Chuyện con ruồi – Tony Buổi Sáng Blog.
Lúc mới ra trường, Tony đi làm ở nhà máy giày dép để quen với việc sản xuất trước khi làm thương mại. Có lần nhà máy bị mất vật tư, thế là những người liên quan sẽ phải giải trình, gồm có bảo vệ, thủ kho, cán bộ vật tư, bốc vác… Xong mọi người nghi ngờ vào anh bốc vác mới tuyển vào làm, vì ê kíp kia đã làm với nhau được mấy năm, chưa có sự cố gì, mới tuyển anh này vào vài hôm đã có chuyện. Chú Chương giám đốc giao Tony xử lý việc này rồi báo cáo lại.
Cái Tony kêu mọi người vô họp. Mọi người nhìn anh bốc vác vì nghi ngờ tập trung vào đó. Nhìn thấy gương mặt gộc gạc của anh, tự nhiên Tony lại có cảm tình, nghĩ là không phải. Mới hỏi anh ơi, anh có lấy cắp không ạ, nói em mong anh nói thật một lần, giọng tha thiết và mắt nhìn sâu vào mắt ảnh. Ảnh lúng túng, lóng ngóng vụng về, rồi cũng hết biết giải thích sao, lấy cái cuối cùng của 1 chút lòng tin còn vớt vát, ảnh xin thề có cái bóng đèn, anh mà nói dối, bóng đèn tắt liền. Cái Tony nhìn lên cái bóng đèn, xong hết biết hỏi gì nữa, vô báo cáo chú Chương, nói con hỏi rồi mà anh ấy trả lời là không có. Chú cười hả hả, nói đúng là đồ mới ra trường, ngáo ngơ tin người quá đáng. Có ai ăn cắp mà thừa nhận mình ăn cắp đâu. Nên phải có tang chứng rạch ròi. Rồi đứa ăn cắp đó sẽ lập tức chối tội, nên phải có nhân chứng. Có tang chứng vật chứng chưa đủ, còn phải đấu tranh khai thác mãi ấy chứ.
Hôm qua đi ăn với đứa em nó hạc từ trường K. Một ông phó GSTS của trường nó bị bộ GD tước bằng vì người ta phát hiện luận ven tiến sĩ đang lưu ở thư viện quốc gia có tới 30% giống y chang một luận ven khác. Kiến thức của người khác thì phải tiêu hóa, còn trích dẫn thì phải ghi nguồn. Nếu không thì là ăn cắp. Nhưng ổng lên báo cãi ngay, nói luận ven lưu trữ ở thư viện là do đứa cháu nó đi nộp nhầm hay sao đó. Mới thấy, dù ai đi chăng nữa, cách phản ứng khi bị phát hiện cũng giống nhau. Chối ngay. Chối phắt. Chối là 1 khái niệm thuộc phạm trù tâm lý hạc. Tự nhiên nhớ lời chú Chương.
Về tư vấn tâm lý trên báo, mình chỉ đọc cô Dạ Loan báo Thôn Quê Ngày Nay. Mấy người kia nói như sách, không thực tế, toàn thấy gương mặt sơn son thiếp vàng lên báo chụp hình đứng ẹo 1 bên nói tui là nhà tâm lý hạc. Đọc thấy có tâm sự “cô Loan ơi, em nghi ngờ chồng em ngoại tình. Em bắt gặp anh ấy đi vào nhà nghỉ, về vặn vẹo thì ảnh nói là không có, thề thốt với mấy cái bóng đèn neon trong nhà, bảo là đang đi trên đường mệt nên vào đó nghỉ thôi. Nhà nghỉ là để nghỉ ngơi. Lần thứ 2, em ập vào bắt quả tang anh ấy và 1 cô tiếp viên quán cà phê đang ở trong tình trạng không mảnh vải che thân. Anh ấy nói trời nóng quá cởi ra cho thoáng. Chồng em làm luật sư. Anh bảo thường vào nhà nghỉ để tư vấn pháp luật vì môi trường nơi ấy yên tĩnh, tư vấn cho rõ. Như quy định là cà phê chồn phải bỏ 2 muỗng đường, cô bán cà phê không rành, bỏ 3 muỗng là vi phạm ngay. Cô ơi, có ai trần truồng ngồi tư vấn pháp luật cho nhau không cô “?
Cô Dạ Loan nói đại ý “cô chưa biết em và chồng em thuộc thể loại gì….nhưng cô biết một điều, làm sai khi bị bắt gặp người ta sẽ phải chối. Đó thuộc về phàm trù tâm lý hạc, bình thường ai cũng vậy. Người càng ăn cắp lão luyện sẽ có kỹ năng chối bay chối biến 1 cách chuyên nghiệp. Nên ai hồi nhỏ đi hạc thường xuyên quay cóp thì lớn lên sẽ rất dễ nói dối hay ăn cắp vì nhớ nghề. Dù gì thì cũng ít nhất là 12 năm đào tạo. Nên nếu bạn gặp 1 người chỉ mới tốt nghiệp tiểu học thì XÁC SUẤT đó là người chân thành sẽ cao hơn. Nói dối là tiền đề của ăn cắp, nên với thế hệ trẻ, tuyệt đối không cho phép nó nói dối để xã hội bớt ăn trộm ăn cắp trong tương lai”.
