B
butchi
Guest
Nguồn Sưu tầm trên Internet
Nuôi một con chim cảnh đạt đến trình độ nghệ thuật hót hay, múa đẹp, đá điêu luyện, chẳng khác nào nuôi một đứa con nhỏ từ khi biết nói bập bẹ đến lúc trưởng thành. Đó là hình ảnh mà anh Sơn Ca, hội viện Hội sinh vật cảnh quận Tân Bình, một nghệ nhân có thâm niên trên mười năm chơi chim cảnh, so sánh về sự khó nhọc của nghề chơi.
Từ những hội thi...
Nỗi đam mê của người nuôi chim là được nghe tiếng chim hót, xem những điệu múa, chứng kiến những trận đá của chim. Và đặc biệt sung sướng nhất là giây phút những chú chim bé nhỏ đăng quang giải "Giọng ca hay nhất", "Điệu múa đẹp nhất" hay "Nhà vô địch"...
Để chuẩn bị cho một hội thi chim hót, vào khoảng 6-8 giờ sáng mỗi ngày, các nghệ nhân mang chim đến điểm hẹn để chim tập hót đúng giọng với những con chim cùng loài và hót theo giọng những loài chim khác. Qua buổi "sổ" chim, các nghệ nhân trao đổi kinh nghiệm với nhau. Nghệ nhân chuyên về hình dáng và phong cách chim thì cho rằng chim đạt tiêu chuẩn là mỏ, mắt, chân, lông cánh, lông đuôi phải đầy đủ, sắc lông phải đậm. Hình dáng chim cân đối, tiếng hót trong, lảnh lót và dĩ nhiên chim phải khỏe và tỉnh táo.
Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân, chim ăn thức ăn tự nhiên càng nhiều và có chế độ tắm nắng, tắm nước hợp lý thì hình dáng và sắc lông rất đẹp
Trong khi đó, những nghệ nhân chuyên về giọng hót thì đưa ra kinh nghiệm: Một con chim hót hay phải thường xuyên hót, hót thưa giọng, giọng hót lớn hay nhỏ tùy loài, chuyển giọng hót ít hay nhiều, giọng trổ, nạp, căng đấu. Theo nghệ nhân Nhã Ca, chim không thường xuyên đi "sổ" là những con chim khi đi thi luôn hoảng sợ, nhảy chụp, không thể hiện được tư thế đấu. Chim thường mất "lửa", đứng xù lông không ra hình bộ, suốt vòng thi không cất được tiếng hót.
Một con chim có bộ múa đẹp thì múa phải năng động xoay chuyển, chạy cầu, múa liên tục và đa dạng. Chim múa có điệu, kết hợp với giọng hót, toàn thân mạnh mẽ, dựng hình đẹp. Nghệ nhân Nhã Ca cũng cho biết thêm, đối với chim thi đá thì cách ra đòn, thế đá kỹ xảo, bẻ chân, chột họng đối thủ là rất quan trọng. Thường một con chim đá khi đã "bại trận" thì không còn khả năng huấn luyện nữa. Anh Nguyễn Công Trọng, thường CLB nghệ nhân Tao Đàn, nói: "Ngày nay uống cà phê nghe nhạc là xưa rồi, mà phải là uống cà phê nghe chim hót, xem chim múa, chứng kiến chim đá...".
Đến tuyển chọn, đào tạo... chim
Đầu tiên, là khâu chọn chim. Người chơi phải biết chọn con chim nào để đào tạo thành "ca sĩ" và con chim nào để huấn luyện thành "võ sĩ". Hiện nay, người chơi muốn mua bao nhiêu chim kiểng, cứ mang tiền đến chợ chim Lê Hồng Phong, quận 10, hoặc Hội sinh vật cảnh quận Tân Bình hay CLB nghệ nhân Tao Đàn là có ngay. Tuy nhiên, chỉ có các tay chơi "bán chuyên nghiệp" mới tìm đến mấy chỗ này, bởi ở đây chỉ bán toàn những thứ chim bạ, đá thì dở mà hót cũng chẳng hay.
Muốn có chim "xịn" phải tìm đến các "lão làng" trong nghề thông qua các cuộc trà đàm sau buổi "sổ" chim. Tất nhiên, "tiền nào của đó!". Một con chim họa mi đá điêu luyện giá vài triệu đồng là thường. Một con chích chòe hót đúng giọng, múa đẹp giá có thể lên đến 5-10 triệu đồng. Trong khi đó, một con chim chưa thuần thì chỉ mất từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Dân "sành điệu" thường thích loại này hơn.
