1/ Sơ lược :
Chim ốc mít hay còn gọi chim sâu lưng đỏ : phân bố ở Thái Lan và Đông Dương. Ở Việt Nam loài này có ở khắp các vùng từ Bắc đến Nam nhưng số lượng không nhiều. Chim ốc mít rừng ăn chủ yếu là tầm gửi, nhện, sâu, thân cây nhỏ và các trái nhỏ ngọt như trứng cá. Chim ốc mít nuôi ở nhà thì tập ăn chuối và lăng quăng, nhện nhỏ , trứng kiến.
Chim ốc mít cùng chim ruồi làmột trong những loại chim nhỏ nhất , sỡ hữu tiếng kêu trong vắt như tiếng suối chảy , mỗi sáng có ly cà phê mà ngồi nghe tiếng ốc mít không sướng gì bằng như đang được hoà quyện vào thiên nhiên vậy. Hướng dẫn anh em cách chọn chim ốc mít trống và mái.
2/ Phân biệt chim trống và chim mái
+Đối với chim chuyền
Với chim ốc mít chuyền chưa trổ lông đỏ thì việc phân biệt khó hơn, nhưng anh em dựa vào các yếu tố :
_Thân mình : Thân chim mái thường tròn hơn, to hơn chim trống, chim trống thân thon và dài hơn chim mái .
_Mỏ chim : Chim trống thì mỏ nhọn thon dài hơn chim mái, cái này rất dễ phân biệt khi nhìn được nhiều con.
_Đầu chim : Đầu chim trống thì thường là đầu xà, chim mái thì đầu tròn hơn .
_Lông chim : Lông chim trống có màu xanh lá cây đậm hơn chim mái, chim mái có màu xanh non hơn. Ngoài ra còn dựa vào ở đít con nào lông đỏ đậm thì là chim trống cái này thì cũng có chính xác , nhưng nhiều con lông đỏ cam vẫn là chim trống .
+ Đối với ốc mít trưởng thành
_Chim trống có vệt lông đỏ dài từ đầu xuống tới đuôi chim, lông trên mình đen, ngực trắng.
_Chim mái thì có vệt đỏ từ phần đuôi trở xuống, lông chim mái có màu xám xanh.
Người ta còn phân biệt qua giọng hót
Chim trống hót líu chét, tiếng kêu to, vang xa nhưng hơi khàn, còn chim mái hót giọng chít chít và chét chét nhưng chim mái có tiếng kêu vắt hơn nói chung cũng khó phân biệt vì tiếng trống mái cũng na ná nhau, nếu để y mới nghe rõ được.
Đó là cách phân biệt chim ốc mít trống mái, chúc ae tìm ra đc e chim của mình. hi
3/ Thuần dưỡng Chim Bổi
Chim Ốc mít sau khi bẫy về cần tập cho chim ăn chuối để chim có thể sống, ngoài việc chọn ốc mít trống thì anh em cần vào thức ăn cho ốc mít bổi.
Khi đi bẫy thời gian lâu thì nên chuẩn bị 1 vài trái chuối để đút cho chim bổi ăn.Trước khi đút nhớ cho chim uống tí nước, bằng cách nhúng ngón tay mình vào chai nước, rồi để vào miệng chim khoảng 1-2 giọt là được rồi. Sau đó chúng ta nhét chuối cho ăn để chúng sống trong quá trình chúng ta đi bẫy ở các nơi khác sau đó. Trung bình khoảng 1h các anh em đút một lần để chim không mất sức.
Để nhét cho chim ăn ta dùng một nhành cây nhỏ, có thể mang theo 1 cây tâm xỉa răng để nạy chuối cho chim ăn. Dùng cây tăm nạy 1 phần cơm chuối rồi kè miệng chim vào miếng chuối để chim mổ ăn, con nào không chịu mổ ăn, thì dùng 1 miếng chuối rồi kè cái mỏ chim dính chuối nó thấy ngọt sẽ mổ. Không ăn nữa thì banh miệng ra nhét vào.
Còn chim khi mang về nhà ta cũng làm như trên, cứ kè mỏ vào chuối cho ăn, không ăn thì mới cần nạy miếng chuối nhỏ kè miệng, không ăn nữa thì banh mỏ nhét vào (làm việc này nên ngồi trong nhà, vì nhiều khi anh em mới chưa quen sẽ dễ bị tuột tay, sổng chim), rồi sau đó cho vào lồng.
Lồng chứa nên trùm kín bằng vải màu sáng, sao cho có ánh sáng trong lồng, nhưng chim thì không thấy được ở ngoài (màu tốt: xanh tím, hồng, trắng, vàng, cam…), dùng vải mùng (von áo dài), may thành cái áo ôm sát lồng, để trùm bổi (vẫn có áo dày phía ngoài nha). Trùm áo mùng, khi chim có tung, vẫn không bị hư mỏ, hư lông, tránh tình trạng mẻ đầu.
