Theo ghi nhận của PV, ngay từ sáng sớm, các khu chợ trên địa bàn TPHCM đã nhộn nhịp khung cảnh mua bán đồ lễ phục vụ việc cúng tiễn ông Công, ông Táo. Trong đó, cá chép là lễ vật không thể thiếu.
Sau lễ cúng, nhiều người dân tranh thủ ghé các dòng kênh, sông nơi mình sinh sống để thả cá.
Người dân thả cá chép trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trong sáng 1/2
Cụ thể, dọc 2 bên bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, sông Sài Gòn… rất đông người dân dừng xe để xuống thả cá. Nhiều em nhỏ cũng được bố mẹ hướng dẫn cách thả cá chép xuống sông và giải thích ý nghĩa của việc thả cá chép trong ngày này.
Theo ghi nhận của PV, đa phần người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, sau khi thả cá, mọi người đều mang túi nilon về hoặc bỏ vào thùng rác gần nơi thả cá.
Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn quen tay vứt luôn túi nilon sau khi thả cá hoặc thả luôn cả túi cá khi bao nilon chưa được mở.
Theo quan niệm dân gian, Táo quân còn được gọi là ông Công ông Táo, là vị thần coi ngó bếp lửa cho gia đình. Trong ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo mọi chuyện gia đình trong 1 năm qua, nên người dân sẽ mua cá chép để cúng và thả xuống sông làm “phương tiện” giúp các ông Táo cưỡi về trời.
Bày bán đồ lễ phục vụ việc cúng ông Táo tại các khu chợ
Cá chép là lễ vật không thể thiếu
Sau khi cúng, người dân thả cá chép xuống sông, kênh rạch
Một em nhỏ được bố mẹ hướng dẫn cách thả cá chép
Người đàn ông trèo lên vòm cầu để thả cá
1 cô gái nằm sấp sát mép sông Sài Gòn để thả cá
Người phụ nữ thả cá khi túi nilon chưa được mở
Trong số 3 chú cá được người phụ nữ thả xuống thì chỉ 1 con thoát được ra ngoài
Một chú cá bị chết ngộp trong túi nilon trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Những chú cá chưa kịp chầu trời đã bị 2 người đàn ông này vớt lại
Người dân đã ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sau khi thả cá xuống kênh
Sau lễ cúng, nhiều người dân tranh thủ ghé các dòng kênh, sông nơi mình sinh sống để thả cá.
Người dân thả cá chép trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trong sáng 1/2
Cụ thể, dọc 2 bên bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, sông Sài Gòn… rất đông người dân dừng xe để xuống thả cá. Nhiều em nhỏ cũng được bố mẹ hướng dẫn cách thả cá chép xuống sông và giải thích ý nghĩa của việc thả cá chép trong ngày này.
Theo ghi nhận của PV, đa phần người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, sau khi thả cá, mọi người đều mang túi nilon về hoặc bỏ vào thùng rác gần nơi thả cá.
Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn quen tay vứt luôn túi nilon sau khi thả cá hoặc thả luôn cả túi cá khi bao nilon chưa được mở.
Theo quan niệm dân gian, Táo quân còn được gọi là ông Công ông Táo, là vị thần coi ngó bếp lửa cho gia đình. Trong ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo mọi chuyện gia đình trong 1 năm qua, nên người dân sẽ mua cá chép để cúng và thả xuống sông làm “phương tiện” giúp các ông Táo cưỡi về trời.
Bày bán đồ lễ phục vụ việc cúng ông Táo tại các khu chợ
Cá chép là lễ vật không thể thiếu
Sau khi cúng, người dân thả cá chép xuống sông, kênh rạch
Một em nhỏ được bố mẹ hướng dẫn cách thả cá chép
Người đàn ông trèo lên vòm cầu để thả cá
1 cô gái nằm sấp sát mép sông Sài Gòn để thả cá
Người phụ nữ thả cá khi túi nilon chưa được mở
Trong số 3 chú cá được người phụ nữ thả xuống thì chỉ 1 con thoát được ra ngoài
Một chú cá bị chết ngộp trong túi nilon trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Những chú cá chưa kịp chầu trời đã bị 2 người đàn ông này vớt lại
Người dân đã ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sau khi thả cá xuống kênh