Đọc ở đây khá nhiều bài viết hay về Cách chăm sóc và thuần dưỡng, cá nhân tôi vẫn làm theo cách đã sưu tập được của blog "cobebandiem - BinhLs" tương đối kỹ và hay. Mong bài viết giúp anh em hiểu và có cách chăm sóc Họa mi phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người.
Chọn chim Hoạ Mi
Bảng mầu mắt chim:
Chào các bạn, tôi là hội viên của Hội chim Họa Mi chiến Hà nội. Về cách chọn chim Họa mi tôi cũng
có chút kinh nghiệm để chia sẻ cùng các bạn.
Mắt chim Họa mi:
Trong bảng mắt chim Họa mi trên thì ô số 2 trong 15 ô nói trên chính là màu mắt Thiên Lam thanh ( mắt thiên thanh )
Thông thường màu mắt phổ thông của chim chọi tại VN là màu của ô số 1 ( Lục đầu thanh) và mắt kim sa.
Trong bảng màu mắt trên là mắt của chim Họa mi đã nuôi được rất căng (mắt đã chuyển màu đến đỉnh cao )
Về cát mắt chim thì không phải trong mắt chim có những hạt nhỏ li ti, trong trường hợp ô số 10 là trường hợp đặc biệt nhưng rất hiếm dố là mắt Đạm lục sa ( nhìn mắt chim như miếng thủy tinh rạn vỡ nhỏ li ti)
Về màu mắt cũng không có loại Huy sa nhãn mà chỉ có Khôi nhãn ( mắt màu tro -số 13)
Thông thường màu mắt thiên thanh rất hiếm, tôi đã từng được nhìn một con chim có màu mắt thiên thanh có thể tả cho các bạn như sau: khi chưa căng màu này xanh rất thẫm ( màu xanh dương ) chỉ khi con chim thật căng mắt lại xanh nhạt đi một chút và có độ hơi đục ( màu xanh như mầu da trời mùa thu không có mây).
Về chọn chim thì cũng lưu ý khi chọn con chim mộc và con chim đã căng rồi. Đối với con chim đã căng rồi thì tương đối dễ nhìn vì vẻ đẹp của nó đã lộ ra hết. Nói chung đối với cả chim thuộc và chim mộc sau khi đã từng nuôi chim một thời gian sẽ có kinh nghiệm nhất định thì sẽ so sánh được các loại màu mắt, bộ chim, lông chim dễ chơi, dễ chọi.
Lông chim:
Thông thường người chơi thường chọn lông mềm, tơi, mỏng lông để được con chim dễ chọi.
Các bạn cũng nên lưu ý: đối với chim họa mi non, bánh tẻ ( tuổi rừng thấp) thường có bộ lông trên. Có những con chim tuy là chim bánh tẻ rất hay tuy nhiên đa phần là chơi không được bền , độ dữ của con chim giảm dần và rất nhanh khôn ( thường là sau một vài trận lối đánh sẽ chuyển không quyết liệt nữa và chỉ đứng ngoài cắn móng chân, trông rất khó chịu. Nếu bị một con chim rất dữ, già rừng có thể lực tốt trong lúc chọi liên tục đè sấn vào cửa công thì những con nói trên sẽ bỏ đánh chỉ đứng ngoài hót).
Về mắt chim bảnh tẻ thông thường có lam mắt rất rộng, mí mắt mhỏng và thường là méo hạt chanh, Thông thường chi chưa đổi mắt có hai màu: vảng ánh đỏ ( màu nước mắm) và Lục nhạt (xanh nhạt). Chỉ sau một thời gian ngắn đã chuyển mắt ra màu ghi xám ( đây là lúc con chim đã rất ổn định). Đối với chim Họa mi khi mắt con chim bạn nhìn đã thấy tận đáy mắt không còn độ đặc và đồng nhất một màu thì gần như không sử dụng được nữa ( đây là hiện tượng con chim đã bị lũa , mắt gọi là hiện tượng Mắt đáy giếng) khi cho chọi thì chỉ đánh một lúc là bỏ đòn và đứng hót.
Đối với những người chơi lâu và có kỹ thuật nuôi tốt thường chọn lông cứng, bản to, lông bụng mỏng mềm, hoa văn sẫm, bó chặt theo cơ thể. ( thường là những chú chim họa mi già rừng mới có được), thông thường loại này rất chậm chơi nhưng khi chơi được thì chơi rất hay và bền (Những con chim nổi tiếng trong thời gian gần đây thường có có chất lông này).
Thông thường các bạn bắt chim mộc nên lựa chọn:
Đầu: Đầu táo , rộng tảng, trán rộng, cút đầu dài tròn, lông đầu mỏng (nếu là chim già thì hoa đầu sẫm sắc nét, bản lông cứng to)
Cổ: Cổ to
Họa mắt: chọn loại họa chỉ, sắc nét đóng vào mí mắt trên và cong xuôi theo cổ đầu ( phía đuôi họa mở theo gáy)
Mắt: Chim mộc khi chưa chọi thông thường lam mắt không rộng ( thường chỉ chim non mới có lam mắt rộng ) nên chọn chim có mắt bé, chặt mắt, mắt đặc, điểm đóng mắt cao, mí mắt sun dày. Thông thường khi nhìn mắt chim đã có linh cảm là con chim dữ.
Thân người: dài bắp chuối ức nở rộng, hạn chế bắt chim mình củ đậu.
Đuôi: Bản lông đuôi dày, khấu đuôi to, lông phao hậu dầy không cần thiết đuôi dài.
Chân: Da chân chim mỏng, đanh, ngón chân to dầy, móng dầy, Móng hậu cong chắc. Con chim chọi bền là con chim có đôi chân to khỏe, thế đứng vững ( không nên chọ chân cao quá), Lông đầu gối phủ kín.
Nhìn tổng thể con chim họa mi khi đứng vươn lên có những đường cong mềm (đầu có độ gồ: con chim căng; người bắp chuối lưng quy: con chim có lực bền; đuôi dập mềm xếp quân bài: con chim có lối đánh hay)
Trên đây là một vài kinh nghiệm chọn chim hoại mi của tôi, mong các bạn chọn được những con chim chọi tốt và tham gia cùng Hội chim họa mi chọi TP Hà nội.
------------------
Kinh nghiệm chơi chim Hoạ Mi
Phân biệt đưc cai:
Đây là việc rất khó,người TQ có câu " Họa my bất khiếu,Thần tiên bất trí đạo" tạm dịch là họa my không hót thì thần tiên cũng chịu(không biết đâu là đực cái)Những người có khả năng phân biệt đực cái tốt nhất (Ngươi đi bẫy,người chuyên thu gom để giao buôn ,ngươi chuyên bán lẻ họa my...)cũng chỉ chỉ có khả năng chọn đúng từ 85-90%. (Hoàn toàn bằng trực giác)
Họa my cái có những đặc điểm sau:về hình thể thì nhỏ ,thon,nhìn từ phía trước thì tiết diện hình tròn(được tạo bởi đường cong của lưng và đương cong của ngực),mỏ nhỏ thường có màu sừng bò,râu nhỏ,ngắn,cánh ngắn mút cánh tròn,vị trí tiếp giáp giữa đuôi và thân bị thắt (do lông bao lưng và bao hậu môn ít,ngắn),đùi nhỏ hơn dùi họa my đực khá nhièu.
Họa my đực có hình thể to hơn ,nhìn từ phía trước thì tiết diện có hình mai rùa, mỏ to và dài hơn con cái ,sống mỏ trên thường có màu vàng nhạt hoặc sừng bò nhưng gốc mỏ bao giờ cũng có màu vàng tươi đăc biệt là gốc mỏ dưới, phần lông tiếp giáp giữa gốc mỏ và đầu tạo thành đốm đen thẫm hai bên gốc mỏ, râu to và dài hơn,đen hơn con cái.Những vệt đen toàn thân thẫm hơncon cái,cánh con đực dài hai mút cánh thường chạm vào nhau(con cái thì không chạm) đuôi con đực dài ,nặng,chỗ tiếp giáp giữa thân và đuôi thuôn dần tự nhien không bị thắt vì lông bao đuôi và bao hậu môn của con đực dài và dầy đăc biệt là lông bao hậu môn.đùi con đực thương to gấp rưỡi con cái,
Tuy vậy đối với bạn vẫn rất khó,bởi vì bạn lấy đâu ra cả đực cả cái luc đó để mà so sánh,cho nên cái gì cũng phải chịu khó vậy quan sát nhiều ,so sánh nhiều nhất định bạn sẽ có đươc trực giác này,thế nhé.
Họa my mộc là chim mới bẫy về ,đã được nuôi ít nhất là 15 ngày đến 2 tháng,phần lớn đã hót nhưng còn rất dát,người đến gần nhảy loạn xạ,thúc vỡ cả trán,máu mê toe toét,vì vậy rất nhiều người bán không cho bạn đến gần và đấy chính là cái khó của người mua.
Điều đầu tiên bạn nên tìm hiểu xem có cửa hàng chuyên bán họa my nào không.Một cửa hàng được gọi là " Chuyên My " thì ít nhất số lương my cũng phải chiếm 60-70% số chim trong cửa hàng(Chi ít cũng phải có khoảng 20-30 my mộc).Cửa hàng phải có những hộc chuyên dùng để nhốt chim mộc,có thể nhấc rời từng hộc thì bạn mới có điều kiện quan sát được kỹ càng mà không sợ chim vỡ đầu.Rất tiếc là gần như rất ít cửa hàng chim chú ý chuyện này
Đầu tiên bạn cần phải nghe được tiếng hót đã,người bán thường có còi chùy mái,nếu chim siêng hót thì nhát định sau vài lần còi chùy mái nó phải hót ,mặc dù hót rất ngắn,bạn phải tập trung nghe và quan sát xem con nào hót,nên ngồi im để xác định 2-3 con hót rồi bạn hãy đến gần để chọn hình dạng của nó(Bạn nhớ rằng nghe được tiếng hót rồi là có 60-70% cơ sở để mua rồi)bạn nhìn kỹ móng xem có đủ không(,nếu bị gãy thì thôi) tiếp đến xem trán nếu sứt to,đóng vảy hoạc rớm máu,thì cũng thôi,(vì loại này rất dát khó thuần)Tiếp đến bạn nhìn kỹ đầu chim,đầu nhỏ thuôn đều về phía mỏ,gốc mỏ dưới mỏng(so sánh ngay với con bên cạnh) râu to vừa phải trông như râu chim mái,thân dài ,đuôi dài,nặng hơi cụp xuống ,chân cao,lông đùi che phủ kín khuỷu chân,mắt tốt nhất là có màu đỗ xanh ,lông my có màu hơi xám và nhỏ.Nếu bạn chọn được con chim có những tiêu chuẩn trên bạn sẽ thấy nó rất mau thuần,hót nhiếu,có điệu nhảy rất khoan thai nhẹ nhàng. trông rất đẹp mắt .Khi thay lông xong vẻ đẹp của nó càng tăng lên bội phần,nhưng nó không bao giờ chọi đâu vì những tiêu chuẩn trên là của chim hót đấy.
