Ðề: Chim quạ. Cả nhà ai biết cho hỏi tý.
Các bạn thích QUẠ vào đây xem nhé ....loài chim rất thông minh và lém lĩnh.....
.........http://chimcanhvn.com/forum/showthread.php?t=6143
Tên Việt Nam: Quạ đen
Tên Latin:
Corvus macrorhynchos Họ: Quạ Corvidae Bộ: Sẻ Passeriformes
Lớp (nhóm): Chim
Hình: Phùng mỹ Trung ------------------------------------------------------------------------------------------------
Mô tả:
51cm. Bộ lông có màu đen. Mỏ to, rất khoẻ. Thường đi lẻ hoặc đôi, song thỉnh thoảng tụ tập thành đám đông, kể cả khi ngủ. Tiếng kêu rất to và nghe rõ từ khoảng cách xa.
Phân bố
Việt Nam: hầu hết các tỉnh cả nước, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Tây Nguyên, Đồng Nai.
Thế giới: Thái Lan, Lào, Cambodia, Trung Quốc
Nơi sống, sinh thái:
Loài chim thuộc họ quạ Corvidae này sống định cư ở độ cao từ 1.500 đến 2.200m trong các sinh cảnh khác nhau đồng bằng, thành phố, vùng ven biển và rừng ngập mặn.
Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam - Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps - trang 192. A field guide to the Birds of Thailand - Craig robson - trang 160.
Tên Việt Nam: Quạ khoang
Tên Latin:
Corvus torquatus Họ: Quạ Corvidae Bộ: Sẻ Passeriformes
Lớp (nhóm): Chim
QUẠ KHOANG
Corvus torquatus Lesson, 1831
Mô tả:
Bộ lông của chim trưởng thành có màu đen, ánh đỏ tím với một khoang màu trắng rộng ở vùng cổ và ngực. Mắt nâu, mỏ và chân đen.
Sinh học:
Sinh sản rộ từ tháng 3 - 7. Tổ làm đơn độc hay tập đoàn trên cây cao. Chim cái đẻ 3 - 4 trứng, kích thước trứng trung bình (43, 4 x 29, 0mm), màu xanh da trời có đốm hay vạch màu đỏ nâu. Thời gian ấp khoảng 15 ngày. Thức ăn chủ yếu là động vật như nhái, chuột, giun và côn trùng, còn gặp cả chim non, gà, vịt non trong phân thải. Thức ăn thưc vật là ngũ cốc. Thay lông vào tháng 8 - 9.
Nơi sống và sinh thái:
Quạ khoang sống định cư ở các vùng đồng bằng, ven biển, trung du và các vùng đồi núi thấp, gần các khu trồng trọt, khu dân cư và đặc biệt là những nơi gần nước. có thể gặp chúng kiếm ăn với quạ đen và là kẻ thù của một số loài chim nhỏ.
Phân bố:
Việt Nam: Bắc bộ và bắc trung Trung bộ (ranh giới phía nam đến khoảng Thừa Thiên - Huế).
Thế giới: Đông Trung Quốc (Hải Nam).
Giá trị: Nguồn gen quý, cần bảo vệ.
Tình trạng:
Số lượng quạ khoang đã bị giảm sút nghiêm trọng, cũng tương tự như cá là hiện nay rất hiếm, thậm chí đã không cón tìm thấy ở nhiều nơi trong một vài năm gần đây. Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể giải thích như đối với loài ác là. Mức độ đe dọa: bậc E.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Tiếp tục nghiên cứu tìm nguyên nhân sảy ra tình trạng trên đề có biện pháp khắc phục, bảo vệ loài này và mội số loài chim khác có đời sống tương tự đang lâm vào tình trạng bị suy thoái dần về số lượng.
Tài liệu dẫn:SÁCH ĐỎ VIỆT NAM trang 167.
