Chơi và nuôi chim cu gáy

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,238
Điểm tương tác
1,818
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Chim cu gáy (còn gọi là chim gáy) đã được dân sành chơi chim cảnh rất ngưỡng mộ, xếp đặt vào “ngôi” hàng tứ quí cùng với dòng họ chim: yến, mi, yểng.
Nu%C3%B4i-chim-cu-g%C3%A1y.jpg

Loài chim hoang dã này thường sống ở các vùng đồng bằng, trung du. Với thói quen tỉnh giấc khi trời vừa tảng sáng bay đi kiếm thức ăn. Khi lúa chín rộ, chúng kéo nhau từng đàn tới 20 – 30 con một lúc, chứ không như trước đó chỉ vài ba con đi ăn lẻ.

Để bẫy được chim gáy, đó là cả một quá trình nghiên cứu địa thế và thời gian chim đến ăn. Trước hết phải có con gáy mồi đã được thuần dưỡng công phu, một tấm lưới rộng, con mồi để cạnh bẫy. Rồi người ngồi bên cạnh ngụy trang không để chim biết và tiếng “huýt sáo” hiệu lệnh cất lên, sẽ nhử chim mồi gọi đồng loại đến.

Lựa chọn chim cu gáy
– Dựa vào cườm và phao:

Nhìn qua cườm ta có thể đoán được khá đúng chất giọng của chim: các cụ có câu “Kim nổ, thổ vừng”. Nổ tức là hạt cườm màu trắng trên cổ chim to tròn, chim có cườm này thường gáy giọng kim. Vừng là hạt cườm nhỏ li ti như hạt vừng chim có cườm này thường gáy giọng thổ. Chim mà nền lông đen trên cổ nhiều thì gù nhiều. Chim mà có cườm giắt thường là chim hay. Những hạt cườm trên vai chim có màu vàng nhạt mà kéo càng cao lên phía trên cổ cũng tốt.

– Dựa vào màu lông:

Lúc quan sát màu lông của cu gáy để chọn người ta kết hợp quan sát cả màu lông mình chim và màu lông phao chim. Màu lông mình chim người ta phân làm ba loại:

Mã kẻ mực: Màu lông xám tối, chim nhút nhát, giọng không hay, không nên chọn.

Mã phấn hồng: Lông có sắc phớt hồng như có phấn, giọng thường được, nên mua.

Mã sậm tía: là màu ở giữa 2 màu trên, lông chim có sắc sẫm tía, chim nuôi lâu nổi nhưng đã nổi rất bền, thường làm chim mồi bẫy, chim gáy bất kỳ lúc nào.

Về màu lông của phao có 3 loại chính: xám, hồng, trắng. Ngoài ra còn có loại phao pha trộn giữa 3 màu này.

Chim phao xám lâu nổi nhưng khi đã nổi thì siêng gáy.

Chim phao hồng: Chim phao hồng dễ nổi hơn phao xám nhưng không bền chim bằng loại phao xám.

Chim phao trắng: Nhanh nổi nhưng không bền chim.

– Dựa vào sự phân biệt chim trống mái:

Chọn chim trống:

+ Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh.

+ Mỏ to, gồ.

+ Dáng đứng: khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuông (lưng gù, đuôi cụp).



+ Xương bụng phía dưới gần hậu môn chụm.

+ Khi gáy: Chim trông có khả năng đảo giọng.

– Dựa vào màu chân chim:

Người chơi thường cho rằng chim non là chân đỏ son. Điều này đúng nhưng không đủ, vì theo vùng có chim rất già nhưng chân vẫn đỏ son. Người chơi kỹ lại lấy tiêu chí chim già mà chân vẫn đỏ son để chọn. Chim có móng trắng, được cho là chim hay.

chim-cu-gay-300x225.jpg

Chim cu gáy

Lồng nuôi cu gáy
Tuỳ điều kiện kinh tế và sở thích của mỗi người, ta có thể chọn cho mình những chiếc lồng nuôi chim khác nhau. Từ những chiếc lồng có giá trị kinh tế thấp đến những chiếc lồng bạc triệu.

Tuy nhiên, khi mới nuôi chim mộc (chim bổi) – tức là chim mới bắt từ rừng mang về, chim non mới bắt từ ổ hoặc chim non mới ấp nở ra ta chỉ cần những chiếc lồng ít tiền hoặc những chiếc lồng tự làm được là cũng có thể nuôi chim được rồi.

Đọc thêm Kỹ thuật nuôi chim chích choè
Yêu cầu lồng nuôi phải là:

– Lồng chắc chắn, không để chim sổng lồng, có móc treo lên cây dễ dàng.

– Nan lồng nên làm bằng vật liệu tre, trúc để giảm thiểu tối đa việc tổn thương cho chim khi chim bổi (nhất là lúc mới bắt từ rừng về).

