có tí vấn đề về cu gáy mong mọi người giải đáp

nêmô

Quản Trị Viên
Nhân viên
Tham gia
20 Tháng năm 2015
Bài viết
2,235
Điểm tương tác
802
Điểm
113
hôm nay vui quá xá.nhận được quà Noel từ ae mưa xong lang thang sang vườn lại bắt gặp tổ cu gáy đang ấp.trước củng thấy một ổ mà nhòm nó mấy lần nó bỏ luôn nay k dám nhòm nửa.xin hỏi các cụ cùng mod @minhkhoi2004 là cụ gáy ấp trong bao lâu thì nở và bao lâu thì cụ ckn chuyền ra khỏi ổ để em căn lịch sang bắt ạ.tứ lúc cu con nở thì sau bao lâu ta bắt nuôi tỉ lệ sống cao nhất và dể nuôi nhất.cu gáy non thì cho ăn gì và cho ăn như thế nào để em tí kiến thức chuẩn bị trước ạ
 
Relate Threads
Latest Threads
Cu gáy đẻ nhà mình ấp đúng 12 ngày là nở, nên bắt nuôi bộ sau khi nở tầm 7-10 ngày. Cu non cho ăn cám gà con trộn nước cho nhão, vê thành viên bằng hạt lạc to rồi nhét (ngày 2, 3 lần là được)
 
nhanh nhỉ chào mào củng mất 14ngày.sau khi nở 10ngày cu non đã ra lông đầy đủ chưa cụ non quá khó nuôi.cho ăn ít thế nó có còi k chào mào nuôi phải cho ăn ngày mười mấy lần đó cụ.bao nhiêu lâu thì cụ non gáy được hã cụ.nghe cụ duongrau bảo bắt đôi cu non thì dùng nhíp gắp nhẹ nhàng ra để tránh xáo trộn tổ và hơi người cụ mẹ sẻ đẻ lại vài ngày sau đó phải không cụ
 
Muốn dạn người thì nuôi bộ từ sớm, 10 ngày là cu non bắt đầu ra khỏi tổ đấy, mình tách lúc 7 ngày tuổi. Cu gáy non không đòi ăn như các loại khác, mình phải banh mỏ ra nhét, nhét đầy diều thì tiêu hóa trong vòng 8 đến 10 tiếng cơ đấy - lúc bận mình cho ăn ngày có 2 bữa thôi đấy). Mình nuôi đẻ nên không phải gắp chim non như bắt chim trời, khi bắt bạn cũng nên tránh đụng chạm hoặc phá tổ, nó sẽ đẻ tiếp nếu thấy an toàn)
 
vụ này thơm nè.để em coi sao nó đang ấp chắc sắp nở rồi.cảm ơn cụ nhé khi nào gặp vấn đề e lại đào topic lên nhờ cụ chỉ giáo.có khi bắt luôn đêi bố mẹ về nuôi đẻ cu nhiều mà đâu sợ tuyệt chủng cụ nhỉ
 
Cụ cứ bắt đôi non về nuôi rồi sau này thích ghép đẻ thì ghép, còn cặp bố mẹ cứ để nó sẽ tiếp tục sinh sản ở vườn bác thôi
 
có lần nhồi đàm rượu cu cò với một thầy giáo dạy sinh học thầy bảo chim cu gáy không có hiện tường trùng huyết(cùng huyết thống) đúng không cụ.mà tổ nào nở ra củng một trống một mái hay sao.tới mùa tiêu mùa cỏ điều rồi để lại chưa chắc nó được yên thân cụ ạ kiểu gì củng phải làm qua đó.để em tùy cơ ứng biến.cụ giai thích dùm em thắc mắc trên đi
 
Trùng huyết hay không thì mình chịu (bác thử hỏi anh Gu Gồ xem)
Hầu hết các loài đẻ 2 trứng 1 lứa thì sẽ có 1 trống - 1 mái (có ngoại lệ)
Nếu sợ có người săn mất cặp bố mẹ thì bác tìm cách thu phục nó trước đi - nhưng bác làm thế nào ?
 
củng chưa biết được cụ ạ.một là bỏ cu con vô lụp hai là lấy cái lưới cá ba mành em giăng lên hoặc bố trí giò bẫy kiểu thoàng lọng trên cây đễ bắt nhưng khó mà bắt được cả đôi.người ta săn thì k săn đâu sợ là tới mùa phải làm chổ đó nó bỏ đi thì uổng hoặc người ta gặp người ta bắt trước mình hêhê
 