Trước khi vào phần tiếp theo tôi lại xin được bộc bạch đôi lời.Tôi không phải là nhà điểu học như bác GS VÕ Quý,cũng không phải là nhà nghiên cứu nghiêm túc như Bác Việt Chương .v.v,với những pho sách được nghiên cứu soạn thảo công phu,khiến cho rất nhiều người chơi chim(Trong đó có cả tôi)coi nó như kim chỉ nam của mình.Tôi chỉ là người thích chim đơn thuần vì vậy tôi không đi vào kiến thức tổng hợp (như phân bố,giải phẫu học,chủng loại v.v)mà chỉ để ý xem nó có đẹp không ,có hót không ,có chọi không,đực cái thế nào, nuôi thế nào cho tốt(vừa mất ít công,ít tiền mà chim vẫn khỏe...)và tôi muốn chia sẻ những cái đó,tất cả những bài(nếu có thể gọi là bài)tôi viêt đều có sẵn trong đầu,không được soạn thảo trước ,cứ khi nào hứng và có thời gian là gõ bừa,cộng với trình độ vi tính còn hết sức i tờ vì vậy ý tứ ,văn phạm lủng củng mâu thuãn mong các bạn hết sức thông cảm.
Tìm mua được và nuôi được một con HM môc trở thành chim chọi là ước mơ của rất nhiều người,nhất là các bạn trẻ.Nhưng tôi xin khuyến cáo là việc này rất gần với công việc của dã tràng đấy.Hầu hết các cao thủ đang sở hữu những chim HM ""Cái bang" đều không nuôi từ mộc đâu.
Trước tiên bạn cũng phải nghe tiếng hót đã,tiếng hót vang,đanh chứng tỏ chim sung,cũng là để đỡ nhầm chim mái,(hơn nữa nếu chăm mãi mà nó không chọi thi cũng còn được con chim hót,không thành công cũng thành nhân mà).Có 4 tiêu chuẩn sau:Nhất nhãn(mắt),nhị đầu,tam mao(lông),tứ cước(chân).Cũng có người xếp:nhất nhãn,nhị mao,tam đầu,tứ cước.
-Mắt:Mắt chim HM không giống mắt người,không có lòng trắng(Tôi sẽ không dùng các từ giác mạc,võng mạc,kết mạcv.v mà sẽ dùng những từ "nông dân" dễ hiểu thôi)mà chỉ có lòng "đen"(thực ra nó có nhiều màu).ở giữa lòng đen có một chấm đen hơn gọi là đồng tử,bạn phải chọn đồng tử càng nhỏ càng tốt, bạn chú ý đừng mang chim ra ngoài nắng để chọn.vì làm như vậy đồng tử sẽ thu nhỏ lại,bạn sẽ nhầm đấy.Xung quanh đồng tử là lòng "đen" dân chơi chim gọi là"TẢY",có nhiều màu tảy ,bạn nên chọn màu xanh đỗ xanh,màu nâu đen,màu cùi nhãn,các màu khác thì thôi. Trên nền tảy có một thành phần rất quan trọng đó là CÁT,vậy cát là gì?.Hồi nhỏ tôi nghe các cụ nói đến nó rất nhiều nhưng không hiểu nổi,sau này biết võ vẽ ít chữ tầu tôi mới vỡ lẽ,hóa ra cũng không đến nỗi khó hiểu lắm.Người Quảng Đông,TQ gọi cát này là SA TẢY(Tiếng phổ thông TQ đọc là sa tỷ),chữ sa có rất nhiều nghĩa(xe,sợi,cát,rơi...)chữ sa tảy có bộ thủy hoặc bộ ty đứng cạnh vì vậy nghĩa của nó là sợi,tia,dây thì mới đúng ,còn chữ sa có bộ thạch đứng cạnh mới đúng nghĩa là cát.Vậy SA TẢY(SA=tia,TẢY=đáy,đế,nền) có nghĩa là TIA NỀN MẮT,từ đồng tử có những tia tóe ra bốn phía nền mắt,bạn phải chọn tia mắt càng to càng rõ càng dày càng tốt.Có những con những tia này ngắn nhưng rất dày,ken vào nhau thành một quầng xung quanh đông tử cũng được.Về hình thể ban chọn "mắt méo" (dài,mí trên cong ít mí dưới cong nhiều),mắt "đầy"(nhìn từ phía trước hai mắt hơi lồi làm cho mặt chim có vẻ như hình thang cân),thế là tạm ổn về mắt.bạn đã Ơ rê ca chưa.
-ĐẦU:Đầu chim HM có rất nhiều dạng(xà đầu,phương đầu,tiêm đầu,cáp giới đầu,nga đầu...) .Các bạn nên chọn xà đầu(đầu rắn)loại đầu này nhìn ngang ta thấy sống mỏ trến với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng hàng,nhìn từ phía trước lại thấy đỉnh đầu hơi lõm,bởi hai mắt lồi và hơi nhô cao,tiết diện hình thang cân. Hoặc chọn phương đầu,loại này thường có cái đầu to,nhìn từ trên xuống hay nhìn ngang các đường cạnh gần song song với nhau.
-MAO(lông):Chọn lông tơi ,sốp,mềm(ai đã chơi yến sẽ biết ngay tơi sốp là gì)lông vẫn sắp xếp đều đặn trật tự nhung ta có càm giác nếu khẽ thổi lông sẽ dạt sang hai bên, (không cần để ý đến màu sắc) Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu,lông cánh dài,lông đuôi dài trung bình,lông bao đuôi dầy,to,lông ngực rẽ sang hai bên thi rất tốt vì nó sẽ làm cho ngực chim gần phẳng kết hợp đường cong của lưng(tiết diên nhìn từ phía trước lại)giống hình mai rùa ứng với câu"Xà đầu,Qui bối,dả tử bất thối"(đầu rắn lưng rùa đánh chết không lùi)
-CƯỚC(chân) bạn chọn cẳng chân to,các vảy chân có viền thẫm (chim già)không phụ thuộc màu."đấm" to(chỗ phân ngón),ngón chân dài,móng dài thì hay khóa(túm vào cổ vào chân đối phương)nhưng không chặt,ngón ngắn móng mèo ít khóa nhưng túm chăt. mạnh gây cho đối nhiều thương tích hơn.
Tôi lại xin phép dừng tạm đã....
Ngoài những tiêu chuẩn chính trên bạn cần chọn chim to con(công phu phạ đại lực=võ giỏi vẫn sợ to khỏe) .Các bộ phận phải cân đối hài hòa,dài thì cùng dài(ngũ trường),ngắn thì cùng ngắn(ngũ đoản)."Ngũ" gồm:mỏ,cổ,thân,đuôi,chân.Mỏ thẳng ,cong ,,ngắn, dài đều được miễn là sống mỏ cao ,nét,không bị lép vẹo,gốc mỏ to,dầy,đặc biệt gốc mỏ dưới càng dầy càng to càng tốt(vì mỏ trên gắn chặt vào sọ nên rất khỏe,trong khi đó mỏ dưới rời tự do nên cần phải to dầy ,khi mổ kẹp lực đòn bẩy tạo ra mới khỏe,mới mạnh).Thân nên chọn thân rùa như trên đã nói hoặc thân "trúc thùng"(ống trúc)nhìn tiết diện từ trước ra sau gần thành hình tròn.Lông my nên chọn "tuyến my"(my nhỏ,dài,thẳng) "côn giác my" (dài,cong dấu ngã).Các loại khác như:qua tử my,liên châu my,ngân tiền my...đều bỏ.Lông my nên chọn màu hơi xám,mịn.Chú ý:lông my chỗ trên mí mắt trên nếu có 1,2 chiếc lông đen nhỏ như hạt tấm lẫn vào (dân chọi chim gọi là "chỉ mỳ")là không tốt.Loại này lúc choị lúc không,sáng hăng chiều sỉu,mất tiền như chơi.Phần sau tôi sẽ mách nước các bạn cách mua chim chọi thuộc
Đính chính:vì sơ xuất tôi phiên âm sai từ"côn giác my" nay xin sửa là"câu loan my"(dài,cong,dấu ngã)...
Phần đầu tôi có nói các cao thủ không chịu nuôi chim mộc vì mặc dù có chọn được chim mộc hay thì cũng phải thuần dưỡng rất lâu chim mới quen hơn nữa trong quá trình thuần dưỡng, chim thường có những thay đổi (biến tướng)khiến cho chim xấu đi(không chọi,ít hót..mắt loãng dần..) do đó họ thường mua chim chọi thuộc.Thường có hai cách mua:
Một là mua chim sau khi xem chọi chim trong các kỳ chọi HỘI,chọi TAY ĐÔI,đây là cách mua hiệu quả nhất và cũng tốn kém nhất.Hiệu quả vì ta trực tiếp nhìn thấy các miếng đánhvà thể lực của chim,thời gian chim chịu đòn v.v. chim đã chọi thắng,hòa hay thua v.v.để có thể đưa ra giá mua chính xác,nhưng thường phải đấu giá với các cao thủ khác nên giá thường ngất ngưởng(dăm ba triệu tới chục triệu là thường)và bạn phải nắm được thông tin chọi ở đâu?bao giờ chọi?với những người mới chơi chuyện này cũng không dễ dàng gì.Mua chim kiểu này thì việc nhìn mắt và tướng mạo chim đươc đơn giản hóa đi rất nhiều.Chẳng có tiêu chuẩn gì bằng "tiêu chuẩn thực tế"cả.