Theo anh Vũ Ca, hội viên Hội sinh vật cảnh quận 12, một nghệ nhân lão làng: "Chọn chim hót như chích chòe lửa phải chú ý đến chiếc mỏ ba lá, mũi thông, lông mỏng, cổ thắt, đuôi dài, dáng đẹp... Chọn chim đá như họa mi cần hội đủ các yếu tố đầu xà (rắn), mắt phụng, lưng quy (rùa), chân Cao Cầu, háng rộng. Nhưng đối với chim đá, mỗi con đều có miếng riêng nhờ vào người chủ tập luyện, nên cái thú của chim đá là chân mạnh nhưng không thô, mỏ dày, lớn, móng mèo, ngắn. Nhìn chung, tiêu chuẩn quan trọng khi người nuôi chọn một con chim đá là dàn đầu, dàn mỏ và dàn chân".
Tuy nhiên, chim đá hay chim hót mỗi con đều có thế mạnh riêng nhờ vào "ngón nghề" của người nuôi, đó là kỹ thuật chăm sóc và chế độ dinh dưỡng. Trung bình mỗi ngày, người chơi chim "bán chuyên nghiệp" cũng phải mất hàng giờ để chăm sóc. Anh Dũng, ở đường Lý Thái Tổ, quận 3, nói: "Mỗi ngày, tôi mất ít nhất 3 tiếng đồng hồ để chăm sóc: Sáng chạy đi mua mồi, trưa tắm chim, chiều làm vệ sinh lồng...". Người chơi chim "bán chuyên nghiệp", chăm sóc chủ yếu bằng những kỹ thuật cơ bản như: Múm mồi, tắm nước, tắm nắng với những thức ăn tự nhiên như cào cào, sâu tươi.
Nghề chơi lắm công phu
Khi chứng kiến những tay chơi chim chuyên nghiệp tự tìm ra cho mình phương thức chăm sóc riêng cho chim hót, chim đá và thậm chí cho từng loài chim khác nhau mới thấy nghề chơi này cũng lắm công phu. Đối với chim hót phải chế thêm thức ăn bột được pha chế kỹ lưỡng từ nhiều nguyên liệu như bột gạo, bông cỏ, trứng gà, đậu phộng, mật, chất đất, chất sắt và một số thuốc để cho chim hót giọng thánh thót hơn, hót liên tục.
Theo nghệ nhân A Lưới, thành viên CLB nghệ nhân Tao Đàn, phải trải qua mấy chục công đoạn mới chế ra được thức ăn bột thành phẩm. Đối với chim đá, ngoài thức ăn như chim hót còn bổ sung một số thịt sống, gan lợn, điu điu... tập cho chim cá tính xé ăn.
Nghệ nhân Vũ Ca cho biết. "Có những loài chim như sơn ca, nghệ nhân huấn luyện đến trình độ tứ ca: chim có thể đứng hót trên cầu gọi là sơn ca; vũ ca là chim vừa bay lượn vừa hót; chim có thể vừa đi bập bõm vừa hót là nhã ca; chim vừa đi vừa hót là mã Ca".
Nghệ nhân làm lồng chim phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ của các tay chơi chim chuyên nghiệp đặt lồng. Anh Hùng, một nghệ nhân làm lồng trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, nói: "Làm lồng theo ý của nghệ nhân chơi chim chuyên nghiệp cũng phải công phu lắm. Chiều cao và vòng rộng phải cân đối với chim, đặt máng thức ăn, hũ nước uống phải thẩm mỹ". Lồng chim gồm nhiều loại với nhiều kiểu dáng khác nhau được chạm trổ rất cầu kỳ.
Thế nhưng, có những con chim lại phụ công người nghệ nhân đã phải mất bao nhiêu công sức, tiền của bỏ ra "đào tạo". Thường là trường hợp chim ngã bệnh chết đột ngột, đá thua trận chết trước hoặc trước hội thi đông người không chịu hót. Nghệ nhân A Mành, thành viên CLB nghệ nhân Tao Đàn, tâm sự: "Nhiều lúc hết tiền vì con chim, nên đi đâu cũng nhớ chim ở nhà, xa lồng chim một chút là cảm thấy buồn".