Muốn dạn người thì nuôi bộ từ sớm, 10 ngày là cu non bắt đầu ra khỏi tổ đấy, mình tách lúc 7 ngày tuổi. Cu gáy non không đòi ăn như các loại khác, mình phải banh mỏ ra nhét, nhét đầy diều thì tiêu hóa trong vòng 8 đến 10 tiếng cơ đấy - lúc bận mình cho ăn ngày có 2 bữa thôi đấy). Mình nuôi đẻ nên không phải gắp chim non như bắt chim trời, khi bắt bạn cũng nên tránh đụng chạm hoặc phá tổ, nó sẽ đẻ tiếp nếu thấy an toàn)
Xin lỗi cụ ... nếu tui nói ko phải nhé ... hi hi ... Cụ chuyên nuôi cu đẻ mà cách cho ăn như thế tui nghe thương cho cái mỏ cu non quá .*****
Trước tui cũng đã bao năm nuôi cu đẻ nhưng tui lại có cách cho cu non ăn theo kiểu khác ... nay chia sẻ .. ai học theo thì tham khảo nhé.
*****sau 7-10 ngày ( hoặc khi nao chim non phủ kín lông măng và đầu lông bắt đầu tở thì bắt chim ra là vừa nhất .. nuôi chim vừa nhanh biết mổ lại vừa nhàn
**** cách cho cu non ăn : dùng một miếng vải - cái túi - hoặc khăn mùi xoa cũ càng tốt ( ko phải là hàng bông vải sợi nhé ).... cắt một cái lỗ to bằng cỡ đầu đũa ở giữa miếng vải hay cái túi .... . thức ăn chim non thì cám gà con bột gạo xay ko nhỏ lắm + ít vừng .. trộn đều hơi ẩm tí và hơi tơi tơi .... bạn cho vào túi hay miếng vải ... túm lại ... cho mỏ con chim non vào cái lỗ mình cắt đó ... xong dó tay bạn lắc nhẹ ngón tay vấn vần bột trong túi ... thế là em chim nó cứ xòe cáng rúc ăn như bú mẹ nó mớm thôi
cứ như thế lắc khi nào hết chỗ bột cám mình pha đó thôi ... lấy tay sờ riều chim thấy căng là ok... trước khi cho ăn chuẩn bị một chén nước trắng ... mỗi lần lắc cám xong ta lại nghiêng chén nước ấy vào mỏ chim ... chim uống ok ... khi chim còn nhỏ cầm cái túi cám đó chim cứ chạy theo vấy cánh đòi ăn ... thích lắm ..... khi chim đủ lông bay xa được thì phòng chim giật mình bay đi ko biết đường về thì ta nhốt chim lại cho ăn qua lồng ... chỉ vài bữa là chim bít mổ .... ko phải banh đút gì cả .... các cụ thử áp dụng xem nhé .
 
Hêhê từ từ em tính.đợi tuần nửa sang rình coi có con chưa bố trí luôn sợ nó ấp lâu rồi thì sắp nở.mà củng chưa vội có khi em để tổ lại chờ nó đẻ thêm lứa nữa tầm 45ngày củng chưa vào mùa bận.cách cụ duo grau sau này e sẻ áp dụng tránh cu con bị đói haha cảm ơn hai cụ nhiều
 
có lần nhồi đàm rượu cu cò với một thầy giáo dạy sinh học thầy bảo chim cu gáy không có hiện tường trùng huyết(cùng huyết thống) đúng không cụ.mà tổ nào nở ra củng một trống một mái hay sao.tới mùa tiêu mùa cỏ điều rồi để lại chưa chắc nó được yên thân cụ ạ kiểu gì củng phải làm qua đó.để em tùy cơ ứng biến.cụ giai thích dùm em thắc mắc trên đi
Trùng huyết là chuẩn đó ... một đôi cu non trưởng thành ngoài đời nó sẽ tự tìm đôi
***** tui đã thử một đôi chim non cùng bố mẹ ghép đẻ gần như ko thành công ... có thàng công thì cũng chẳng ra sao .... mà thường tuyển chim trống hoặc mái khác về ghép thì cơ bản là ok luôn
***** còn một tổ chim nở ra 2 trống - 2 mái - 1trống 1 mái là ngấu nhiên - hên sui mà
***** 3 đôi chim gáy non chú nuôi gần đây ... đem lại là 6 em trống ... thế mới đau ...... bọn bạn đến bảo ... chắc ông này có duyên nuôi chim trống .... ha ha
 
Mình cũng đã làm theo các cách (cho rúc túi, dùng xi lanh to, banh mỏ ra nhét, nhưng thấy việc banh mỏ cho ăn là sạch sẽ, chim sẽ được cung cấp nhiều thức ăn nhất/lần ăn. Không sợ nó đau đâu, chỉ 1, 2 lần đầu nó chưa quen, những lần sau nó quen nên không ngậm chặt mỏ đâu. Cách cho nó rúc túi dành cho những bác có thời gian nhiều chút
 
Bên trên