Hai là phải bỏ công sức đi thăm hỏi,tìm kiếm chim ở những vùng nông thôn xa,hoặc ở ngay những người nuôi chim hót thông thường,thỉnh thoảng cũng có con rất sung mà người nuôi không biết.Mua chim trong các trường hợp này bạn cần lưu ý:Chim thường có biểu hiên khác thường như nhảy lên nhảy xuống,bám vào nan lồng ngó qua ngó lại vừa hót rất gắt,đanh,hễ nghe tiếng mái hay tiếng đực hót xa xa là các biểu hiện trên lại tái diễn.Mắt chim lúc này có cảm giác như bị mờ đi,đồng tử rất nhỏ,mắt chim dài và hơi lồi ra trông có cảm giác rất lỳ lợm.Nếu người nuôi có ý bán thì tốt nhất bạn nên đề nghị người bán cho "dí" thử,tức là cần có một con đực khác đặt cạnh sát lồng con này để xem biểu hiện của nó,nếu nó nhảy ngay xuống sàn hoặc nhảy bám vào nan lồng vừa búng cánh vừa hót réo rắt như muốn phá lồng lao sang đối phương thì bạn hay tiếp tục quan sát các tiêu chuẩn khác(lông,chân ,móng...)nếu đạt yêu cầu thì bạn chỉ còn việc ngã giá mà mua thôi
Mua kiểu này thì rất tốn công tốn sức và cả thời gian nữa nhưng giá cả dễ chịu hơn và cũng ăn chắc tới 90%.nhưng có cái khó là không sẵn có để mà mua,nhưng nếu bạn đam mê thì nhất định sẽ mua được.Đặc biệt lưu ý:chim con nuôi lên cũng hay có những biểu hiện và đặc điểm về mắt như vậy (già dái non hột)bạn cần có thời gian quan sát kỹ nếu thấy chim thỉnh thoảng nhảy xuống sàn nhặt phân hoặc thấy phân có dấu vết bị bới thì bỏ ngay ý định mua vì đó là dấu hiệu của chim con nuôi từ ổ lên đấy.
Sau khi đã chọn và mua đươc chim,người chơi chim sẽ trải qua một giai đoạn vừa vất vả vừa hồi hộp lại vừa sót ruột khi thấy chim cứ nhảy loạn cả lên,thỉnh thoảng mới nghe nó hót trộm ,muốn đến gần để ngắm nhưng lại lo nó sợ húc vỡ đầu vỡ trán v.v.vừa bực vừa thương mà chỉ biết thở dài chẳng biết đén bao giờ nó mới quen.Trước đây tôi cũng có cảm giác như vậy,bây giờ thì cảm giác này không còn nữa thay vào đó là sự tự tin,thoải mái.
Để thuàn phục một con vật(chim,chó,mèo vv)ta phải hiểu rằng con vật không có ý thức(không biết suy nghĩ,phân tích,so sánh..)tất cả hành động của nó đều hình thành do bản năng(phản xạ không điều kiện)và do bị ức chế lặp đi lặp lại nhiều lần(phản xạ có điều kiện)mà thành.Ví dụ dạy con chó làm toán người ta dạy nó sủa bằng cách cầm viên thức ăn giơ lên nhiều lần trước mõm nó,mãi không được ăn nó sẽ sủa,cứ mổi lần nó sủa vài tiếng người ta lại đút tay cầm thức ăn vào túi quần rồi lại rút ra tay vẫn cầm vien thức ăn đưa cho nó ăn(lúc này nó không sủa nữa)đọng tác này cứ lặp lại nhiều lần,con chó sẽ hình thành phản xạ có điều kiện và người dạy chỉ việc đếm số tiếng sủa khớp với phép tính để ra hiệu cho nó dừng sủa,người xem cứ tưởng chó biết tính thật.Lan man mãi đã 11h đêm rồi, xin khất mai nhé
Thuần phục chim HM mộc cũng không khác gì dạy chó làm toán cả,chỉ có điều mục đích ,dụng cụ,động tác khác nhau mà thôi.
Trước tiên bạn nên có 2 cái lồng:1 lồng chiến(56 nan) 1 lồng "lưu điểu"(48 nan)còn gọi là lồng mái,cả hai đều có áo lồng.Tốt hơn nếu bạn có thêm một chim mái.(chim mái chọn đầu nhỏ ,mỏ nhỏ, râu thưa ,đuôi thắt,chim càng nhỏ càng tốt)
THỨC ĂN:Chim mộc mới mua thường được chăn bằng cám tổng hợp,muốn thuần phục nó ,bạn phải làm thức ăn khác,cũng như dạy chó,thông qua việc cho ăn ta làm cho chim HM hình thành những phản xạ cần thiết(tôi nói cần thiết vì ta chỉ cần làm mất đi phản xạ sợ người,sợ môi trường thành phố...còn thì phải giữ được những phản xạ hoang dã quan trọng của HM như px tranh mồi,bảo vệ lãnh địa,giữ mái...).Gạo tẻ ,xay nhỏ vỡ 4 vỡ 5 trộn với lòng đỏ trứng gà, tỷ lệ :5 lòng đỏ(gà ta) 2 bơ gạo.phơi thật khô hoặc xấy cũng được(tại sao chộn nhạt thế tôi sẽ giải thích sau,hồi còn nhỏ tôi thấy ông người Hoa làm thế,tôi cũng bắt chước nhưng để hiểu được ý nghĩa của nó phải 30 hơn năm sau tôi mới vỡ ra đấy-IQ của mình hơi "lùn"mà ) .
Sau khi đổ gạo nước và cho chim vào lồng chiến bạn kéo kín áo lồng,lồng chim phải đặt ở dưới đất ,tốt nhất là để ở góc nhà(góc nào mà khi đi lại mọi người trong nhà không đi sát gần lồng quá)lý tưởng nhất là góc nhà sau hay góc cầu thang.sau khi ổn định chỗ đặt ,bạn quay cửa lồng ra ngoài,từ từ kéo áo lồng hở vừa hết cửa lồng là vừa.Thỉnh thoảng bạn tới gần quan sát(nên đi thẳng hướng cửa lồng để cho chim có thể nhìn thấy bạn từ xa)xem chim có chịu ăn gạo không,nếu chắc chắn chim ăn rôi thì bạn cứ tối đến kéo kín áo lồng rồi treo lên cao để chống chuột,nếu nhà không có chuột thì cứ để yên vị càng tốt,hàng ngày bạn kiểm tra nếu hết thì bổ xung,khi đổ thêm gạo,nước bạn để nguyên vị trí đừng nhấc lồng ra ngoài ,kéo kín áo lồng lphía trước rồi kéo áo lồng phía sau lên vừa đủ để đổ gạo nước,thao tác này bạn phải làm nhẹ nhàng ,nhanh.Cứ chăn như vậy khoảng 7 ngày trong thời gian này TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHĂN MỒI(cào cào, sâu qui ...)Nếu chim vẫn khỏe,nhahn nhẹn như thường thì để thêm như vậy 3-4 ngày nữa Nếu thấy chim có biểu hiện thiếu dinh dưỡng như lông hơi xù,giọng hót thiếu lửa,các động tác có vẻ thiếu linh hoạt thì bạn bắt đầu chuyển qua giai đoạn cho ăn bổ xung để tạo ra những phản xạ có điều kiện mà bạn mong muốn ,thôi xin tạm dừng đã
Phần lớn ăn như vậy chim đi phân có màu trắng,khô nhưng cũng có con đi phân ướt,2-3 ngày bạn dọn phân 1 lần,khi dọn chú ý là chỉ tháo đáy đựng phân,trước đó phải che kín áo lồng,không nên vạch áo lồng dọn sạch hoặc rửa,tắm làm chim sợ.
Sau khi bị ăn nhạt như vậy chim bắt đầu thiếu đạm nghiêm trọng,đây là lúc ta" rút viên thức ăn trong túi ra ",có điều thay vì viên thức ăn là con cào cào,dế hay sâu qui.Thay vì dạy sủa là dạy cho HM biết rằng hể ông chủ đến gần là được ăn ngon đây.
Bạn đến gần lồng chim khoảng 1 với tay,đặt lồng chim mái chếch bên cửa,bạn cho vào lồng mái 1,2 con mồi,rồi cho vào lồng chim đưc 1,2 con(nếu là cào cào thì vặt hết chân để khỏi bò mất) sau đó bạn lui ra xa độ 2 m,ngồi im quan sát,phần lớn chim sẽ nhảy đến ăn mồi ngay,nếu nó vẫn sợ thì bạn lui ra xa nữa.Chú ý:CHỈ ĐƯỢC ĐẶT MỒI QUA KHE CỬA,chỗ bàn chiến ,không được thả từ trên xuống,cũng không nên đút mồi qua khe nan bên cạnh (vì sao sẽ giải thích sau)Mỗi ngày cho chim ăn 3-4 lần mồi,mõi lần chỉ 1-3 con thôi để chim luôn có phản xạ thèm mồi,cứ chăn như vậy cho tới khi hết 2 bơ gạo kia,mỗi ngày bạn lại ngồi gần thêm một tý và bớt dần việc đặt lồng mái đi,chỉ sau 25-30 ngày bạn sễ thấy rõ HM của bạn cần bạn đến nhường nào.Sau khi đã chăn hết cơ số gạo trên bạn chộn tiếp với tỷ lệ 4 trứng 1 bơ gạo và cách chăn mồi vẫn thế,ăn với chế độ này chim sẽ đi cứt ướt,bạn đừng lo gì cả,không phải chim bị đi ỉa đâu,trong tự nhiên chim chỉ ăn côn trùng phân của nó còn ướt nhoét cơ.Thôi lại xin phép đây
Như vậy chim HM của bạn đã chải qua 2 bước,bước một (7-10 ngày ăn nhạt không có mồi),bước 2(25-30 ngày ăn nhạt có bổ xung mồi theo định mức)hết tời gian này cũng đồng thời hết cơ số gạo đầu,trước khi sang phần tiếp theo ,tôi xin giải thích một số hướng dẫn kỳ quặc ở trên:vì sao cho chim ăn nhạt thì không cần giải thích chắc bạn cũng biết rồi,vì sao đặt lồng ở dưới đât và ở góc nhà?Khi sợ(lúc ta đến gần) chim thường bay vút lên và nhằm vao chỗ trống mà lao ra,trong khi đó đằng sau là góc tường và áo lồngche kín chim chỉ còn cách lao về phía chếch trên cừa lồng(vì chổ này hở)nhưng hướng đó chính là hương ta đang đến(vì đặt ở góc nên khi ta đến dù từ hướng nào chim cũng thấy ta ở phía trước và ở trên)nênchim ít lao hơn(dại gì lao vè phía người.)Vì sao chỉ được đặt mồi qua khe cửa chỗ bàn chiến?Trong tự nhiên chim HM đánh nhau vì 3 lý do chính sau:1 là bảo vệ lãnh địa(người Tàu nói HM là "Độc cứ tranh hùng điểu" ,2 là bảo vệ nguồn thức ăn,3 là bảo vệ mái.Khi bị nhốt trong lồng lâu ngày chim coi cái lồng là lãnh địa của mình,ta cho chim ăn mồi ở cửa lồng sẽ tạo cho chim phản xạ rằng "chỗ đó là kho thức ăn ngon của ta đó"(phản xạ có điều kiện)vì vậy nếu có chim lạ xuất hiện ở cửa là chim lao xuống đánh,để giữ mồi. Như vậy bằng cách chăn mồi rỏ giọt và đúng vị trí như trên bạn vừa làm cho chim mất đi phản xạ sợ người vừa giữ lại đươc bản năng hiếu chiến vì bảo vệ mồi của chim.
