Bài viết dưới đây là chia sẻ của chuyên gia nghiên cứu giáo dục trẻ em Catherine Yến Phạm (TP HCM) về sai lầm của nhiều bà mẹ - quá nuông chiều mà vô tình hại con và những nguyên tắc yêu con đúng cách.
Lần trước làm dự án kể chuyện, có bạn hỏi "con em rất nhút nhát, em nên kể chuyện gì cho con?", mình nói ngay: "Kể chuyện không làm con hết nhút nhát nha".
Mấy hôm nay, lại thấy ngay cả học trò mình cũng chưa biết cách đối xử với con của các em. Em hỏi: "Sao con em không chịu nhường đồ chơi? Ra đường thì níu mẹ, đến nỗi la hét khóc lóc trước mặt mẹ và mọi người để mẹ chú ý. Bắt mẹ hết đứng lên rồi ngồi xuống, lấy cái nọ cái kia không thì nhèo nhẽo thậm chí la hét đập phá ói mửa...". Bệnh này được gọi là bệnh nhõng nhẽo hoặc biết được cưng nên mè nheo.
Điều khó nhất để làm phụ huynh là sự cân bằng. Phụ huynh có con thường có hai cách dạy trẻ: một là quá cứng rắn với con, đánh đập, chửi rủa, la hét hoặc là quá mềm yếu và chiều chuộng con.
Cái mà bạn cho là "dịu dàng" với con thực chất là một sự mềm yếu và nghe lời con. Thực sự bạn đang bị mè nheo, đang bị con bắt bài. Còn đứa trẻ, nó đang lệ thuộc bạn, ghiền bạn, mê bạn, đến nỗi nó không muốn làm gì nữa mà chỉ muốn bám rít lấy bạn.
Khi bị ai bắt nạt, bé không biết làm gì mà chỉ hú lên tìm mẹ. Bé ở nhà nhảy tưng tưng nhưng ra đường nhút nhát cực kỳ. Một biểu hiện khác là bé không nhút nhát nhưng hiếu động, dễ cáu, ăn hiếp người khác nhưng khi bị la thì níu mẹ, khóc lóc, la hét với mẹ và thậm chí ói trước mặt cho mẹ mủi lòng mà chạy tới, tội nghiệp cho mình. Đứa trẻ còn một bệnh nữa là không chia sẻ được mẹ với ai. Có em thì ghen tỵ với em đến nỗi ghét em.
Ảnh minh họa: Huffingtonpost.
Tưởng tượng đứa trẻ đó lớn lên sẽ thế nào? Ở nhà thì tinh tướng, ra đường thì sợ sệt hoặc gây chuyện với người khác mà không biết hậu quả thế nào, gặp chuyện lại chạy về níu váy mẹ, khóc lóc mong mẹ giúp. Mẹ không giúp được đâm ra hận mẹ. Tình cảnh đó khủng khiếp chừng nào?
Làm cha mẹ phải biết dịu dàng mà cương quyết. Trẻ em độc lập là trẻ em có trách nhiệm với bản thân. Bố mẹ cho con tự do, cho con tình yêu rồi nhưng còn phải cho con hiểu quy luật cuộc sống. Không ai sống một mình. Chúng ta sống trong một thế giới mà mọi người đều phải hoà hợp và tôn trọng để tồn tại và để hiểu nhau, yêu nhau. Cớ sao ta cho con thấy mình là duy nhất, con được tất cả, không biết chờ đợi, không biết xin lỗi, không dịu dàng và nhường nhịn?
Con lấy đồ chơi của anh chị, ta bảo anh chị nó nhường đi, thậm chí con lấy đồ của bạn, mẹ cũng năn nỉ bạn nhường cho con mình? Con giật đồ chơi người khác bạn cũng lúng túng không biết xử lý?
Tôi hỏi bạn: Thế bạn có cái xe đẹp, vừa leo lên chạy thì có người tới, giật cái xe, đẩy bạn xuống đường, bạn cho không? Cớ sao bắt trẻ nhường? Bạn bị mất xe, đến cảnh sát trình báo để lấy lại được công bằng, cảnh sát bảo bạn nhường cho thằng ăn cướp đó đi, bạn thấy sao?