– Là loại lồng có thể lợp 3 mặt bằng lá cọ, hoặc phủ áo lồng bằng vải.

– Bên trong lồng phải có những dụng cụ cho chim ăn bằng mây, tre đan hình chum.

Đáy lồng nên có một cái mẹt đan bằng tre, nứa để hứng chất thải của chim.

Thông thường, người sành chơi chim cu gáy thường chọn lồng quả đào để nuôi chim cu gáy.

Thức ăn cho cu gáy
– Thóc: Chọn loại thóc nhỏ hạt, không có râu mà là thóc mới. Bỏ thóc vào bao tải rồi dùng chân đạp mạnh nhiều lần (mục đích làm cho những đầu nhọn của hạt thóc (nếu có) gãy bớt đi, tránh làm tổn hại đến hệ tiêu hoá của chim cu gáy), sau đó thả thóc vào chậu hoặc xô rồi cho nước vào, làm như vậy những hạt lép nổi lên ta loại bỏ hết đi còn lại thóc chắc để nuôi chim. Sau đó ta chắt hết nước, dùng khoảng một nắm muối nhỏ bỏ vào trong thóc rồi chà xát nhiều lần để giúp cho thóc sạch, rửa lại vài lần rồi phơi thật khô, cất kín cho chim ăn dần.

– Vừng: là loại hạt bổ sung thêm protein (đạm) và lipit (chất béo) cho chim cu gáy. Nên chọn vừng mới không ẩm mốc, hạt chắc. Khoảng một tuần thì cho chim ăn một thìa canh là vừa đủ.

– Lạc: nên chọn loại hạt chắc, loại bỏ những hạt mốc, vì trong hạt lạc mốc, việc dùng lạc làm thức ăn cho chim cũng nên dùng ít.

– Kê: chọn loại kê hạt nhỏ và cũng không nên dùng để thay thóc.

– Khoáng chất: Nếu có điều kiện thì nên làm khoáng chất bổ sung cho chim.

Cách làm: dùng đất sét lấy trong tổ mối đem về phơi khô tán nhỏ, cho một chút muối pha với nước sạch (nếm vào miệng thấy nhạt là được, nhớ là nhạt hơn canh ta ăn), ra hiệu thuốc thú y mua một túi Premix cho vật nuôi trộn vào với đất tổ mối, kiếm một vài vốc sỏi son (sỏi đồi) hạt nhỏ cỡ như viên đá lửa là tốt nhất. Tất cả các nguyên liệu trên ta cho trộn đều rồi cho nước muối nhạt vào luyện thật dẻo, viên thành bánh to bằng quả quýt nhỏ phơi thật khô cho vào lồng nuôi để chim tự sử dụng bổ sung khoáng chất dần dần.



Phòng trị bệnh cho cu gáy
Bệnh đau mắt
Chim gáy thường hay bị bệnh đau mắt vào lúo thời tiết mưa ẩm nhiều như tháng 7 – 8 âm lịch hoặc dịp đầu mùa xuân trước tiết Thanh Minh. Nếu kết hợp giữa mưa ẩm kéo dài + với nắng nóng như tháng 7 – 8 âm lịch thì bệnh rất dễ trở nên nặng.

Chim hay chảy nước mắt, chim thường dụi mắt vào hai bên bờ vai cánh nên thấy lông ở hai bên vai cánh chim ướt và vón lại. Nếu chim bị nặng, dụi nhiều có thể sưng cả hai mí mắt lên.

Để phòng bệnh cần chăm sóc chim thật tốt, vệ sinh lồng nuôi, tắm nắng để diệt các loại mầm bệnh, cho chim sử dụng chế độ dinh dưỡng đều đặn đủ lượng và chất, bổ sung vitamin thường xuyên theo định kì: Vitamin B1 khoảng 30 – 45 ngày một lần, vitamin A thì 4 – 6 tháng một lần, cho chim bổ sung sỏi đầy đủ vào trong ông tiêu hoá để hỗ trợ việc nghiền nát thức ăn hạt, bổ sung đầy đủ khoáng chất cho chim. Tránh treo lồng chim ở nơi nắng nóng, gió lùa, mưa ướt mà nên treo nơi kín gió, thoáng khí.

Đọc thêm Chơi và nuôi chim chích chòe
Khi chim bị đau mắt có thể chữa trị bằng cách sau:

Thuốc tây: Nếu phát hiện sớm, chim bị nhẹ thì có thể mua loại dung dịch thuốc nhỏ mắt natri clorid 0,9% dùng cho người để nhỏ vào mắt cho chim bằng cách sử dụng một bơm tiêm sạch, để chim đứng yên trong lồng rồi bơm thuốc vào mắt cho chim ngày 3 – 4 lần.

Nếu nặng hơn thì dùng kết hợp với một loại dung dịch thuốc chữa đau mắt khác của người cho chim nữa là ổn.

