Chòe Than-Đam Mê + Nỗi Buồn

dnavietnam

Thành viên Mới
Tham gia
8 Tháng sáu 2012
Bài viết
15
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Chào mọi người.Chuyện là thế này
Mình cũng thích nuôi chim lâu rồi.Nhà hiện nay có 2CM,2 Khuyên, 2 Mi,tính bắt thêm 2 Chòe Than nữa về nuôi.
Cuối cùng mình quyết định lên Hoàng Hoa Thám xúc 1 em về.Quan sát trong lồng thấy chim lông màu xanh biếc,mắt mũi ko bệnh tật gì.nhảy rất khỏe,mà nuôi mỗi con 1 ô nhé,chứ ko phải lồng tập trung.
Hôm thứ 1 : trùm kín áo lồng.Chỉ cho ăn sâu và cho cóng nước.Treo Cao.Chim ngon lành khỏe mạnh.
Hôm thứ 2 : mở hé áo lồng cũng chỉ cho ăn sâu,uống nước rồi treo cao nơi yên tĩnh.
Hôm thứ 3 ( định mệnh ): e treo nó lên từ sáng, cho 1/2 sâu + 1/2 cám tự làm.vẫn sống ko vấn đề gì.Nhưng đến chiều có bão mưa rất to.Mình lại không về kịp.Mưa gió 2,3 tiếng đồng hồ,Mãi thằng em trai mới về thì nhờ nó cất hộ con chim vào.nó cất toàn bộ vào .khi về nhìn thì thấy nó cũng ko vấn đề gì.May quá,em mệt nên cũng lăn ra ngủ.Nhưng mà đến 12h đêm ko tài nào ngủ tiếp được.tỉnh dậy ra nhìn con Chòe thấy nằm bố lồng,đã thấy nghi nghi,thò tay vào chọc nó vẫn nằm im.Hóa ra em nó đang thở,chút hơi thở cuối cùng.nó giẫy giẫy nhìn rất thương.lấy thức ăn cắt nhỏ cho vào miệng không thèm ăn,lấy ít nước không thèm uống.Cuối cùng cứ ngồi nhìn con chim nó giẫy chết thương quá mọi người ạ.
Không để cho nó chết đói,cuối cùng em cũng lấy 1 viên cám nhỏ,vạch mỏ ra rồi nhét vào mỏ.
Xin hỏi mọi người chim chết là vì lý do gì ??
và cách thuần và chọn chim bổi ngoài chợ như thế nào ạ?Có sợ chim nó cho ăn hay uống thuốc gì không mà lúc bắt thấy rất khỏe mạnh.
Chim mua tiền không tiếc nhưng thấy thương hại.
Thanks
 
Ðề: Chòe Than-Đam Mê + Nỗi Buồn

Nó bị trúng mưa chứ sao bạn.2 đến 3 tiếng ngoài mưa chim nào chịu nổi.
 
Ðề: Chòe Than-Đam Mê + Nỗi Buồn

hix. truớc mắt xin chia buồn cho bạn nhé.

theo kinh nghiệm mình đuợc biết thì khi bắt chim anh đã bắt dc chim khoẻ mạnh rồi. nhưng không biết anh bắt dc tại quầy đó mới nhập chim về hay là đã nhập về 1 thời gian và biết ăn cám rồi, hay là chim mới về chủ quầy thấy đẹp nên tách riêng ra để bán với giá lựa chim đẹp
theo mình dc biết thì khi chim mới bẫy về hay vừa mới nhập về thuờng rất yếu, sâu thì bác cho an thì tốt rồi, nhưng không biết bột có vấn đề gì không .mấy ngày đầu tiên khi mới về nhà không nên treo chim ra ngoài trời hay chỗ đông nguời mà nên trùm kín 3 mặt lồng để trách strees và để chim ăn uống phục hồi sức khoẻ
rồi bác treo chim ngoài trời, hix cái đó mới là cái chết
vì chim bị uớc, lạnh cũng không sao. nhưng mà kỵ nhất là gió giông và hơi đất.. em cũng chết mấy con vì vụ này rồi nên cũng rành lắm, 1 lần đi cả chào mào, hoạ my và choè lữa .
khi nó xắp ra đi, khoảng 1 thời gian nó ủ rủ ra ( sau trận gió giông) rồi không ăn đang đứng trên cầu tự ngã ra chết.... tác hại của gió giông ......
ai nuôi chim cũng bị hết rồi. chỉ mong cho những nguời mới nuôi tránh đc những mất mác trên..
xin chia buồn với bạn
 