Dịu dàng nhưng phải cương quyết khi nói với con về sự tôn trọng, tự trọng bản thân, tôn trọng giá trị và sự khác biệt của người khác, của tự nhiên, sự vật, công sức, tài sản... của mình và người khác, và cả tôn trọng mẹ nữa. Không phải dạy con cần vòng tay thưa thốt là tôn trọng đâu. Đó là đè bẹp con bằng sự tự tôn của mình hoặc làm vì sợ người khác chê.
Hãy dạy con biết lắng nghe, biết giữ bình tĩnh, biết thinh lặng và chờ đợi đến lượt khi người khác nói. Biết tôn trọng bố mẹ và bạn bè, biết chào hỏi, xin lỗi và cảm ơn bằng tấm lòng, chứ không phải hình thức, màu mè. Lúc đó đứa trẻ sẽ thực sự trưởng thành, biết sống mà không sợ hãi, biết yêu thương vô điều kiện, biết nói "không" khi cần và trân trọng những gì người khác làm cho mình. Đứa trẻ đó biết tự bảo vệ bản thân, không để ai chà đạp và làm tổn thương mình, đồng thời cũng không bao giờ chà đạp, làm tổn thương người khác. Con biết nhường nhịn và chờ đợi mọi thứ đến với mình.
Yêu con mà chiều con, nịnh con, chỉ biết dịu dàng mà không cương quyết nói không và chỉnh sửa những gì con làm sai, lúc nào cũng chăm chăm bảo vệ con... sẽ khiến con trở nên nhõng nhẽo và ỷ lại rồi. Các mẹ khi yêu con xin nhớ "ba không" sau:
- Không làm tổn thương tinh thần, thể xác con.
- Không áp đặt mong muốn của mình lên con (để con được tự do làm điều con muốn, miễn không vi phạm quy tắc tôn trọng, đừng suốt ngày cấm đoán con, lo lắng cho cho, làm hộ, không tin con...).
- Không chiều con.
Điều này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Nhưng hãy vì con mà làm một người cha mẹ dân chủ, dịu dàng mà cương quyết.
Catherine Yến Phạm
Nguồn: VNE
Lần trước làm dự án kể chuyện, có bạn hỏi "con em rất nhút nhát, em nên kể chuyện gì cho con?", mình nói ngay: "Kể chuyện không làm con hết nhút nhát nha".
Mấy hôm nay, lại thấy ngay cả học trò mình cũng chưa biết cách đối xử với con của các em. Em hỏi: "Sao con em không chịu nhường đồ chơi? Ra đường thì níu mẹ, đến nỗi la hét khóc lóc trước mặt mẹ và mọi người để mẹ chú ý. Bắt mẹ hết đứng lên rồi ngồi xuống, lấy cái nọ cái kia không thì nhèo nhẽo thậm chí la hét đập phá ói mửa...". Bệnh này được gọi là bệnh nhõng nhẽo hoặc biết được cưng nên mè nheo.
Điều khó nhất để làm phụ huynh là sự cân bằng. Phụ huynh có con thường có hai cách dạy trẻ: một là quá cứng rắn với con, đánh đập, chửi rủa, la hét hoặc là quá mềm yếu và chiều chuộng con.
Cái mà bạn cho là "dịu dàng" với con thực chất là một sự mềm yếu và nghe lời con. Thực sự bạn đang bị mè nheo, đang bị con bắt bài. Còn đứa trẻ, nó đang lệ thuộc bạn, ghiền bạn, mê bạn, đến nỗi nó không muốn làm gì nữa mà chỉ muốn bám rít lấy bạn.
Khi bị ai bắt nạt, bé không biết làm gì mà chỉ hú lên tìm mẹ. Bé ở nhà nhảy tưng tưng nhưng ra đường nhút nhát cực kỳ. Một biểu hiện khác là bé không nhút nhát nhưng hiếu động, dễ cáu, ăn hiếp người khác nhưng khi bị la thì níu mẹ, khóc lóc, la hét với mẹ và thậm chí ói trước mặt cho mẹ mủi lòng mà chạy tới, tội nghiệp cho mình. Đứa trẻ còn một bệnh nữa là không chia sẻ được mẹ với ai. Có em thì ghen tỵ với em đến nỗi ghét em.