Nghe lời cô Dạ Loan, Tony thích chơi với thể loại bỏ hạc nửa chừng, vì yên tâm. Có bị ăn cắp cũng chỉ là ăn cắp nhẹ. Ở Đức, nền giáo dục tiên tiến nhất mà Tony từng biết, Tony sang đấy chơi, thấy khi gửi con vào hạc, phụ huynh phải ký vào tờ cam kết với trường, nếu hạc sinh không trung thực dù chỉ 1 lần, trường cũng sẽ đuổi, không chịu trách nhiệm giáo dục nữa, thuộc về lỗi của gia đình, do có cha có mẹ gì đó ăn cắp hay nói dối mà con nó bắt chước. Nên sẽ phải đưa vô trường dòng hay tự hạc ở nhà, thuê thầy về dạy, tốn tiền ráng chịu ( giáo dục Đức miễn phí). Họ nghiêm khắc để mọi công dân Đức trở nên đẳng cấp, văn minh, xây dựng xã hội Đức phồn vinh lâu dài.
Tối qua thấy mất tiền mấy chục ngàn bỏ quên trong nhà tắm, chắc thằng Tí nó lấy đi chơi game rồi chứ không ai vô đây. Bèn cất tiếng hỏi:
“Tí, mày có lấy tiền của dượng không Tí?”…
Tí: “Dạ không dượng ơi.”
Tony: “Mày chắc không Tí”?
Tí: ” Con thề có con ruồi bay qua nè dượng. Con mà nói dối, con ruồi trước sau gì cũng sẽ chết”.
Ối. Thằng này khá. Vậy mà mọi người cứ nói nó ngây ngô. Nó biết chối bay chối biến và thề thốt như vậy tức phát triển tâm sinh lý bình thường. Cũng mừng.
Ngó ra ngoài phố, đèn đường cứ lúc sáng lúc tắt. Người ta cứ nói dối, rồi ăn cắp, rồi lôi mấy cái bóng đèn ra thề. Nhưng bù lại cũng chả thấy con ruồi nào. Cứ thế này, chẳng mấy chốc loài ruồi sẽ bị tuyệt chủng, kể cả ruồi giấm.
Lúc mới ra trường, Tony đi làm ở nhà máy giày dép để quen với việc sản xuất trước khi làm thương mại. Có lần nhà máy bị mất vật tư, thế là những người liên quan sẽ phải giải trình, gồm có bảo vệ, thủ kho, cán bộ vật tư, bốc vác… Xong mọi người nghi ngờ vào anh bốc vác mới tuyển vào làm, vì ê kíp kia đã làm với nhau được mấy năm, chưa có sự cố gì, mới tuyển anh này vào vài hôm đã có chuyện. Chú Chương giám đốc giao Tony xử lý việc này rồi báo cáo lại.
Cái Tony kêu mọi người vô họp. Mọi người nhìn anh bốc vác vì nghi ngờ tập trung vào đó. Nhìn thấy gương mặt gộc gạc của anh, tự nhiên Tony lại có cảm tình, nghĩ là không phải. Mới hỏi anh ơi, anh có lấy cắp không ạ, nói em mong anh nói thật một lần, giọng tha thiết và mắt nhìn sâu vào mắt ảnh. Ảnh lúng túng, lóng ngóng vụng về, rồi cũng hết biết giải thích sao, lấy cái cuối cùng của 1 chút lòng tin còn vớt vát, ảnh xin thề có cái bóng đèn, anh mà nói dối, bóng đèn tắt liền. Cái Tony nhìn lên cái bóng đèn, xong hết biết hỏi gì nữa, vô báo cáo chú Chương, nói con hỏi rồi mà anh ấy trả lời là không có. Chú cười hả hả, nói đúng là đồ mới ra trường, ngáo ngơ tin người quá đáng. Có ai ăn cắp mà thừa nhận mình ăn cắp đâu. Nên phải có tang chứng rạch ròi. Rồi đứa ăn cắp đó sẽ lập tức chối tội, nên phải có nhân chứng. Có tang chứng vật chứng chưa đủ, còn phải đấu tranh khai thác mãi ấy chứ.
Hôm qua đi ăn với đứa em nó hạc từ trường K. Một ông phó GSTS của trường nó bị bộ GD tước bằng vì người ta phát hiện luận ven tiến sĩ đang lưu ở thư viện quốc gia có tới 30% giống y chang một luận ven khác. Kiến thức của người khác thì phải tiêu hóa, còn trích dẫn thì phải ghi nguồn. Nếu không thì là ăn cắp. Nhưng ổng lên báo cãi ngay, nói luận ven lưu trữ ở thư viện là do đứa cháu nó đi nộp nhầm hay sao đó. Mới thấy, dù ai đi chăng nữa, cách phản ứng khi bị phát hiện cũng giống nhau. Chối ngay. Chối phắt. Chối là 1 khái niệm thuộc phạm trù tâm lý hạc. Tự nhiên nhớ lời chú Chương.