Hình: Karen Phillipps ------------------------------------------------------------------------------------------------
Tên Việt Nam: Quạ thông
Tên Latin:
Garrulus glandarius Họ: Quạ Corvidae Bộ: Sẻ Passeriformes
Lớp (nhóm): Chim
QUẠ THÔNG
Garrulus glandarius
Mô tả:
Nhìn chung bộ lông có màu hung nâu nhạt, một dám lông trên cánh có màu vằn xanh lơ. Khi bay lượn, hông có màu trắng dễ thấy. Đuôi màu đen. Lông ở đỉnh đầu có khi dựng lên thành mào. Sống theo đàn nhỏ, huyên náo. Tiếng kêu: Lanh lảnh, dồn dập.
Phân bố:
Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đã thu mẫu ở nhiều nơi.
Tình trạng:
Sống định cư, gặp tương đối phổ biến đến độ cao khoảng 2.100 mét.
Nơi ở:
Các vùng rừng thưa, nhất là rừng thông và rừng cây họ dầu. Thường kiếm ăn ở ven rừng.
Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam (Birdlife) - Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps - trang 196.
Hình: Nguyễn minh Luyện ------------------------------------------------------------------------------------------------
Loài quạ có khả năng nhớ cả khuôn mặt người trong vòng 5 năm đấy nhé.
Theo một nghiên cứu của giáo sư John Marzluff ở khoa Tài Nguyên Rừng của trường Đại học Washington, quạ là loài có trí nhớ cực tốt với khả năng nhớ được khuôn mặt của những người đe dọa chúng. Thậm chí, quạ còn biết phản ứng lại bằng cách “mắng mỏ” người đó qua những tiếng kêu to và gọi cả bầy đàn đến để “hội đồng” người này.
Trong cuộc thí nghiệm, giáo sư Marzluff và đồng nghiệp đã đeo một chiếc mặt nạ đặc biệt khi bắt, trói và sau đó thả khoảng 7 tới 15 chú quạ ở 5 địa điểm khác nhau. Những chú quạ vừa được thả này ngay lập tức “mắng” lại bất cứ ai đeo chiếc mặt nạ kia. Sau khi nghe những tiếng kêu của đồng loại, có rất nhiều các chú quạ khác bay tới và cùng nhau mắng “hội đồng” người đeo mặt nạ.
“
Lúc đầu chúng chỉ kêu rất to để gọi thêm những con khác ở gần đó tới,” giáo sư Marzluff kể. “
Sau đó, có một đàn khoảng 15 con tụ tập lại bao quanh chúng tôi, có lúc còn đâm bổ từ trên trời xuống tới cách chúng tôi vài mét. Cuộc truy đuổi này kéo dài từ địa điểm thả tới khi chúng tôi đã đi khỏi đó 100m.”
Khi các nhà nghiên cứu đeo mặt nạ này đi tới nhiều nơi khác, những con quạ chưa hề bị bắt ngay lập tức nhận ra “bộ mặt nguy hiểm” và bắt đầu gọi bầy đàn tới để vây quanh đe dọa. Điều này cho thấy loài quạ có khả năng học hỏi qua những phương pháp xã hội của riêng chúng chứ không chỉ qua kinh nghiệm bản thân. Một khi khuôn mặt nào đã bị “nhớ”, loài quạ có thế nhớ nó mãi mãi.
“
Nghiên cứu cho thấy kí ức này tồn tại khoảng 5 năm hoặc hơn”, ông Marzluff nói. “
Quạ trưởng thành sống khoảng 15-40 năm và chúng nhớ được hết những mối quan hệ quan trọng trong cuộc đời.”
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy quạ là loài rất thông minh. “Một số con quạ còn biết tạo ra và dùng dụng cụ, biết đoán trước tương lai, hiểu được những gì những loài vật khác biết, và trong trường hợp của chúng tôi – học hỏi qua kinh nghiệm bản thân và bằng cách quan sát các con quạ khác,” ông Marzluff giải thích. “Đây là khả năng nhận thức khá cao mà rất ít loài vật có được.”