[h=2]Chứng tiêu chảy ở mèo.[/h]
Tiêu chảy là sự đào thải phân lỏng với lượng lớn khác thường, tăng các cơn rặn, tăng nhu động ruột quá mức của mèo.
Thông thường phải mất 8 giờ để thức ăn từ miệng qua bộ máy tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, khoáng chất và điện giải chỉ còn lại các chất cặn bã, xơ hình thành phân ở ruột kết và chờ để thải ra ngoài. Khi bị tiêu chảy, tốc độ thải nhanh hơn kèm theo nhiều nước, điện giải và niêm mạc ruột bong ra, thậm chí xuất huyết do viêm nhiễm với mùi hôi tanh khó chịu.
Các nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy ở mèo ?
1. Ăn quá nhiều, đặc biệt thức ăn béo, giàu đạm : mỡ, cá, thịt hoặc các loại thức ăn ôi, thiu, có nấm mốc gây rối loạn tiêu hóa.
2. Ăn xác động vật chết thối rữa : xác chuột chết, chim chết, phủ tạng động vật ( ruột cá, lòng gà, lợn... )
3. Ăn phải dị vật : que cứng, cỏ cây, giấy, vải, nhựa...
4. Ăn, liếm phải các chất độc hữu cơ, xăng dầu, chất tẩy rửa gia dụng, vật liệu xây dựng xi măng, gạch cát...một số cây cỏ độc trang trí vườn hoa hoặc nội thất.
5. Chăm sóc Mèo già, mèo ốm yếu bằng sữa: khả năng tiêu hóa sữa và các sản phẩm sữa rất kém do không đủ men Lactase tiêu hóa đường Lactose của sữa. Đặc biệt dễ bị tiêu chảy khi nuôi mèo bằng sữa ở xứ nhiệt đới nóng ẩm.
6. Các stress tâm lý bất lợi : hoảng hốt, buồn rầu, tự giải cứu sập bẫy, nơi ở mới, người lạ... làm ức chế quá trình tiêu hóa gây tiêu chảy.
7. Nhiễm dịch bệnh do virus, vi trùng , nấm mốc: Bệnh Panleukopenia, Leukemia, Salmonella, Bệnh suy giảm miễn dịch do virus ( Feline Immunodeficiency Virus Infection FIV ).
8. Nhiễm ký sinh trùng: Giun sán, Động vật nguyên sinh Protozoa như: Coccidia, Giardia, Toxoplasma.
9. Các bệnh đường tiêu hóa : Khối u, viêm Dạ dày- ruột, Co thắt đại tràng...
Phòng bệnh tiêu chảy như thế nào ?
1. Quản lý chất lượng và số lượng thức ăn, loại thức ăn thích hợp cho mèo.
2. Tiêm phòng vaccine định kỳ chống các bệnh virus, vi khuẩn theo tư cấn của các Bác sỹ thú y.
3. Định kỳ tẩy giun sán, đặc biệt mèo non dưới 6 tháng tuổi.
4. Quản lý các hóa chất độc, chất tẩy rửa gia dụng, cây cỏ độc, hoa lá độc trang trí nội thất ( Hoa Ly ).
5. Giảm thiểu các stress bất lợi, yêu thương và chăm sóc mèo chu đáo, khoa học.
Chữa trị tiêu chảy ra sao ?
1. Loại bỏ các nguyên nhân gây tiêu chảy.
2. Thăm khám và theo chỉ định điều trị của Bác sỹ thú y.
Vi khuẩn kỵ khí Clostridium difficile gây tiêu chảy nặng nề ở mèo, đặc biệt mèo non.
Tôi cần bù nước khi bị tiêu chảy !
Hãy giữ cân bằng dinh dưỡng cho tôi kẻo bị tiêu chảy!
Thông thường phải mất 8 giờ để thức ăn từ miệng qua bộ máy tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, khoáng chất và điện giải chỉ còn lại các chất cặn bã, xơ hình thành phân ở ruột kết và chờ để thải ra ngoài. Khi bị tiêu chảy, tốc độ thải nhanh hơn kèm theo nhiều nước, điện giải và niêm mạc ruột bong ra, thậm chí xuất huyết do viêm nhiễm với mùi hôi tanh khó chịu.
Các nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy ở mèo ?
1. Ăn quá nhiều, đặc biệt thức ăn béo, giàu đạm : mỡ, cá, thịt hoặc các loại thức ăn ôi, thiu, có nấm mốc gây rối loạn tiêu hóa.
2. Ăn xác động vật chết thối rữa : xác chuột chết, chim chết, phủ tạng động vật ( ruột cá, lòng gà, lợn... )
3. Ăn phải dị vật : que cứng, cỏ cây, giấy, vải, nhựa...
4. Ăn, liếm phải các chất độc hữu cơ, xăng dầu, chất tẩy rửa gia dụng, vật liệu xây dựng xi măng, gạch cát...một số cây cỏ độc trang trí vườn hoa hoặc nội thất.
5. Chăm sóc Mèo già, mèo ốm yếu bằng sữa: khả năng tiêu hóa sữa và các sản phẩm sữa rất kém do không đủ men Lactase tiêu hóa đường Lactose của sữa. Đặc biệt dễ bị tiêu chảy khi nuôi mèo bằng sữa ở xứ nhiệt đới nóng ẩm.
6. Các stress tâm lý bất lợi : hoảng hốt, buồn rầu, tự giải cứu sập bẫy, nơi ở mới, người lạ... làm ức chế quá trình tiêu hóa gây tiêu chảy.
7. Nhiễm dịch bệnh do virus, vi trùng , nấm mốc: Bệnh Panleukopenia, Leukemia, Salmonella, Bệnh suy giảm miễn dịch do virus ( Feline Immunodeficiency Virus Infection FIV ).
8. Nhiễm ký sinh trùng: Giun sán, Động vật nguyên sinh Protozoa như: Coccidia, Giardia, Toxoplasma.
9. Các bệnh đường tiêu hóa : Khối u, viêm Dạ dày- ruột, Co thắt đại tràng...
Phòng bệnh tiêu chảy như thế nào ?
1. Quản lý chất lượng và số lượng thức ăn, loại thức ăn thích hợp cho mèo.
2. Tiêm phòng vaccine định kỳ chống các bệnh virus, vi khuẩn theo tư cấn của các Bác sỹ thú y.
3. Định kỳ tẩy giun sán, đặc biệt mèo non dưới 6 tháng tuổi.
4. Quản lý các hóa chất độc, chất tẩy rửa gia dụng, cây cỏ độc, hoa lá độc trang trí nội thất ( Hoa Ly ).
5. Giảm thiểu các stress bất lợi, yêu thương và chăm sóc mèo chu đáo, khoa học.
Chữa trị tiêu chảy ra sao ?
1. Loại bỏ các nguyên nhân gây tiêu chảy.
2. Thăm khám và theo chỉ định điều trị của Bác sỹ thú y.
Vi khuẩn kỵ khí Clostridium difficile gây tiêu chảy nặng nề ở mèo, đặc biệt mèo non.
Tôi cần bù nước khi bị tiêu chảy !
Hãy giữ cân bằng dinh dưỡng cho tôi kẻo bị tiêu chảy!
Relate Threads
Latest Threads