Khi thấy chim đã bớt sợ người bạn nới dần áo lồng cho tới khoảng 1/2 lồng (khoang40-50 ngày)Khi cho chim ăn mồi nếu chim dám mổ mồi ngay sau khi bạn thả tay ra thì bắt đâu chuyển sang bước 3(lưu điểu)tức là cho chim đi chơi,bạn lấy lồng lưu điểu ra,để phía ngoài cửa nhà mình,cửa lồng quay vào trong nhà,sau đó vào kéo kín áo lồng chim mộc,nhẹ nhàng xách ra áp sát cửa lồng vào với nhau,trước tiên bạn kéo hết áo lồng lồng mái lên,mở then cả hai lồng,sau đó bạn khẽ kéo áo lồng phía sau chim mộc lên,chim sẽ lao sang lồng mái ngay,bạn đóng then và nhanh chóng kéo áo lòng mái xuống kín,đợi chim ổn định bạn xách lồng ra ngoài nhà ,để ở chỗ nào đó thoáng đãng rồi kéo một phần áo lồng ra,sau vài lần như vậy chim sẽ quen và sẽ hót khá hay,những lúc này bạn nên rửa lồng chiến,1,2 ngày bạn lại cho chim sang lồng như thế,và càng ngày càng cho chim đi chơi xa hơn,mở dần áo lồng,chim sẽ thích nghi vơi môi trường thành phồ dần dần(Khi đi chơi về lại đuổi chim sang lồng chiến và lại để ở chỗ cũ) và nên cho cặp chim mái một luc(khoảng1 tiếng )rồi lại tách ra không cho nhìn thấy nhau,.....
Với cách nuôi dạy như trên chỉ sau 80-90 ngày bạn đã có thể có trong tay một chú chim tuy chưa gọi là thuộc nhưng chắc chắn là không sợ ngừoi,hót chuyện nhiều,hễ nghe tiếng mái hoặc tiếng hót của my đưc xa xa là hót sổng ngay,khi cần thưởng thức tiếng hót của nó(ban ngày)vào bất kỳ lúc nào bạn chỉ việc đem lồng ra ngoài chỗ thoáng đãng,vạch áo lồng ra chắc chắn chỉ sau ít phút nó sẽ tặng bạn một ca khúc mà chỉ có HM mới phô diễn được.Nhưng chỉ nên cho hót khoảng 20-30 phút thôi,bạn kéo áo lồng che bớt dể chim ngừng hót,có thể để chim ở ngoài trời 1-2 tiếng rồi lại đem vào để trong nhà (có thể để ở góc nhà hoặc treo trên tường,luôn quây áo lồng kín 3/4 lồng.)Tuyệt đối không được treo chim ở ngoài hiên,ngoài vườn suốt cả ngày,không được cho chim ăn quá nhiều mồi,không được áp mái liên tục cả ngày.Nếu bạn không làm tốt những việc này chim hót sẽ hót ít dần ,chim chọi sẽ giảm hẳn tính háu chiến đấy.Lúc này nếu thấy chim có lửa bạn có thể chọi thử 1-2 phút(nếu nó dám chọi) rồi tách ra,không nên vội vàng chọi thật dễ làm hỏng chim,uổng công chăm sóc bấy lâu.Chim chọi tốt nhất là phải trải qua ít nhất 1 mùa thay lông trong lồng(khoảng 12 tháng) Thời gian đỉnh nhất đối với chim chọi là 2 năm(từ năm thứ 2 đến năm 4 lồng).
Trên đây là một số kinh nghiệm ít ỏi về nuôi dạy chim mộc mà tôi có được nhờ học hỏi của các anh em, xin được cùng chia sẻ cùng các bạn mới chơi hoặc sắp chơi(không dám qua mặt các đại ca đâu).Có gì còn thiếu xin các bạn bổ xung,cái gì sai xin sửa hộ nhé.
Xin gửi tới các bạn 3 công thức phối chế THỨC ĂN HỌA MY CỦA TRUNG QUỐC:
1-ĐẢN NHỤC MỄ(Trứng,thịt,gạo):500g bột gạo hoặc kê hoặc bột ngô cũng được cho vào nồi trưng khô khoảng 15 phút,150g thịt bò(trâu)hoặc thịt dê,bột nhộng tằm ,thịt bò thái miếng xấy khô xay thành bột,150g lạc hoặc vừng rang chín bỏ vỏ xay thành bột,10 viên can-xi hoặc bột xương,bột vỏ trứng,bột mai mực,20 viên men tiêu hóa,6 lòng đỏ trứng gà.Trừ trứng và gạo ,các thứ còn lại đổ lẫn trộn thật đều,tiếp đến đổ lòng trứng trộn thật nhuyễn như hồ rồi mới rắc bột gạo trộn ,bóp cho thật đều.Đem hỗn hợp này rải phơi trên khay sứ hoặc nhựa,không được phơi trên bìa giấy hoặc gỗ sẽ bị hút mất chất bổ.Phơi khô được một nửa(Ẩm độ 50%)dùng tay bóp nhẹ cho hạt nhỏ đều rôi mới phơi tiếp ,nếu để khô mới bóp thì trứng và thịt sẽ rời ra không bám vào gạo.Không được sao lửa vì sẽ làm hỏng men.phơi thật khô đóng vào chai.
2-SAO ĐẢN MỄ(Trứng gạo sao):500g kê hoặc gạo,ngô cũng được cho vào chảo sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm là được,4 lòng đỏ trứng gà dánh nhuyễn,50g bột thịt hoặc nhộng tằm ,tất cả trộn lẫn thật đều rồi đem phơi ,đợi khô 8 phần(80%) dùng tay bóp nhỏ đều rồi phơi tiếp dến khô làdduwowcjj.
3-TIỂU MỄ TRƯNG ĐẢN(Kê trứng chưng):500g kê rửa sạch phơi khô ,4 lòng đỏ trứng gà tươi trộn thật đều với nhau,phơi khô cho khỏi dính tay,rồi cho vào nồi chưng khô nhỏ lửa khoảng 15 phút,sau đó đổ ra bóp nhỏ rồi lại cho vào chảo sao cho khô,Đây là loại thức ăn dễ tiêu hóa nhưng cần bổ xung thêm dinh dưỡng khác(mồi)
Tren đây là 3 kiểu thức ăn cho họa my của TQ tôi dịch từ sách"Gia đình quan thưởng điểu kỹ thuật" của các tác giả Quân tác Hoa,Ngô ngọc Trung và Tiêu bảo Hoa do nhà xb Kim Thuẫn Bắc Kinh xuất bản Tháng 12-1996
Do trình độ Hán ngữ có hạn(tôi mới học hết C thôi)nhưng cũng mạnh dạn dịch ra tiếng Việt không biết có giúp gì được không?, có gi sai sót các bạn bỏ quá cho nhé. Xem ra có mỗi kiểu 1 là có vẻ khà thi thôi.
Hôm dịch xong ,khuya quá nên chỉ gửi ngay,hôm nay tôi muốn có một chút nhận xét và bổ xung.Xem ra người viết công thức 1 chắc là tay chơi chim lão luyện và có học,thành phần phối chế của hắn có đủ dưỡng chất cần thiết(đường,đạm,mỡ,khoáng thậm chí có cả men TH)và khá cân đối.Cách hướng dãn cũng tỉ mỉ cụ thể,thức ăn này chăn chim thuộc hót và công chim chọi chắc là được đấy(không nên cho chim chọi ăn thường xuyên)khi muốn làm thức nhỏ hạt và đều bạn không dùng tay bóp mà dùng 1 cái rổ nhựa có lỗ 0,3+0,3cm đổ cám vào dùng tay xát đi xát lại,hạt cám sẽ rất đều(làm lúc cám còn ẩm nhưng đã hết dính tay)khi phơi dùng 1 miếng vải che kín để cám không bạc màu và không làm hỏng men và các sinh tố khác.
Dưới đây tôi xin gửi các bạn cách tính tuổi chim của TQ:
NIÊN LINH(tuổi đời):
1,LÃO MAO ĐIỂU(chim lông già) còn có tên khác là"QUÁ CHI TỬ":đay là chim đã sống trong tự nhiên ít nhất 1,5 năm trở lên,đã thay lông rừng 2 lần trở lên ,tính hoang dã đã rõ,khó quen người nhưng ít bệnh tật,đãcó cứ địa và có tiếng hót rất hay.(ta gọi là chim già rừng)
2,TỀ MAO ĐIỂU(CHIM HOÀN CHỈNH LÔNG)còn có tên khác là"nhuyễn mao điểu" đay là chim dã sống trong tự nhiên được 1 năm tuổi,đã thay lông rừng 1 lần,tính hoang dã tương đối rõ,dễ nuôi dễ thuần phục hơn chim già.(ta gọi là chim non)
3,NGUYÊN MAO ĐIỂU có người gọi là "sơ mao điểu",chim vừa mọc đủ lông,vừa rời tổ,dã biết tự kiếm ăn nhưng vẫn cần bố mẹ bón thêm,vẫn đi cùng bố mẹ.(ta gọi là chim tơ)
4,OA SỒ ĐIỂU(chim con trong tổ)đây là chim mới nở ,mới mọc lông măng,dễ quen người nhưng hay mắc bệnh,hót không hay.(ta gọi là chim con nuôi lên).
link dẫn - blog cá nhân
Trân thành cảm ơn tác giả đã chia sẻ
Thân ái!