Về tư vấn tâm lý trên báo, mình chỉ đọc cô Dạ Loan báo Thôn Quê Ngày Nay. Mấy người kia nói như sách, không thực tế, toàn thấy gương mặt sơn son thiếp vàng lên báo chụp hình đứng ẹo 1 bên nói tui là nhà tâm lý hạc. Đọc thấy có tâm sự “cô Loan ơi, em nghi ngờ chồng em ngoại tình. Em bắt gặp anh ấy đi vào nhà nghỉ, về vặn vẹo thì ảnh nói là không có, thề thốt với mấy cái bóng đèn neon trong nhà, bảo là đang đi trên đường mệt nên vào đó nghỉ thôi. Nhà nghỉ là để nghỉ ngơi. Lần thứ 2, em ập vào bắt quả tang anh ấy và 1 cô tiếp viên quán cà phê đang ở trong tình trạng không mảnh vải che thân. Anh ấy nói trời nóng quá cởi ra cho thoáng. Chồng em làm luật sư. Anh bảo thường vào nhà nghỉ để tư vấn pháp luật vì môi trường nơi ấy yên tĩnh, tư vấn cho rõ. Như quy định là cà phê chồn phải bỏ 2 muỗng đường, cô bán cà phê không rành, bỏ 3 muỗng là vi phạm ngay. Cô ơi, có ai trần truồng ngồi tư vấn pháp luật cho nhau không cô “?
Cô Dạ Loan nói đại ý “cô chưa biết em và chồng em thuộc thể loại gì….nhưng cô biết một điều, làm sai khi bị bắt gặp người ta sẽ phải chối. Đó thuộc về phàm trù tâm lý hạc, bình thường ai cũng vậy. Người càng ăn cắp lão luyện sẽ có kỹ năng chối bay chối biến 1 cách chuyên nghiệp. Nên ai hồi nhỏ đi hạc thường xuyên quay cóp thì lớn lên sẽ rất dễ nói dối hay ăn cắp vì nhớ nghề. Dù gì thì cũng ít nhất là 12 năm đào tạo. Nên nếu bạn gặp 1 người chỉ mới tốt nghiệp tiểu học thì XÁC SUẤT đó là người chân thành sẽ cao hơn. Nói dối là tiền đề của ăn cắp, nên với thế hệ trẻ, tuyệt đối không cho phép nó nói dối để xã hội bớt ăn trộm ăn cắp trong tương lai”.
Nghe lời cô Dạ Loan, Tony thích chơi với thể loại bỏ hạc nửa chừng, vì yên tâm. Có bị ăn cắp cũng chỉ là ăn cắp nhẹ. Ở Đức, nền giáo dục tiên tiến nhất mà Tony từng biết, Tony sang đấy chơi, thấy khi gửi con vào hạc, phụ huynh phải ký vào tờ cam kết với trường, nếu hạc sinh không trung thực dù chỉ 1 lần, trường cũng sẽ đuổi, không chịu trách nhiệm giáo dục nữa, thuộc về lỗi của gia đình, do có cha có mẹ gì đó ăn cắp hay nói dối mà con nó bắt chước. Nên sẽ phải đưa vô trường dòng hay tự hạc ở nhà, thuê thầy về dạy, tốn tiền ráng chịu ( giáo dục Đức miễn phí). Họ nghiêm khắc để mọi công dân Đức trở nên đẳng cấp, văn minh, xây dựng xã hội Đức phồn vinh lâu dài.
Tối qua thấy mất tiền mấy chục ngàn bỏ quên trong nhà tắm, chắc thằng Tí nó lấy đi chơi game rồi chứ không ai vô đây. Bèn cất tiếng hỏi:
“Tí, mày có lấy tiền của dượng không Tí?”…
Tí: “Dạ không dượng ơi.”
Tony: “Mày chắc không Tí”?
Tí: ” Con thề có con ruồi bay qua nè dượng. Con mà nói dối, con ruồi trước sau gì cũng sẽ chết”.
Ối. Thằng này khá. Vậy mà mọi người cứ nói nó ngây ngô. Nó biết chối bay chối biến và thề thốt như vậy tức phát triển tâm sinh lý bình thường. Cũng mừng.
Ngó ra ngoài phố, đèn đường cứ lúc sáng lúc tắt. Người ta cứ nói dối, rồi ăn cắp, rồi lôi mấy cái bóng đèn ra thề. Nhưng bù lại cũng chả thấy con ruồi nào. Cứ thế này, chẳng mấy chốc loài ruồi sẽ bị tuyệt chủng, kể cả ruồi giấm.