là bồ câu trưởng thành thì có thể cho ăn hỗn hợp gồm ngô, đậu xanh, thỉnh thoảng cho ăn thêm ít chất khoáng và vitamin. Ngoài ra, người nuôi có thể cho ăn thức ăn viên sản xuất sẵn. Tuy nhiên, vào mùa đông, ngoài việc cho ăn, người nuôi còn phải đảm bảo giữ ấm cho đàn chim. Rất nhiều trường hợp chim chết vì quá rét. Mỗi lần như vậy, người nuôi sẽ thiệt hại cả chục triệu đồng…”.
Anh Phạm Hồng Thanh (phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Mùa đông là mùa chim hay mắc bệnh nhất. Những bệnh thường gặp nhất là bệnh chướng diều – khô chân và chim bị khò khè, hen khẹc. Mùa hè thì chim hay mắc bệnh lên đậu. Nghe tưởng chừng là bệnh dễ chữa nhưng nếu không tinh ý phát hiện sớm thì chim sẽ chuyển bệnh nặng và không thể chữa trị được nữa. Nhất là đa phần đây là những bệnh lây nhiễm, một con bị là cả đàn bị theo. Có nhiều người chơi chim bị chết cả đàn chỉ vì lơ là, mất cảnh giác. Bao nhiêu tiền bạc và công sức bỏ ra để chăm sóc, nuôi dưỡng coi như đổ sông đổ bể”.
Anh Thanh còn cho biết, chăm sóc chim đã vất vả, huấn luyện chim còn khó khăn hơn. Nếu người nào không đủ kiên nhẫn và tình yêu nghề thì không theo được. Thông thường, chim mới về nên rất khó dạy và bướng bỉnh. Muốn thuần phục chúng thì phải có quy trình và chế độ huấn luyện nghiêm ngặt. “Bất kể con vật gì đều sợ đói và khi chúng đói cũng là lúc chúng ta dễ dạy chúng nhất. Chim bồ câu cũng vậy, những ngày đầu mới gây đàn là lúc mệt nhất, nản lòng nhất. Người nuôi phải hết sức kiên nhẫn”, anh Thanh nói. Vẫn theo lời anh Thanh, bí quyết là phải đợi cho cả đàn đói (nhất là những con chim thả bay) để mình tập cho chúng giờ ăn nhất định.
Thả chim bay thì cũng cần có thời gian huấn luyện. Ban đầu, người nuôi phải quan sát kĩ xem trong đàn chim của mình, những con nào vô kỉ luật (thường là những con này ít bay, hay đậu một chỗ) nên thường kéo những con khác không bay. Những con đó cần được tách riêng để chọn lọc những con chim có tính kỉ luật cao (bay lượn nhiều và về chuồng khi chủ chim cho ăn) để thả bay theo đàn. Sau đó, thả chim ra và cho chúng bay mấy vòng. Tiếp theo là báo hiệu cho chim ăn (như huýt sáo, thổi còi…), nếu chim đói thì chúng sẽ về thẳng chuồng ngay để thưởng thức bữa ăn. Việc này phải diễn ra thường xuyên trong những ngày đầu gây đàn. Khi chúng quen đàn rồi thì chỉ ngồi chơi và thưởng thức chúng bay lượn. Đấy là chưa kể những con chim bướng bỉnh, hay mổ và đánh nhau trong đàn. Nếu không chủ động “trị” chúng thì nhiều con sẽ bị mổ cho tới chết, nhẹ thì còi cọc không lớn được.
Bên cạnh đó, người nuôi chim còn phải đối mặt với những nguy cơ lây bệnh từ chính những thú cưng của mình. Tại các nước phương Tây, người ta đã phát hiện được nhiều chim bồ câu và những người nuôi chim bị bệnh ornithose (sốt do chim). Trường hợp bệnh xảy ra ở một gia đình nuôi chim bồ câu và chim cảnh để kinh doanh. Mới đầu, người bệnh được chẩn đoán là cúm, có biến chứng viêm phổi. Nhưng sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, người ta đã xác định đây là bệnh ornithose. Khám nghiệm các con chim trong gia đình cũng thấy nhiều con mắc bệnh này.
Cẩn thận lây truyền bệnh từ chim cảnh
Bác sĩ Hương Liên – bác sĩ tư vấn ở website Sức khỏe và đời sống (cơ quan ngôn luận của bộ Y tế) cho biết: “Nhiều loại chim mắc bệnh ornithose như: Chim bồ câu, chim sẻ và một số loại chim rừng được bắt nuôi làm chim cảnh. Thủ phạm gây bệnh ở chim là một loại rickettsia (là loại vi sinh vật có cấu trúc giống với tế bào vi khuẩn). Chim truyền bệnh cho người thông qua phân hoặc lông nhiễm rickettsia. Nó xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, đôi khi theo thức ăn vào đường tiêu hoá. Triệu chứng bệnh giống như viêm phổi cấp: Sốt cao, nhức đầu, khó thở, ho có đờm mủ nhầy, đau các cơ ở chi và vùng thắt lưng…”.
Phạm ThiệuBác sĩ Hương Liên – bác sĩ tư vấn ở website Sức khỏe và đời sống (cơ quan ngôn luận của bộ Y tế) cho biết: “Nhiều loại chim mắc bệnh ornithose như: Chim bồ câu, chim sẻ và một số loại chim rừng được bắt nuôi làm chim cảnh. Thủ phạm gây bệnh ở chim là một loại rickettsia (là loại vi sinh vật có cấu trúc giống với tế bào vi khuẩn). Chim truyền bệnh cho người thông qua phân hoặc lông nhiễm rickettsia. Nó xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, đôi khi theo thức ăn vào đường tiêu hoá. Triệu chứng bệnh giống như viêm phổi cấp: Sốt cao, nhức đầu, khó thở, ho có đờm mủ nhầy, đau các cơ ở chi và vùng thắt lưng…”.
Relate Threads
Latest Threads