Chọn chim Hoạ Mi
Bảng mầu mắt chim:
Chào các bạn, tôi là hội viên của Hội chim Họa Mi chiến Hà nội. Về cách chọn chim Họa mi tôi cũng
có chút kinh nghiệm để chia sẻ cùng các bạn.
Mắt chim Họa mi:
Trong bảng mắt chim Họa mi trên thì ô số 2 trong 15 ô nói trên chính là màu mắt Thiên Lam thanh ( mắt thiên thanh )
Thông thường màu mắt phổ thông của chim chọi tại VN là màu của ô số 1 ( Lục đầu thanh) và mắt kim sa.
Trong bảng màu mắt trên là mắt của chim Họa mi đã nuôi được rất căng (mắt đã chuyển màu đến đỉnh cao )
Về cát mắt chim thì không phải trong mắt chim có những hạt nhỏ li ti, trong trường hợp ô số 10 là trường hợp đặc biệt nhưng rất hiếm dố là mắt Đạm lục sa ( nhìn mắt chim như miếng thủy tinh rạn vỡ nhỏ li ti)
Về màu mắt cũng không có loại Huy sa nhãn mà chỉ có Khôi nhãn ( mắt màu tro -số 13)
Thông thường màu mắt thiên thanh rất hiếm, tôi đã từng được nhìn một con chim có màu mắt thiên thanh có thể tả cho các bạn như sau: khi chưa căng màu này xanh rất thẫm ( màu xanh dương ) chỉ khi con chim thật căng mắt lại xanh nhạt đi một chút và có độ hơi đục ( màu xanh như mầu da trời mùa thu không có mây).
Về chọn chim thì cũng lưu ý khi chọn con chim mộc và con chim đã căng rồi. Đối với con chim đã căng rồi thì tương đối dễ nhìn vì vẻ đẹp của nó đã lộ ra hết. Nói chung đối với cả chim thuộc và chim mộc sau khi đã từng nuôi chim một thời gian sẽ có kinh nghiệm nhất định thì sẽ so sánh được các loại màu mắt, bộ chim, lông chim dễ chơi, dễ chọi.
Lông chim:
Thông thường người chơi thường chọn lông mềm, tơi, mỏng lông để được con chim dễ chọi.
Các bạn cũng nên lưu ý: đối với chim họa mi non, bánh tẻ ( tuổi rừng thấp) thường có bộ lông trên. Có những con chim tuy là chim bánh tẻ rất hay tuy nhiên đa phần là chơi không được bền , độ dữ của con chim giảm dần và rất nhanh khôn ( thường là sau một vài trận lối đánh sẽ chuyển không quyết liệt nữa và chỉ đứng ngoài cắn móng chân, trông rất khó chịu. Nếu bị một con chim rất dữ, già rừng có thể lực tốt trong lúc chọi liên tục đè sấn vào cửa công thì những con nói trên sẽ bỏ đánh chỉ đứng ngoài hót).
Về mắt chim bảnh tẻ thông thường có lam mắt rất rộng, mí mắt mhỏng và thường là méo hạt chanh, Thông thường chi chưa đổi mắt có hai màu: vảng ánh đỏ ( màu nước mắm) và Lục nhạt (xanh nhạt). Chỉ sau một thời gian ngắn đã chuyển mắt ra màu ghi xám ( đây là lúc con chim đã rất ổn định). Đối với chim Họa mi khi mắt con chim bạn nhìn đã thấy tận đáy mắt không còn độ đặc và đồng nhất một màu thì gần như không sử dụng được nữa ( đây là hiện tượng con chim đã bị lũa , mắt gọi là hiện tượng Mắt đáy giếng) khi cho chọi thì chỉ đánh một lúc là bỏ đòn và đứng hót.
Đối với những người chơi lâu và có kỹ thuật nuôi tốt thường chọn lông cứng, bản to, lông bụng mỏng mềm, hoa văn sẫm, bó chặt theo cơ thể. ( thường là những chú chim họa mi già rừng mới có được), thông thường loại này rất chậm chơi nhưng khi chơi được thì chơi rất hay và bền (Những con chim nổi tiếng trong thời gian gần đây thường có có chất lông này).
Thông thường các bạn bắt chim mộc nên lựa chọn:
Đầu: Đầu táo , rộng tảng, trán rộng, cút đầu dài tròn, lông đầu mỏng (nếu là chim già thì hoa đầu sẫm sắc nét, bản lông cứng to)
Cổ: Cổ to
Họa mắt: chọn loại họa chỉ, sắc nét đóng vào mí mắt trên và cong xuôi theo cổ đầu ( phía đuôi họa mở theo gáy)
Mắt: Chim mộc khi chưa chọi thông thường lam mắt không rộng ( thường chỉ chim non mới có lam mắt rộng ) nên chọn chim có mắt bé, chặt mắt, mắt đặc, điểm đóng mắt cao, mí mắt sun dày. Thông thường khi nhìn mắt chim đã có linh cảm là con chim dữ.
Thân người: dài bắp chuối ức nở rộng, hạn chế bắt chim mình củ đậu.
Đuôi: Bản lông đuôi dày, khấu đuôi to, lông phao hậu dầy không cần thiết đuôi dài.
Chân: Da chân chim mỏng, đanh, ngón chân to dầy, móng dầy, Móng hậu cong chắc. Con chim chọi bền là con chim có đôi chân to khỏe, thế đứng vững ( không nên chọ chân cao quá), Lông đầu gối phủ kín.
Nhìn tổng thể con chim họa mi khi đứng vươn lên có những đường cong mềm (đầu có độ gồ: con chim căng; người bắp chuối lưng quy: con chim có lực bền; đuôi dập mềm xếp quân bài: con chim có lối đánh hay)
Trên đây là một vài kinh nghiệm chọn chim hoại mi của tôi, mong các bạn chọn được những con chim chọi tốt và tham gia cùng Hội chim họa mi chọi TP Hà nội.
------------------
Kinh nghiệm chơi chim Hoạ Mi
Phân biệt đưc cai:
Đây là việc rất khó,người TQ có câu " Họa my bất khiếu,Thần tiên bất trí đạo" tạm dịch là họa my không hót thì thần tiên cũng chịu(không biết đâu là đực cái)Những người có khả năng phân biệt đực cái tốt nhất (Ngươi đi bẫy,người chuyên thu gom để giao buôn ,ngươi chuyên bán lẻ họa my...)cũng chỉ chỉ có khả năng chọn đúng từ 85-90%. (Hoàn toàn bằng trực giác)
Họa my cái có những đặc điểm sau:về hình thể thì nhỏ ,thon,nhìn từ phía trước thì tiết diện hình tròn(được tạo bởi đường cong của lưng và đương cong của ngực),mỏ nhỏ thường có màu sừng bò,râu nhỏ,ngắn,cánh ngắn mút cánh tròn,vị trí tiếp giáp giữa đuôi và thân bị thắt (do lông bao lưng và bao hậu môn ít,ngắn),đùi nhỏ hơn dùi họa my đực khá nhièu.
Họa my đực có hình thể to hơn ,nhìn từ phía trước thì tiết diện có hình mai rùa, mỏ to và dài hơn con cái ,sống mỏ trên thường có màu vàng nhạt hoặc sừng bò nhưng gốc mỏ bao giờ cũng có màu vàng tươi đăc biệt là gốc mỏ dưới, phần lông tiếp giáp giữa gốc mỏ và đầu tạo thành đốm đen thẫm hai bên gốc mỏ, râu to và dài hơn,đen hơn con cái.Những vệt đen toàn thân thẫm hơncon cái,cánh con đực dài hai mút cánh thường chạm vào nhau(con cái thì không chạm) đuôi con đực dài ,nặng,chỗ tiếp giáp giữa thân và đuôi thuôn dần tự nhien không bị thắt vì lông bao đuôi và bao hậu môn của con đực dài và dầy đăc biệt là lông bao hậu môn.đùi con đực thương to gấp rưỡi con cái,
Tuy vậy đối với bạn vẫn rất khó,bởi vì bạn lấy đâu ra cả đực cả cái luc đó để mà so sánh,cho nên cái gì cũng phải chịu khó vậy quan sát nhiều ,so sánh nhiều nhất định bạn sẽ có đươc trực giác này,thế nhé.
Họa my mộc là chim mới bẫy về ,đã được nuôi ít nhất là 15 ngày đến 2 tháng,phần lớn đã hót nhưng còn rất dát,người đến gần nhảy loạn xạ,thúc vỡ cả trán,máu mê toe toét,vì vậy rất nhiều người bán không cho bạn đến gần và đấy chính là cái khó của người mua.
Điều đầu tiên bạn nên tìm hiểu xem có cửa hàng chuyên bán họa my nào không.Một cửa hàng được gọi là " Chuyên My " thì ít nhất số lương my cũng phải chiếm 60-70% số chim trong cửa hàng(Chi ít cũng phải có khoảng 20-30 my mộc).Cửa hàng phải có những hộc chuyên dùng để nhốt chim mộc,có thể nhấc rời từng hộc thì bạn mới có điều kiện quan sát được kỹ càng mà không sợ chim vỡ đầu.Rất tiếc là gần như rất ít cửa hàng chim chú ý chuyện này
Đầu tiên bạn cần phải nghe được tiếng hót đã,người bán thường có còi chùy mái,nếu chim siêng hót thì nhát định sau vài lần còi chùy mái nó phải hót ,mặc dù hót rất ngắn,bạn phải tập trung nghe và quan sát xem con nào hót,nên ngồi im để xác định 2-3 con hót rồi bạn hãy đến gần để chọn hình dạng của nó(Bạn nhớ rằng nghe được tiếng hót rồi là có 60-70% cơ sở để mua rồi)bạn nhìn kỹ móng xem có đủ không(,nếu bị gãy thì thôi) tiếp đến xem trán nếu sứt to,đóng vảy hoạc rớm máu,thì cũng thôi,(vì loại này rất dát khó thuần)Tiếp đến bạn nhìn kỹ đầu chim,đầu nhỏ thuôn đều về phía mỏ,gốc mỏ dưới mỏng(so sánh ngay với con bên cạnh) râu to vừa phải trông như râu chim mái,thân dài ,đuôi dài,nặng hơi cụp xuống ,chân cao,lông đùi che phủ kín khuỷu chân,mắt tốt nhất là có màu đỗ xanh ,lông my có màu hơi xám và nhỏ.Nếu bạn chọn được con chim có những tiêu chuẩn trên bạn sẽ thấy nó rất mau thuần,hót nhiếu,có điệu nhảy rất khoan thai nhẹ nhàng. trông rất đẹp mắt .Khi thay lông xong vẻ đẹp của nó càng tăng lên bội phần,nhưng nó không bao giờ chọi đâu vì những tiêu chuẩn trên là của chim hót đấy.