[URL='http://www.arowana.com.vn/forum/attachments/f28/1405-anh-em-xem-choi-nha-chich-choe-than.jpg'] image has been resized.Click to view original image
[/URL]
Nuôi một con chim cảnh đạt đến trình độ nghệ thuật hót hay, múa đẹp, đá điêu luyện, chẳng khác nào nuôi một đứa con nhỏ từ khi biết nói bập bẹ đến lúc trưởng thành. Đó là hình ảnh mà anh Sơn Ca, hội viện Hội sinh vật cảnh quận Tân Bình, một nghệ nhân có thâm niên trên mười năm chơi chim cảnh, so sánh về sự khó nhọc của nghề chơi.
Từ những hội thi...
Nỗi đam mê của người nuôi chim là được nghe tiếng chim hót, xem những điệu múa, chứng kiến những trận đá của chim. Và đặc biệt sung sướng nhất là giây phút những chú chim bé nhỏ đăng quang giải "Giọng ca hay nhất", "Điệu múa đẹp nhất" hay "Nhà vô địch"...
Để chuẩn bị cho một hội thi chim hót, vào khoảng 6-8 giờ sáng mỗi ngày, các nghệ nhân mang chim đến điểm hẹn để chim tập hót đúng giọng với những con chim cùng loài và hót theo giọng những loài chim khác. Qua buổi "sổ" chim, các nghệ nhân trao đổi kinh nghiệm với nhau. Nghệ nhân chuyên về hình dáng và phong cách chim thì cho rằng chim đạt tiêu chuẩn là mỏ, mắt, chân, lông cánh, lông đuôi phải đầy đủ, sắc lông phải đậm. Hình dáng chim cân đối, tiếng hót trong, lảnh lót và dĩ nhiên chim phải khỏe và tỉnh táo.
Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân, chim ăn thức ăn tự nhiên càng nhiều và có chế độ tắm nắng, tắm nước hợp lý thì hình dáng và sắc lông rất đẹp
Trong khi đó, những nghệ nhân chuyên về giọng hót thì đưa ra kinh nghiệm: Một con chim hót hay phải thường xuyên hót, hót thưa giọng, giọng hót lớn hay nhỏ tùy loài, chuyển giọng hót ít hay nhiều, giọng trổ, nạp, căng đấu. Theo nghệ nhân Nhã Ca, chim không thường xuyên đi "sổ" là những con chim khi đi thi luôn hoảng sợ, nhảy chụp, không thể hiện được tư thế đấu. Chim thường mất "lửa", đứng xù lông không ra hình bộ, suốt vòng thi không cất được tiếng hót.
Một con chim có bộ múa đẹp thì múa phải năng động xoay chuyển, chạy cầu, múa liên tục và đa dạng. Chim múa có điệu, kết hợp với giọng hót, toàn thân mạnh mẽ, dựng hình đẹp. Nghệ nhân Nhã Ca cũng cho biết thêm, đối với chim thi đá thì cách ra đòn, thế đá kỹ xảo, bẻ chân, chột họng đối thủ là rất quan trọng. Thường một con chim đá khi đã "bại trận" thì không còn khả năng huấn luyện nữa. Anh Nguyễn Công Trọng, thường CLB nghệ nhân Tao Đàn, nói: "Ngày nay uống cà phê nghe nhạc là xưa rồi, mà phải là uống cà phê nghe chim hót, xem chim múa, chứng kiến chim đá...".
Đến tuyển chọn, đào tạo... chim
Đầu tiên, là khâu chọn chim. Người chơi phải biết chọn con chim nào để đào tạo thành "ca sĩ" và con chim nào để huấn luyện thành "võ sĩ". Hiện nay, người chơi muốn mua bao nhiêu chim kiểng, cứ mang tiền đến chợ chim Lê Hồng Phong, quận 10, hoặc Hội sinh vật cảnh quận Tân Bình hay CLB nghệ nhân Tao Đàn là có ngay. Tuy nhiên, chỉ có các tay chơi "bán chuyên nghiệp" mới tìm đến mấy chỗ này, bởi ở đây chỉ bán toàn những thứ chim bạ, đá thì dở mà hót cũng chẳng hay.
Muốn có chim "xịn" phải tìm đến các "lão làng" trong nghề thông qua các cuộc trà đàm sau buổi "sổ" chim. Tất nhiên, "tiền nào của đó!". Một con chim họa mi đá điêu luyện giá vài triệu đồng là thường. Một con chích chòe hót đúng giọng, múa đẹp giá có thể lên đến 5-10 triệu đồng. Trong khi đó, một con chim chưa thuần thì chỉ mất từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Dân "sành điệu" thường thích loại này hơn.