Ảnh minh họa: Huffingtonpost.
Tưởng tượng đứa trẻ đó lớn lên sẽ thế nào? Ở nhà thì tinh tướng, ra đường thì sợ sệt hoặc gây chuyện với người khác mà không biết hậu quả thế nào, gặp chuyện lại chạy về níu váy mẹ, khóc lóc mong mẹ giúp. Mẹ không giúp được đâm ra hận mẹ. Tình cảnh đó khủng khiếp chừng nào?
Làm cha mẹ phải biết dịu dàng mà cương quyết. Trẻ em độc lập là trẻ em có trách nhiệm với bản thân. Bố mẹ cho con tự do, cho con tình yêu rồi nhưng còn phải cho con hiểu quy luật cuộc sống. Không ai sống một mình. Chúng ta sống trong một thế giới mà mọi người đều phải hoà hợp và tôn trọng để tồn tại và để hiểu nhau, yêu nhau. Cớ sao ta cho con thấy mình là duy nhất, con được tất cả, không biết chờ đợi, không biết xin lỗi, không dịu dàng và nhường nhịn?
Con lấy đồ chơi của anh chị, ta bảo anh chị nó nhường đi, thậm chí con lấy đồ của bạn, mẹ cũng năn nỉ bạn nhường cho con mình? Con giật đồ chơi người khác bạn cũng lúng túng không biết xử lý?
Tôi hỏi bạn: Thế bạn có cái xe đẹp, vừa leo lên chạy thì có người tới, giật cái xe, đẩy bạn xuống đường, bạn cho không? Cớ sao bắt trẻ nhường? Bạn bị mất xe, đến cảnh sát trình báo để lấy lại được công bằng, cảnh sát bảo bạn nhường cho thằng ăn cướp đó đi, bạn thấy sao?
Dịu dàng nhưng phải cương quyết khi nói với con về sự tôn trọng, tự trọng bản thân, tôn trọng giá trị và sự khác biệt của người khác, của tự nhiên, sự vật, công sức, tài sản... của mình và người khác, và cả tôn trọng mẹ nữa. Không phải dạy con cần vòng tay thưa thốt là tôn trọng đâu. Đó là đè bẹp con bằng sự tự tôn của mình hoặc làm vì sợ người khác chê.
Hãy dạy con biết lắng nghe, biết giữ bình tĩnh, biết thinh lặng và chờ đợi đến lượt khi người khác nói. Biết tôn trọng bố mẹ và bạn bè, biết chào hỏi, xin lỗi và cảm ơn bằng tấm lòng, chứ không phải hình thức, màu mè. Lúc đó đứa trẻ sẽ thực sự trưởng thành, biết sống mà không sợ hãi, biết yêu thương vô điều kiện, biết nói "không" khi cần và trân trọng những gì người khác làm cho mình. Đứa trẻ đó biết tự bảo vệ bản thân, không để ai chà đạp và làm tổn thương mình, đồng thời cũng không bao giờ chà đạp, làm tổn thương người khác. Con biết nhường nhịn và chờ đợi mọi thứ đến với mình.
Yêu con mà chiều con, nịnh con, chỉ biết dịu dàng mà không cương quyết nói không và chỉnh sửa những gì con làm sai, lúc nào cũng chăm chăm bảo vệ con... sẽ khiến con trở nên nhõng nhẽo và ỷ lại rồi. Các mẹ khi yêu con xin nhớ "ba không" sau:
- Không làm tổn thương tinh thần, thể xác con.
- Không áp đặt mong muốn của mình lên con (để con được tự do làm điều con muốn, miễn không vi phạm quy tắc tôn trọng, đừng suốt ngày cấm đoán con, lo lắng cho cho, làm hộ, không tin con...).
- Không chiều con.
Điều này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Nhưng hãy vì con mà làm một người cha mẹ dân chủ, dịu dàng mà cương quyết.
Catherine Yến Phạm
Nguồn: VNE
Relate Threads
Latest Threads