Trước khi vào phần tiếp theo tôi lại xin được bộc bạch đôi lời.Tôi không phải là nhà điểu học như bác GS VÕ Quý,cũng không phải là nhà nghiên cứu nghiêm túc như Bác Việt Chương .v.v,với những pho sách được nghiên cứu soạn thảo công phu,khiến cho rất nhiều người chơi chim(Trong đó có cả tôi)coi nó như kim chỉ nam của mình.Tôi chỉ là người thích chim đơn thuần vì vậy tôi không đi vào kiến thức tổng hợp (như phân bố,giải phẫu học,chủng loại v.v)mà chỉ để ý xem nó có đẹp không ,có hót không ,có chọi không,đực cái thế nào, nuôi thế nào cho tốt(vừa mất ít công,ít tiền mà chim vẫn khỏe...)và tôi muốn chia sẻ những cái đó,tất cả những bài(nếu có thể gọi là bài)tôi viêt đều có sẵn trong đầu,không được soạn thảo trước ,cứ khi nào hứng và có thời gian là gõ bừa,cộng với trình độ vi tính còn hết sức i tờ vì vậy ý tứ ,văn phạm lủng củng mâu thuãn mong các bạn hết sức thông cảm.
Tìm mua được và nuôi được một con HM môc trở thành chim chọi là ước mơ của rất nhiều người,nhất là các bạn trẻ.Nhưng tôi xin khuyến cáo là việc này rất gần với công việc của dã tràng đấy.Hầu hết các cao thủ đang sở hữu những chim HM ""Cái bang" đều không nuôi từ mộc đâu.
Trước tiên bạn cũng phải nghe tiếng hót đã,tiếng hót vang,đanh chứng tỏ chim sung,cũng là để đỡ nhầm chim mái,(hơn nữa nếu chăm mãi mà nó không chọi thi cũng còn được con chim hót,không thành công cũng thành nhân mà).Có 4 tiêu chuẩn sau:Nhất nhãn(mắt),nhị đầu,tam mao(lông),tứ cước(chân).Cũng có người xếp:nhất nhãn,nhị mao,tam đầu,tứ cước.
-Mắt:Mắt chim HM không giống mắt người,không có lòng trắng(Tôi sẽ không dùng các từ giác mạc,võng mạc,kết mạcv.v mà sẽ dùng những từ "nông dân" dễ hiểu thôi)mà chỉ có lòng "đen"(thực ra nó có nhiều màu).ở giữa lòng đen có một chấm đen hơn gọi là đồng tử,bạn phải chọn đồng tử càng nhỏ càng tốt, bạn chú ý đừng mang chim ra ngoài nắng để chọn.vì làm như vậy đồng tử sẽ thu nhỏ lại,bạn sẽ nhầm đấy.Xung quanh đồng tử là lòng "đen" dân chơi chim gọi là"TẢY",có nhiều màu tảy ,bạn nên chọn màu xanh đỗ xanh,màu nâu đen,màu cùi nhãn,các màu khác thì thôi. Trên nền tảy có một thành phần rất quan trọng đó là CÁT,vậy cát là gì?.Hồi nhỏ tôi nghe các cụ nói đến nó rất nhiều nhưng không hiểu nổi,sau này biết võ vẽ ít chữ tầu tôi mới vỡ lẽ,hóa ra cũng không đến nỗi khó hiểu lắm.Người Quảng Đông,TQ gọi cát này là SA TẢY(Tiếng phổ thông TQ đọc là sa tỷ),chữ sa có rất nhiều nghĩa(xe,sợi,cát,rơi...)chữ sa tảy có bộ thủy hoặc bộ ty đứng cạnh vì vậy nghĩa của nó là sợi,tia,dây thì mới đúng ,còn chữ sa có bộ thạch đứng cạnh mới đúng nghĩa là cát.Vậy SA TẢY(SA=tia,TẢY=đáy,đế,nền) có nghĩa là TIA NỀN MẮT,từ đồng tử có những tia tóe ra bốn phía nền mắt,bạn phải chọn tia mắt càng to càng rõ càng dày càng tốt.Có những con những tia này ngắn nhưng rất dày,ken vào nhau thành một quầng xung quanh đông tử cũng được.Về hình thể ban chọn "mắt méo" (dài,mí trên cong ít mí dưới cong nhiều),mắt "đầy"(nhìn từ phía trước hai mắt hơi lồi làm cho mặt chim có vẻ như hình thang cân),thế là tạm ổn về mắt.bạn đã Ơ rê ca chưa.
-ĐẦU:Đầu chim HM có rất nhiều dạng(xà đầu,phương đầu,tiêm đầu,cáp giới đầu,nga đầu...) .Các bạn nên chọn xà đầu(đầu rắn)loại đầu này nhìn ngang ta thấy sống mỏ trến với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng hàng,nhìn từ phía trước lại thấy đỉnh đầu hơi lõm,bởi hai mắt lồi và hơi nhô cao,tiết diện hình thang cân. Hoặc chọn phương đầu,loại này thường có cái đầu to,nhìn từ trên xuống hay nhìn ngang các đường cạnh gần song song với nhau.
-MAO(lông):Chọn lông tơi ,sốp,mềm(ai đã chơi yến sẽ biết ngay tơi sốp là gì)lông vẫn sắp xếp đều đặn trật tự nhung ta có càm giác nếu khẽ thổi lông sẽ dạt sang hai bên, (không cần để ý đến màu sắc) Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu,lông cánh dài,lông đuôi dài trung bình,lông bao đuôi dầy,to,lông ngực rẽ sang hai bên thi rất tốt vì nó sẽ làm cho ngực chim gần phẳng kết hợp đường cong của lưng(tiết diên nhìn từ phía trước lại)giống hình mai rùa ứng với câu"Xà đầu,Qui bối,dả tử bất thối"(đầu rắn lưng rùa đánh chết không lùi)
-CƯỚC(chân) bạn chọn cẳng chân to,các vảy chân có viền thẫm (chim già)không phụ thuộc màu."đấm" to(chỗ phân ngón),ngón chân dài,móng dài thì hay khóa(túm vào cổ vào chân đối phương)nhưng không chặt,ngón ngắn móng mèo ít khóa nhưng túm chăt. mạnh gây cho đối nhiều thương tích hơn.
Tôi lại xin phép dừng tạm đã....
Ngoài những tiêu chuẩn chính trên bạn cần chọn chim to con(công phu phạ đại lực=võ giỏi vẫn sợ to khỏe) .Các bộ phận phải cân đối hài hòa,dài thì cùng dài(ngũ trường),ngắn thì cùng ngắn(ngũ đoản)."Ngũ" gồm:mỏ,cổ,thân,đuôi,chân.Mỏ thẳng ,cong ,,ngắn, dài đều được miễn là sống mỏ cao ,nét,không bị lép vẹo,gốc mỏ to,dầy,đặc biệt gốc mỏ dưới càng dầy càng to càng tốt(vì mỏ trên gắn chặt vào sọ nên rất khỏe,trong khi đó mỏ dưới rời tự do nên cần phải to dầy ,khi mổ kẹp lực đòn bẩy tạo ra mới khỏe,mới mạnh).Thân nên chọn thân rùa như trên đã nói hoặc thân "trúc thùng"(ống trúc)nhìn tiết diện từ trước ra sau gần thành hình tròn.Lông my nên chọn "tuyến my"(my nhỏ,dài,thẳng) "côn giác my" (dài,cong dấu ngã).Các loại khác như:qua tử my,liên châu my,ngân tiền my...đều bỏ.Lông my nên chọn màu hơi xám,mịn.Chú ý:lông my chỗ trên mí mắt trên nếu có 1,2 chiếc lông đen nhỏ như hạt tấm lẫn vào (dân chọi chim gọi là "chỉ mỳ")là không tốt.Loại này lúc choị lúc không,sáng hăng chiều sỉu,mất tiền như chơi.Phần sau tôi sẽ mách nước các bạn cách mua chim chọi thuộc
Đính chính:vì sơ xuất tôi phiên âm sai từ"côn giác my" nay xin sửa là"câu loan my"(dài,cong,dấu ngã)...
Phần đầu tôi có nói các cao thủ không chịu nuôi chim mộc vì mặc dù có chọn được chim mộc hay thì cũng phải thuần dưỡng rất lâu chim mới quen hơn nữa trong quá trình thuần dưỡng, chim thường có những thay đổi (biến tướng)khiến cho chim xấu đi(không chọi,ít hót..mắt loãng dần..) do đó họ thường mua chim chọi thuộc.Thường có hai cách mua:
Một là mua chim sau khi xem chọi chim trong các kỳ chọi HỘI,chọi TAY ĐÔI,đây là cách mua hiệu quả nhất và cũng tốn kém nhất.Hiệu quả vì ta trực tiếp nhìn thấy các miếng đánhvà thể lực của chim,thời gian chim chịu đòn v.v. chim đã chọi thắng,hòa hay thua v.v.để có thể đưa ra giá mua chính xác,nhưng thường phải đấu giá với các cao thủ khác nên giá thường ngất ngưởng(dăm ba triệu tới chục triệu là thường)và bạn phải nắm được thông tin chọi ở đâu?bao giờ chọi?với những người mới chơi chuyện này cũng không dễ dàng gì.Mua chim kiểu này thì việc nhìn mắt và tướng mạo chim đươc đơn giản hóa đi rất nhiều.Chẳng có tiêu chuẩn gì bằng "tiêu chuẩn thực tế"cả.