Thuốc nam: có người dùng lá niền niệt để chữa đau mắt cho chim bằng cách vo tròn vài lá niền niệt rồi nhét cho chim nuốt cũng khỏi bệnh.

Bệnh đậu ở chim cu gáy
Nguyên nhân do một loại virus gây nên.

Khi bị bệnh, xung quanh vùng mặt như mỏ, đầu, mắt chim thường xuất hiện nhọt sưng rất to, gây cảm giác khó chịu, chim kém ăn và xuống sức trông thấy, chim trống không gáy,… sau này nhọt tự vỡ (trông giống như đậu phụ, màu trắng) có thể tự rơi ra ngoài.

Chim thường bị bệnh vào lúc giao mùa, nếu nắng nóng kéo dài, độ ẩm cao lại gặp lúc sức đề kháng của chim giảm thì chim sẽ rất dễ mắc bệnh, bệnh này có thể lây lan từ các nguồn lây bệnh như gà bệnh, chim gáy bệnh, chim bồ câu bị bệnh nên lưu ý là những lồng chim nuôi mà đã có chim mắc bệnh cần phải có công tác tiêu độc, vệ sinh cẩn thận.

Chăm sóc chim cu gáy khoa học nhằm làm tăng sức đề kháng của chim cũng giúp cho việc phòng chống bệnh rất có hiệu quả.

Khi chim bị bệnh lưu ý cho chim ăn uống đủ chất, ăn thêm vừng, lạc,… những thứ mà ngày thường chim thích ăn, nếu chim không ăn được thì cần phải đút cho chim ăn một cách nhẹ nhàng.

Nên treo lồng nơi mát mẻ, yên tĩnh, thoáng khí tránh gió lùa, mưa sa, nắng nóng.

Cho thêm vào cốc nước của chim một chút vitamin C, vitamin B1 nhằm tăng cường sức đề kháng cho chim cu gáy.

Điều trị theo kinh nghiệm dân gian: Bắt lấy một vài con giun đất trong ruộng lúa nước, ở chân đất tốt loài giun nước này thường hay đùn những mùn của nó quanh gốc cây lúa, rửa sạch, nghiền nhỏ rồi dùng thứ thuốc đó bôi vào chỗ nhọt.

Bệnh tiêu chảy
Khi thấy chim không gáy, phải kiểm tra phân chim nếu mắc bệnh ỉa chảy, phân nát có màu trắng lẫn với màu xanh thẫm. Bệnh ỉa chảy phải chữa gấp, nếu để quá 3 ngày thì đã chuyển sang thời kỳ cấp cứu. Nếu là chim từ chim non thì thường khoảng 3 ngày chim sẽ chết. Nếu phân chim có mùi khó chịu là bệnh đã nặng, trầm trọng.

Khi chim bị bệnh có thể lấy 1/4 viên cloroxit (hàm lượng 250) tán nhỏ hòa với nước đun sôi để nguội, lấy ống tiêm hút thuốc và bơm vào miệng chim, dùng dây dẫn thuốc dài khoảng 9 – 10cm, lúc bơm phải cho ống dẫn thuốc vào miệng xuống cổ chim sâu khoảng 6 – 7cm rồi bơm thuốc; nếu cho sâu 2 – 3cm đã bơm, thuốc không vào ống thực quản mà vào khí quản, chim dễ tắt thở.

Chú ý: khi tiêm thuốc tiêu chảy, lúc cho ống dẫn vào miệng chim phải từ từ. Khi đưa sâu xuống thực quản, nếu đẩy mạnh đề phòng có thể thủng thực quản của chim và chim có thể chết (ống dẫn thuốc, có thể dùng ống dẫn của tiêm huyết thanh).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Relate Threads
Latest Threads
Chào các bạn,

Chim cu gáy, hay còn gọi là chim gáy, quả thật là một loài chim đáng ngưỡng mộ và có giá trị cao trong cộng đồng những người chơi chim cảnh. Sự thú vị của loài chim này không chỉ đến từ vẻ đẹp mà còn từ cách chơi bẫy đầy tinh tế và cầu kỳ.

Việc bẫy chim gáy đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tập tính và thói quen của chúng. Như bạn đã chia sẻ, quá trình này bao gồm việc nghiên cứu kỹ lưỡng địa điểm và thời gian mà chim đến ăn, chuẩn bị con gáy mồi được thuần dưỡng, và sử dụng kỹ thuật bẫy với lưới và tiếng huýt sáo để thu hút các con gáy khác.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích này. Đây là một minh chứng rõ ràng cho sự tinh tế và công phu trong việc chơi và chăm sóc chim gáy. Hy vọng rằng các bạn đam mê chim gáy sẽ có thêm nhiều trải nghiệm thú vị và thành công trong sở thích của mình!
 
Bên trên