Ðề: Chòe Than-Đam Mê + Nỗi Buồn

em nghĩ trường hợp này ko p? thế đâu bác ah..vì chim bổi ở thiên nhiên có chút gió giông thì an thua j....em nghĩ là ..do em nó bị phân trắng.(chim bổi mới bấy vs chim mới chuyền cành bắt về sợ ko chịu ăn hay ăn ít sức khỏe giảm sút và bệnh phân trắng gé thăm).thường núc chim ủ dũ thế là bệnh năng lắm rùi...nhìn mà thương lên cứ bắt ra cuói cùng là chết ngay trong tay mình..chim bổi mới bắt về nên cho uông thuôc luôn....núc chim xù lông ủ dũ bác nên bắt chim ra bỏ vào kái ỏ bằng vải cho chim ko nhảy nhảy nữa đỡ mất sức..rùi cho uông đương gluco cho mau lấy lại sức...sao đó bác hòa cám thật loãng bỏ xi lanh nhỏ vào mồm.rùi bmua thuốc bằng nc về mỗi lần nhỏ 1 giọt thui.cú nóng vọi nhỏ nhiều là chim đi ngay đáy bác.kể cả chim chưa vào cám cũng làm vậy ..chứ bác đừng cho ăn mồi tươi có chất tanh bệnh càng nặng hơn(có nhiều bác bảo cho ăn mồi tươi em nghĩ ko nên)..đó là chút kinh ngiệm của em ..sai sót đâu xin mọi người góp j:D
 
Ðề: Chòe Than-Đam Mê + Nỗi Buồn

Chòe than này tiêu hóa tốt lắm nhưng cũng không tránh khỏi bị đi ỉa. Theo miêu tả của bạn thì có 3 trường hợp.

- Do bị cảm vì mưa gió.
- Do đi ỉa mà chết.
- Do chim mới bẫy để ở quán > 3 ngày, và đến ngày thứ 5 kể từ ngày bẫy được chết.

Theo ý kiến riêng của mình là bạn rơi vào trường hợp thứ 3. Chòe bẫy lâu ngày, ở quán chỉ cho nó ăn một chút sâu cầm hơi cho nó để bán thôi nên không quan tâm đến chuyện vào cám và cũng không cho ăn nhiều sâu. Thêm vào đó, chòe than khi ở quán có đông người lui tới nên chim sợ nhảy nhiều làm chim suy nhược nặngi. Khi về nhà mặc dù mình cho ăn nhiều sâu nhưng do suy nhược quá mà lượng sâu bù dinh dưỡng cũng không đủ cho những ngày ở quán trước đó nên nó ra đi là điều tất nhiên thôi.

Kinh nghiệm của mình là mua lại của người mới bẫy được. Nếu bắt buộc mua ở quán chim thì phải mua ở quán quen để biết chim bẫy được bao nhiêu lâu rồi (>3 ngày không bắt), nếu không biết bẫy được bao lâu thì bạn nên bắt chủ quán có bảo hành (giá đắt hơn 1 chút) còn không tự tin nên bắt em đã vào cám rồi nhé!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chòe Than-Đam Mê + Nỗi Buồn

Trước mắt em xin cám ơn các bác đã chia sẻ thông tin bổ ích cho em.Thật là tiếc.Em thì không tiếc tiền cho lắm ( mặc dù nhà không có điều kiện )
nhưng mà em tiếc mạng sống của con CCT,phải chăng là do mình lên nó mới ra đi :((
Em định lên Hoàng Hoa Thám, đúng cái hàng mà em mua chim luôn,bắt tiếp một đôi CCT Mộc về xem tình hình như thế nào.
Mong các bác chỉ giáo giúp em 2 vấn đề :
- Chọn CCT Mộc có đặc điểm như thế nào là tốt ạ ?
- Mua CCT về thì mình chăm sóc như thế nào để cho nó có thể sống.Rồi vào cám thuần hóa sau.
( em cũng thấy có bác bảo phải mua 1 đực 1 cái nó mới đỡ sợ và đỡ cô đơn ,em thì toàn mua đựa về cho nghe mp3 của mái thôi ạ)
Mong các sư phụ nhiệt tình chỉ giáo cho tiểu đệ =((
 
Ðề: Chòe Than-Đam Mê + Nỗi Buồn

ko cần phải treo ngoài trời cứ để trong nhà cứ mua chim về sâu nhỏ trộn với cám cứ thế mà cho ăn chả con nào chết đâu, sau vài ngày hãy cho sâu lớn và cào cào.
 
Ðề: Chòe Than-Đam Mê + Nỗi Buồn

Khi bắt cim mộc ngoài hàng, bạn cứ chọn con nào nhảy nhót khỏe mạnh, đừng chọn con có vẻ như là đứng lồng vì thật ra những con đó là cim đang yếu chứ ko phải nó đứng lồng đâu. Chọn con siêng nhảy nhót chứ đừng chọn loại phi nát cả mặt bạn nhé, vì những con này khó thuần lắm.
Cim bắt về bạn đừng treo cao làm gì cả, cho cóng sâu hoặc dế rồi phủ kín áo lại nhớ là để sâu (dế) ở cóng có dạng miệng rộng, để cim dễ dàng nhìn thấy, mình thì thường cắt sâu (dế) ra một đĩa nhỏ cho cim dễ quan sát, cả cóng nước cũng vậy.
Khi cho ăn thì hé áo lồng và thao tác thật nhanh thôi, xong lại phủ kín, 1-2 ngày đầu cho cim ăn thuần mồi, khi con cim đã có lực tương đối lúc đấy mới tính chuyện vào cám. Vào cám thì bạn cắt sâu (dế) nhỏ ra trộn với cám bột ẩm ẩm chút, vẫn chùm kín áo lồng.
Khi con cim đã ăn cám rồi thì chúng ta mới nói tiếp đến vấn đề thuần cho cim đứng lồng. chúc bạn thành công.
 
Bên trên