Hai là phải bỏ công sức đi thăm hỏi,tìm kiếm chim ở những vùng nông thôn xa,hoặc ở ngay những người nuôi chim hót thông thường,thỉnh thoảng cũng có con rất sung mà người nuôi không biết.Mua chim trong các trường hợp này bạn cần lưu ý:Chim thường có biểu hiên khác thường như nhảy lên nhảy xuống,bám vào nan lồng ngó qua ngó lại vừa hót rất gắt,đanh,hễ nghe tiếng mái hay tiếng đực hót xa xa là các biểu hiện trên lại tái diễn.Mắt chim lúc này có cảm giác như bị mờ đi,đồng tử rất nhỏ,mắt chim dài và hơi lồi ra trông có cảm giác rất lỳ lợm.Nếu người nuôi có ý bán thì tốt nhất bạn nên đề nghị người bán cho "dí" thử,tức là cần có một con đực khác đặt cạnh sát lồng con này để xem biểu hiện của nó,nếu nó nhảy ngay xuống sàn hoặc nhảy bám vào nan lồng vừa búng cánh vừa hót réo rắt như muốn phá lồng lao sang đối phương thì bạn hay tiếp tục quan sát các tiêu chuẩn khác(lông,chân ,móng...)nếu đạt yêu cầu thì bạn chỉ còn việc ngã giá mà mua thôi
Mua kiểu này thì rất tốn công tốn sức và cả thời gian nữa nhưng giá cả dễ chịu hơn và cũng ăn chắc tới 90%.nhưng có cái khó là không sẵn có để mà mua,nhưng nếu bạn đam mê thì nhất định sẽ mua được.Đặc biệt lưu ý:chim con nuôi lên cũng hay có những biểu hiện và đặc điểm về mắt như vậy (già dái non hột)bạn cần có thời gian quan sát kỹ nếu thấy chim thỉnh thoảng nhảy xuống sàn nhặt phân hoặc thấy phân có dấu vết bị bới thì bỏ ngay ý định mua vì đó là dấu hiệu của chim con nuôi từ ổ lên đấy.
Sau khi đã chọn và mua đươc chim,người chơi chim sẽ trải qua một giai đoạn vừa vất vả vừa hồi hộp lại vừa sót ruột khi thấy chim cứ nhảy loạn cả lên,thỉnh thoảng mới nghe nó hót trộm ,muốn đến gần để ngắm nhưng lại lo nó sợ húc vỡ đầu vỡ trán v.v.vừa bực vừa thương mà chỉ biết thở dài chẳng biết đén bao giờ nó mới quen.Trước đây tôi cũng có cảm giác như vậy,bây giờ thì cảm giác này không còn nữa thay vào đó là sự tự tin,thoải mái.
Để thuàn phục một con vật(chim,chó,mèo vv)ta phải hiểu rằng con vật không có ý thức(không biết suy nghĩ,phân tích,so sánh..)tất cả hành động của nó đều hình thành do bản năng(phản xạ không điều kiện)và do bị ức chế lặp đi lặp lại nhiều lần(phản xạ có điều kiện)mà thành.Ví dụ dạy con chó làm toán người ta dạy nó sủa bằng cách cầm viên thức ăn giơ lên nhiều lần trước mõm nó,mãi không được ăn nó sẽ sủa,cứ mổi lần nó sủa vài tiếng người ta lại đút tay cầm thức ăn vào túi quần rồi lại rút ra tay vẫn cầm vien thức ăn đưa cho nó ăn(lúc này nó không sủa nữa)đọng tác này cứ lặp lại nhiều lần,con chó sẽ hình thành phản xạ có điều kiện và người dạy chỉ việc đếm số tiếng sủa khớp với phép tính để ra hiệu cho nó dừng sủa,người xem cứ tưởng chó biết tính thật.Lan man mãi đã 11h đêm rồi, xin khất mai nhé
Thuần phục chim HM mộc cũng không khác gì dạy chó làm toán cả,chỉ có điều mục đích ,dụng cụ,động tác khác nhau mà thôi.
Trước tiên bạn nên có 2 cái lồng:1 lồng chiến(56 nan) 1 lồng "lưu điểu"(48 nan)còn gọi là lồng mái,cả hai đều có áo lồng.Tốt hơn nếu bạn có thêm một chim mái.(chim mái chọn đầu nhỏ ,mỏ nhỏ, râu thưa ,đuôi thắt,chim càng nhỏ càng tốt)
THỨC ĂN:Chim mộc mới mua thường được chăn bằng cám tổng hợp,muốn thuần phục nó ,bạn phải làm thức ăn khác,cũng như dạy chó,thông qua việc cho ăn ta làm cho chim HM hình thành những phản xạ cần thiết(tôi nói cần thiết vì ta chỉ cần làm mất đi phản xạ sợ người,sợ môi trường thành phố...còn thì phải giữ được những phản xạ hoang dã quan trọng của HM như px tranh mồi,bảo vệ lãnh địa,giữ mái...).Gạo tẻ ,xay nhỏ vỡ 4 vỡ 5 trộn với lòng đỏ trứng gà, tỷ lệ :5 lòng đỏ(gà ta) 2 bơ gạo.phơi thật khô hoặc xấy cũng được(tại sao chộn nhạt thế tôi sẽ giải thích sau,hồi còn nhỏ tôi thấy ông người Hoa làm thế,tôi cũng bắt chước nhưng để hiểu được ý nghĩa của nó phải 30 hơn năm sau tôi mới vỡ ra đấy-IQ của mình hơi "lùn"mà ) .
Sau khi đổ gạo nước và cho chim vào lồng chiến bạn kéo kín áo lồng,lồng chim phải đặt ở dưới đất ,tốt nhất là để ở góc nhà(góc nào mà khi đi lại mọi người trong nhà không đi sát gần lồng quá)lý tưởng nhất là góc nhà sau hay góc cầu thang.sau khi ổn định chỗ đặt ,bạn quay cửa lồng ra ngoài,từ từ kéo áo lồng hở vừa hết cửa lồng là vừa.Thỉnh thoảng bạn tới gần quan sát(nên đi thẳng hướng cửa lồng để cho chim có thể nhìn thấy bạn từ xa)xem chim có chịu ăn gạo không,nếu chắc chắn chim ăn rôi thì bạn cứ tối đến kéo kín áo lồng rồi treo lên cao để chống chuột,nếu nhà không có chuột thì cứ để yên vị càng tốt,hàng ngày bạn kiểm tra nếu hết thì bổ xung,khi đổ thêm gạo,nước bạn để nguyên vị trí đừng nhấc lồng ra ngoài ,kéo kín áo lồng lphía trước rồi kéo áo lồng phía sau lên vừa đủ để đổ gạo nước,thao tác này bạn phải làm nhẹ nhàng ,nhanh.Cứ chăn như vậy khoảng 7 ngày trong thời gian này TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHĂN MỒI(cào cào, sâu qui ...)Nếu chim vẫn khỏe,nhahn nhẹn như thường thì để thêm như vậy 3-4 ngày nữa Nếu thấy chim có biểu hiện thiếu dinh dưỡng như lông hơi xù,giọng hót thiếu lửa,các động tác có vẻ thiếu linh hoạt thì bạn bắt đầu chuyển qua giai đoạn cho ăn bổ xung để tạo ra những phản xạ có điều kiện mà bạn mong muốn ,thôi xin tạm dừng đã
Phần lớn ăn như vậy chim đi phân có màu trắng,khô nhưng cũng có con đi phân ướt,2-3 ngày bạn dọn phân 1 lần,khi dọn chú ý là chỉ tháo đáy đựng phân,trước đó phải che kín áo lồng,không nên vạch áo lồng dọn sạch hoặc rửa,tắm làm chim sợ.
Sau khi bị ăn nhạt như vậy chim bắt đầu thiếu đạm nghiêm trọng,đây là lúc ta" rút viên thức ăn trong túi ra ",có điều thay vì viên thức ăn là con cào cào,dế hay sâu qui.Thay vì dạy sủa là dạy cho HM biết rằng hể ông chủ đến gần là được ăn ngon đây.
Bạn đến gần lồng chim khoảng 1 với tay,đặt lồng chim mái chếch bên cửa,bạn cho vào lồng mái 1,2 con mồi,rồi cho vào lồng chim đưc 1,2 con(nếu là cào cào thì vặt hết chân để khỏi bò mất) sau đó bạn lui ra xa độ 2 m,ngồi im quan sát,phần lớn chim sẽ nhảy đến ăn mồi ngay,nếu nó vẫn sợ thì bạn lui ra xa nữa.Chú ý:CHỈ ĐƯỢC ĐẶT MỒI QUA KHE CỬA,chỗ bàn chiến ,không được thả từ trên xuống,cũng không nên đút mồi qua khe nan bên cạnh (vì sao sẽ giải thích sau)Mỗi ngày cho chim ăn 3-4 lần mồi,mõi lần chỉ 1-3 con thôi để chim luôn có phản xạ thèm mồi,cứ chăn như vậy cho tới khi hết 2 bơ gạo kia,mỗi ngày bạn lại ngồi gần thêm một tý và bớt dần việc đặt lồng mái đi,chỉ sau 25-30 ngày bạn sễ thấy rõ HM của bạn cần bạn đến nhường nào.Sau khi đã chăn hết cơ số gạo trên bạn chộn tiếp với tỷ lệ 4 trứng 1 bơ gạo và cách chăn mồi vẫn thế,ăn với chế độ này chim sẽ đi cứt ướt,bạn đừng lo gì cả,không phải chim bị đi ỉa đâu,trong tự nhiên chim chỉ ăn côn trùng phân của nó còn ướt nhoét cơ.Thôi lại xin phép đây
Như vậy chim HM của bạn đã chải qua 2 bước,bước một (7-10 ngày ăn nhạt không có mồi),bước 2(25-30 ngày ăn nhạt có bổ xung mồi theo định mức)hết tời gian này cũng đồng thời hết cơ số gạo đầu,trước khi sang phần tiếp theo ,tôi xin giải thích một số hướng dẫn kỳ quặc ở trên:vì sao cho chim ăn nhạt thì không cần giải thích chắc bạn cũng biết rồi,vì sao đặt lồng ở dưới đât và ở góc nhà?Khi sợ(lúc ta đến gần) chim thường bay vút lên và nhằm vao chỗ trống mà lao ra,trong khi đó đằng sau là góc tường và áo lồngche kín chim chỉ còn cách lao về phía chếch trên cừa lồng(vì chổ này hở)nhưng hướng đó chính là hương ta đang đến(vì đặt ở góc nên khi ta đến dù từ hướng nào chim cũng thấy ta ở phía trước và ở trên)nênchim ít lao hơn(dại gì lao vè phía người.)Vì sao chỉ được đặt mồi qua khe cửa chỗ bàn chiến?Trong tự nhiên chim HM đánh nhau vì 3 lý do chính sau:1 là bảo vệ lãnh địa(người Tàu nói HM là "Độc cứ tranh hùng điểu" ,2 là bảo vệ nguồn thức ăn,3 là bảo vệ mái.Khi bị nhốt trong lồng lâu ngày chim coi cái lồng là lãnh địa của mình,ta cho chim ăn mồi ở cửa lồng sẽ tạo cho chim phản xạ rằng "chỗ đó là kho thức ăn ngon của ta đó"(phản xạ có điều kiện)vì vậy nếu có chim lạ xuất hiện ở cửa là chim lao xuống đánh,để giữ mồi. Như vậy bằng cách chăn mồi rỏ giọt và đúng vị trí như trên bạn vừa làm cho chim mất đi phản xạ sợ người vừa giữ lại đươc bản năng hiếu chiến vì bảo vệ mồi của chim.