Theo anh Vũ Ca, hội viên Hội sinh vật cảnh quận 12, một nghệ nhân lão làng: "Chọn chim hót như chích chòe lửa phải chú ý đến chiếc mỏ ba lá, mũi thông, lông mỏng, cổ thắt, đuôi dài, dáng đẹp... Chọn chim đá như họa mi cần hội đủ các yếu tố đầu xà (rắn), mắt phụng, lưng quy (rùa), chân Cao Cầu, háng rộng. Nhưng đối với chim đá, mỗi con đều có miếng riêng nhờ vào người chủ tập luyện, nên cái thú của chim đá là chân mạnh nhưng không thô, mỏ dày, lớn, móng mèo, ngắn. Nhìn chung, tiêu chuẩn quan trọng khi người nuôi chọn một con chim đá là dàn đầu, dàn mỏ và dàn chân".
Tuy nhiên, chim đá hay chim hót mỗi con đều có thế mạnh riêng nhờ vào "ngón nghề" của người nuôi, đó là kỹ thuật chăm sóc và chế độ dinh dưỡng. Trung bình mỗi ngày, người chơi chim "bán chuyên nghiệp" cũng phải mất hàng giờ để chăm sóc. Anh Dũng, ở đường Lý Thái Tổ, quận 3, nói: "Mỗi ngày, tôi mất ít nhất 3 tiếng đồng hồ để chăm sóc: Sáng chạy đi mua mồi, trưa tắm chim, chiều làm vệ sinh lồng...". Người chơi chim "bán chuyên nghiệp", chăm sóc chủ yếu bằng những kỹ thuật cơ bản như: Múm mồi, tắm nước, tắm nắng với những thức ăn tự nhiên như cào cào, sâu tươi.
Nghề chơi lắm công phu
Khi chứng kiến những tay chơi chim chuyên nghiệp tự tìm ra cho mình phương thức chăm sóc riêng cho chim hót, chim đá và thậm chí cho từng loài chim khác nhau mới thấy nghề chơi này cũng lắm công phu. Đối với chim hót phải chế thêm thức ăn bột được pha chế kỹ lưỡng từ nhiều nguyên liệu như bột gạo, bông cỏ, trứng gà, đậu phộng, mật, chất đất, chất sắt và một số thuốc để cho chim hót giọng thánh thót hơn, hót liên tục.
Theo nghệ nhân A Lưới, thành viên CLB nghệ nhân Tao Đàn, phải trải qua mấy chục công đoạn mới chế ra được thức ăn bột thành phẩm. Đối với chim đá, ngoài thức ăn như chim hót còn bổ sung một số thịt sống, gan lợn, điu điu... tập cho chim cá tính xé ăn.
Nghệ nhân Vũ Ca cho biết. "Có những loài chim như sơn ca, nghệ nhân huấn luyện đến trình độ tứ ca: chim có thể đứng hót trên cầu gọi là sơn ca; vũ ca là chim vừa bay lượn vừa hót; chim có thể vừa đi bập bõm vừa hót là nhã ca; chim vừa đi vừa hót là mã Ca".
Nghệ nhân làm lồng chim phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ của các tay chơi chim chuyên nghiệp đặt lồng. Anh Hùng, một nghệ nhân làm lồng trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, nói: "Làm lồng theo ý của nghệ nhân chơi chim chuyên nghiệp cũng phải công phu lắm. Chiều cao và vòng rộng phải cân đối với chim, đặt máng thức ăn, hũ nước uống phải thẩm mỹ". Lồng chim gồm nhiều loại với nhiều kiểu dáng khác nhau được chạm trổ rất cầu kỳ.
Thế nhưng, có những con chim lại phụ công người nghệ nhân đã phải mất bao nhiêu công sức, tiền của bỏ ra "đào tạo". Thường là trường hợp chim ngã bệnh chết đột ngột, đá thua trận chết trước hoặc trước hội thi đông người không chịu hót. Nghệ nhân A Mành, thành viên CLB nghệ nhân Tao Đàn, tâm sự: "Nhiều lúc hết tiền vì con chim, nên đi đâu cũng nhớ chim ở nhà, xa lồng chim một chút là cảm thấy buồn".
[URL='http://www.arowana.com.vn/forum/attachments/f28/1405-anh-em-xem-choi-nha-chich-choe-than.jpg'] image has been resized.Click to view original image
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads
Latest Threads