biết tới những bài thuốc chữa nhiều bệnh thường gặp nhờ mề gà, để không phải dùng tới thuốc tây.
Màng trong của mề gà có tên là kê nội kim, thường được dân gian dùng chữa bệnh về dạ dày, tá tràng. Mai mực cũng được dùng với mục đích tương tự với tên thuốc là ô tặc cốt.
Y học hiện đại đã kết hợp 2 vị này để điều trị hiệu quả chứng loét dạ dày, tá tràng.
Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà. Để có vị thuốc này, khi giết gà, phải lập tức mổ mề, bóc ngay lấy màng rồi rửa sạch phơi khô.
Khi rửa, phải rất nhẹ tay để thức ăn còn sót lại trôi hết. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc, chất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng.
Theo y học cổ truyền, mề gà có vị ngọt, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, chữa cam tích trẻ em, biếng ăn, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, ăn vào muốn nôn, đại tiện lỏng, viêm dạ dày, ruột, sỏi tiết niệu, tiểu rắt, tiểu và đại tiện ra máu, mụn nhọt…
Mề gà là món và cũng là bài thuốc chữa nhiều bệnh.
– Chữa cam tích (bụng đầy, ít ăn), đái rắt, đái buốt: màng mề gà sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4-6g, ngày 2 lần với nước cơm hoặc nước ấm.
– Trẻ tiêu hóa không tốt: Lấy gạo 100g nấu cháo; màng mề gà 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, thêm gia vị (muối hoặc đường). Mỗi ngày ăn 2-3 lần.
– Món ăn, bài thuốc dùng cho trẻ biếng ăn: Màng mề gà 6g, thịt lươn 250g. Cách chế biến:
Lươn dùng muối tuốt cho hết nhớt, mổ bỏ hết phủ tạng rửa sạch, thái thành từng khúc. Màng mề gà sao khô tán nhỏ, thêm chút muối và gia vị trộn đều với thịt lươn hấp chín, dùng làm thức ăn cho trẻ trên 3 tuổi.
– Ho gà: Màng mề gà 10g (sao vàng thành bột), mật ong 50g, tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước). Cho tất cả vào nước (lượng vừa phải) đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.
– Chữa sỏi đường tiết niệu: Màng mề gà 30g, đảm tinh 10g, sơn tra 30g. Tất cả đem tán nhỏ. Cách dùng: Mỗi lần uống 3g với nước đun sôi, ngày 2 lần.
– Viêm đại tràng mạn tính: Màng mề gà (sao) 10g, bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 6g.
– Chữa đau dạ dày: Bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Tất cả trộn thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn.
– Trẻ tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng: Màng mề gà 1 cái, hoài sơn (khoai mài) 30g, hai thứ sao vàng tán bột. Gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần, ăn liền trong một tuần.
– Chữa mụn nhọt sau lưng (hậu bối) lấy màng mề gà phơi khô, tán mịn trộn dầu mè bôi ngày 2 – 3 lần không hạn chế.
Viêm niêm mạc miệng, cổ họng, sưng amidal, lấy kê nội kim đốt thành than tán mịn trộn với mật ong bôi nơi bị viêm và nuốt dần, ngày dùng 2 – 8g, dùng liên tục từ 3 – 7 ngày.
Nguồn: soha.vn
Màng trong của mề gà có tên là kê nội kim, thường được dân gian dùng chữa bệnh về dạ dày, tá tràng. Mai mực cũng được dùng với mục đích tương tự với tên thuốc là ô tặc cốt.
Y học hiện đại đã kết hợp 2 vị này để điều trị hiệu quả chứng loét dạ dày, tá tràng.
Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà. Để có vị thuốc này, khi giết gà, phải lập tức mổ mề, bóc ngay lấy màng rồi rửa sạch phơi khô.
Khi rửa, phải rất nhẹ tay để thức ăn còn sót lại trôi hết. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc, chất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng.
Theo y học cổ truyền, mề gà có vị ngọt, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, chữa cam tích trẻ em, biếng ăn, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, ăn vào muốn nôn, đại tiện lỏng, viêm dạ dày, ruột, sỏi tiết niệu, tiểu rắt, tiểu và đại tiện ra máu, mụn nhọt…
Mề gà là món và cũng là bài thuốc chữa nhiều bệnh.
– Chữa cam tích (bụng đầy, ít ăn), đái rắt, đái buốt: màng mề gà sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4-6g, ngày 2 lần với nước cơm hoặc nước ấm.
– Trẻ tiêu hóa không tốt: Lấy gạo 100g nấu cháo; màng mề gà 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, thêm gia vị (muối hoặc đường). Mỗi ngày ăn 2-3 lần.
– Món ăn, bài thuốc dùng cho trẻ biếng ăn: Màng mề gà 6g, thịt lươn 250g. Cách chế biến:
Lươn dùng muối tuốt cho hết nhớt, mổ bỏ hết phủ tạng rửa sạch, thái thành từng khúc. Màng mề gà sao khô tán nhỏ, thêm chút muối và gia vị trộn đều với thịt lươn hấp chín, dùng làm thức ăn cho trẻ trên 3 tuổi.
– Ho gà: Màng mề gà 10g (sao vàng thành bột), mật ong 50g, tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước). Cho tất cả vào nước (lượng vừa phải) đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.
– Chữa sỏi đường tiết niệu: Màng mề gà 30g, đảm tinh 10g, sơn tra 30g. Tất cả đem tán nhỏ. Cách dùng: Mỗi lần uống 3g với nước đun sôi, ngày 2 lần.
– Viêm đại tràng mạn tính: Màng mề gà (sao) 10g, bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 6g.
– Chữa đau dạ dày: Bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Tất cả trộn thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn.
– Trẻ tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng: Màng mề gà 1 cái, hoài sơn (khoai mài) 30g, hai thứ sao vàng tán bột. Gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần, ăn liền trong một tuần.
– Chữa mụn nhọt sau lưng (hậu bối) lấy màng mề gà phơi khô, tán mịn trộn dầu mè bôi ngày 2 – 3 lần không hạn chế.
Viêm niêm mạc miệng, cổ họng, sưng amidal, lấy kê nội kim đốt thành than tán mịn trộn với mật ong bôi nơi bị viêm và nuốt dần, ngày dùng 2 – 8g, dùng liên tục từ 3 – 7 ngày.
Nguồn: soha.vn