Khi thấy chim đã bớt sợ người bạn nới dần áo lồng cho tới khoảng 1/2 lồng (khoang40-50 ngày)Khi cho chim ăn mồi nếu chim dám mổ mồi ngay sau khi bạn thả tay ra thì bắt đâu chuyển sang bước 3(lưu điểu)tức là cho chim đi chơi,bạn lấy lồng lưu điểu ra,để phía ngoài cửa nhà mình,cửa lồng quay vào trong nhà,sau đó vào kéo kín áo lồng chim mộc,nhẹ nhàng xách ra áp sát cửa lồng vào với nhau,trước tiên bạn kéo hết áo lồng lồng mái lên,mở then cả hai lồng,sau đó bạn khẽ kéo áo lồng phía sau chim mộc lên,chim sẽ lao sang lồng mái ngay,bạn đóng then và nhanh chóng kéo áo lòng mái xuống kín,đợi chim ổn định bạn xách lồng ra ngoài nhà ,để ở chỗ nào đó thoáng đãng rồi kéo một phần áo lồng ra,sau vài lần như vậy chim sẽ quen và sẽ hót khá hay,những lúc này bạn nên rửa lồng chiến,1,2 ngày bạn lại cho chim sang lồng như thế,và càng ngày càng cho chim đi chơi xa hơn,mở dần áo lồng,chim sẽ thích nghi vơi môi trường thành phồ dần dần(Khi đi chơi về lại đuổi chim sang lồng chiến và lại để ở chỗ cũ) và nên cho cặp chim mái một luc(khoảng1 tiếng )rồi lại tách ra không cho nhìn thấy nhau,.....
Với cách nuôi dạy như trên chỉ sau 80-90 ngày bạn đã có thể có trong tay một chú chim tuy chưa gọi là thuộc nhưng chắc chắn là không sợ ngừoi,hót chuyện nhiều,hễ nghe tiếng mái hoặc tiếng hót của my đưc xa xa là hót sổng ngay,khi cần thưởng thức tiếng hót của nó(ban ngày)vào bất kỳ lúc nào bạn chỉ việc đem lồng ra ngoài chỗ thoáng đãng,vạch áo lồng ra chắc chắn chỉ sau ít phút nó sẽ tặng bạn một ca khúc mà chỉ có HM mới phô diễn được.Nhưng chỉ nên cho hót khoảng 20-30 phút thôi,bạn kéo áo lồng che bớt dể chim ngừng hót,có thể để chim ở ngoài trời 1-2 tiếng rồi lại đem vào để trong nhà (có thể để ở góc nhà hoặc treo trên tường,luôn quây áo lồng kín 3/4 lồng.)Tuyệt đối không được treo chim ở ngoài hiên,ngoài vườn suốt cả ngày,không được cho chim ăn quá nhiều mồi,không được áp mái liên tục cả ngày.Nếu bạn không làm tốt những việc này chim hót sẽ hót ít dần ,chim chọi sẽ giảm hẳn tính háu chiến đấy.Lúc này nếu thấy chim có lửa bạn có thể chọi thử 1-2 phút(nếu nó dám chọi) rồi tách ra,không nên vội vàng chọi thật dễ làm hỏng chim,uổng công chăm sóc bấy lâu.Chim chọi tốt nhất là phải trải qua ít nhất 1 mùa thay lông trong lồng(khoảng 12 tháng) Thời gian đỉnh nhất đối với chim chọi là 2 năm(từ năm thứ 2 đến năm 4 lồng).
Trên đây là một số kinh nghiệm ít ỏi về nuôi dạy chim mộc mà tôi có được nhờ học hỏi của các anh em, xin được cùng chia sẻ cùng các bạn mới chơi hoặc sắp chơi(không dám qua mặt các đại ca đâu).Có gì còn thiếu xin các bạn bổ xung,cái gì sai xin sửa hộ nhé.
Xin gửi tới các bạn 3 công thức phối chế THỨC ĂN HỌA MY CỦA TRUNG QUỐC:
1-ĐẢN NHỤC MỄ(Trứng,thịt,gạo):500g bột gạo hoặc kê hoặc bột ngô cũng được cho vào nồi trưng khô khoảng 15 phút,150g thịt bò(trâu)hoặc thịt dê,bột nhộng tằm ,thịt bò thái miếng xấy khô xay thành bột,150g lạc hoặc vừng rang chín bỏ vỏ xay thành bột,10 viên can-xi hoặc bột xương,bột vỏ trứng,bột mai mực,20 viên men tiêu hóa,6 lòng đỏ trứng gà.Trừ trứng và gạo ,các thứ còn lại đổ lẫn trộn thật đều,tiếp đến đổ lòng trứng trộn thật nhuyễn như hồ rồi mới rắc bột gạo trộn ,bóp cho thật đều.Đem hỗn hợp này rải phơi trên khay sứ hoặc nhựa,không được phơi trên bìa giấy hoặc gỗ sẽ bị hút mất chất bổ.Phơi khô được một nửa(Ẩm độ 50%)dùng tay bóp nhẹ cho hạt nhỏ đều rôi mới phơi tiếp ,nếu để khô mới bóp thì trứng và thịt sẽ rời ra không bám vào gạo.Không được sao lửa vì sẽ làm hỏng men.phơi thật khô đóng vào chai.
2-SAO ĐẢN MỄ(Trứng gạo sao):500g kê hoặc gạo,ngô cũng được cho vào chảo sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm là được,4 lòng đỏ trứng gà dánh nhuyễn,50g bột thịt hoặc nhộng tằm ,tất cả trộn lẫn thật đều rồi đem phơi ,đợi khô 8 phần(80%) dùng tay bóp nhỏ đều rồi phơi tiếp dến khô làdduwowcjj.
3-TIỂU MỄ TRƯNG ĐẢN(Kê trứng chưng):500g kê rửa sạch phơi khô ,4 lòng đỏ trứng gà tươi trộn thật đều với nhau,phơi khô cho khỏi dính tay,rồi cho vào nồi chưng khô nhỏ lửa khoảng 15 phút,sau đó đổ ra bóp nhỏ rồi lại cho vào chảo sao cho khô,Đây là loại thức ăn dễ tiêu hóa nhưng cần bổ xung thêm dinh dưỡng khác(mồi)
Tren đây là 3 kiểu thức ăn cho họa my của TQ tôi dịch từ sách"Gia đình quan thưởng điểu kỹ thuật" của các tác giả Quân tác Hoa,Ngô ngọc Trung và Tiêu bảo Hoa do nhà xb Kim Thuẫn Bắc Kinh xuất bản Tháng 12-1996
Do trình độ Hán ngữ có hạn(tôi mới học hết C thôi)nhưng cũng mạnh dạn dịch ra tiếng Việt không biết có giúp gì được không?, có gi sai sót các bạn bỏ quá cho nhé. Xem ra có mỗi kiểu 1 là có vẻ khà thi thôi.
Hôm dịch xong ,khuya quá nên chỉ gửi ngay,hôm nay tôi muốn có một chút nhận xét và bổ xung.Xem ra người viết công thức 1 chắc là tay chơi chim lão luyện và có học,thành phần phối chế của hắn có đủ dưỡng chất cần thiết(đường,đạm,mỡ,khoáng thậm chí có cả men TH)và khá cân đối.Cách hướng dãn cũng tỉ mỉ cụ thể,thức ăn này chăn chim thuộc hót và công chim chọi chắc là được đấy(không nên cho chim chọi ăn thường xuyên)khi muốn làm thức nhỏ hạt và đều bạn không dùng tay bóp mà dùng 1 cái rổ nhựa có lỗ 0,3+0,3cm đổ cám vào dùng tay xát đi xát lại,hạt cám sẽ rất đều(làm lúc cám còn ẩm nhưng đã hết dính tay)khi phơi dùng 1 miếng vải che kín để cám không bạc màu và không làm hỏng men và các sinh tố khác.
Dưới đây tôi xin gửi các bạn cách tính tuổi chim của TQ:
NIÊN LINH(tuổi đời):
1,LÃO MAO ĐIỂU(chim lông già) còn có tên khác là"QUÁ CHI TỬ":đay là chim đã sống trong tự nhiên ít nhất 1,5 năm trở lên,đã thay lông rừng 2 lần trở lên ,tính hoang dã đã rõ,khó quen người nhưng ít bệnh tật,đãcó cứ địa và có tiếng hót rất hay.(ta gọi là chim già rừng)
2,TỀ MAO ĐIỂU(CHIM HOÀN CHỈNH LÔNG)còn có tên khác là"nhuyễn mao điểu" đay là chim dã sống trong tự nhiên được 1 năm tuổi,đã thay lông rừng 1 lần,tính hoang dã tương đối rõ,dễ nuôi dễ thuần phục hơn chim già.(ta gọi là chim non)
3,NGUYÊN MAO ĐIỂU có người gọi là "sơ mao điểu",chim vừa mọc đủ lông,vừa rời tổ,dã biết tự kiếm ăn nhưng vẫn cần bố mẹ bón thêm,vẫn đi cùng bố mẹ.(ta gọi là chim tơ)
4,OA SỒ ĐIỂU(chim con trong tổ)đây là chim mới nở ,mới mọc lông măng,dễ quen người nhưng hay mắc bệnh,hót không hay.(ta gọi là chim con nuôi lên).
link dẫn - blog cá nhân
Trân thành cảm ơn tác giả đã chia sẻ
Thân ái!
Relate Threads
mi mộc
bởi phamvansang,
Latest Threads
mi mộc
bởi phamvansang,