Trong lồng bỏ 1/2 trái chuối, xé 1 mặt vỏ - nạy lớp cơm chuối + 1 cóng nước đun sôi để nguội (bỏ cóng nước nhỏ thôi, vì nhiều con nó tung rồi rớt vào cóng nước – ngủm luôn). Rồi sau đó treo nơi nào càng yên tĩnh càng tốtđể chim nghỉ ngơi.
Cứ cách 1h mở hé áo lồng xem chim có còn bay nhảy mạnh không? Xem chuối mình bỏ vào chim có mổ không? Nếu chuối còn nguyên, phân dưới đáy lồng có 1 bệt nhỏ như lượng chuối mình nhét thì bắt nó ra nhét tiếp kẻo chim chết.
Tới chiều tối khoảng 5h thấy con chim vẫn lanh lợi, thì mình treo chỗ nào yên tĩnh, để nó ngủ luôn, tránh ban đêm tung lại mất sức. Với những con yếu thì pha ít nước đường hoặc nước mật cho nó uống rồi cho lại vào lồng, dạng này là ca khó, vì không ăn nên yếu. Sáng hôm sau nên thức dậy sớm, khoảng 7h nhét cho nó thêm một lần, rồi cứ cách 1-2 tiếng, hé lồng xem. Con nào khó lắm, thì cũng chỉ tới trưa là biết ăn!
Lúc này vẫn trùm lồng cho tới hết ngày với ca khó và ca dễ. Ngày hôm sau thì hé ra chỗ dây kéo. Thấy tung thì trùm lại, tùy tình hình mà lúc nào nên hé, và hé bao nhiêu nha anh em. Thường thì ngày thứ 3 thì chim sẽ sống, anh em bỏ hẳn áo dày phía ngoài ra, cứ để cái áo mùng, chim có tung cỡ nào cũng không bị sao, rồi từ từ nó dạn dần, và khoảng 3 tháng, mình mới bỏ hẳn cái áo mùng này đi. Khi chim đã ăn uống tốt, ít tung lồng thì chúng ta bắt đầu chế độ chăm sóc ốc mít .
4/ Chăm sóc
Khi bẫy được hoặc mua được em Ốc Mít, sau khi xác định ốc mít trống mái thì chúng ta bắt đầu quá trình chăm sóc, thuần hóa chim Ốc Mít.
A. Đối với Ốc Mít non, mép vàng (lông đỏ dưới 50%)
Loại chim này nuôi khoảng 2 tháng là tương đối quen chủ, tuy lại lồng vẫn hơi nhảy 1 tí .Trước khi tiến hành thuần thì anh em cần vào thức ăn cho ốc mít bổi. Muốn dạn thì chăm sóc theo 1 trong 2 kiểu sau
+ Chấp nhận ngoại hình xấu : Nên bung thẳng áo lồng , không trùm mùng hay vải mỏng( để chim tông lồng khỏi hư đầu, mỏ). Cho con chim tung thoải mái, chấp nhận qua mùa sau chơi.
+ Quan tâm đến ngoại hình, mặt chim : mũi chú Nên trùm vải mùng, vải mỏng, treo chỗ đông người, tầm 2 tháng thì nó cũng tương đối bớt chao, và rồi ta mở hẳn ra, thì cũng sẽ đỡ tung, và đỡ sức mẻ đầu mỏ hơn.
Ốc Mít thì nuôi khoảng 2 tháng, bạn cũng sẽ thấy được là nó có tiềm năng hay không, biểu hiện ở chỗ là sẽ hót lai rai, ríu rít này nọ. Nếu bạn xác định, nuôi con này lên đỏ xong là thành mồi chơi, thì từ lúc này nên tập lụp cho em nó sống trong lụp luôn.
Cứ 2 ngày, anh em phải thay chuối cho chim, đồng thời vệ sinh lồng cóng. Do đó, xem như lụp là một lồng thứ 2. Bỏ 1/2 trái chuối + cóng nước, thêm trứng kiến bỏ vào lụp cho chim sang ăn, bỏ thêm ít trứng cá, hoặc trái cây gì lạ, kiểu như chiều chuộng, qua đây “mày sẽ được ăn ngon”. Rồi 2 ngày sau, khi thức ăn lụp hết, bạn lại sang qua lồng trước của nó. Lồng của nó, thì nên chuối + nước, muốn cho ăn gì thì nên bỏ trong lụp, vì mình đang cần nó mến cái lụp.
Sau 2 tuần bỏ lụp, thì bạn có thể mang đi vòng vòng nhà, chủ yếu quen tiếng máy xe, treo gốc cây nào đó, chừng 10- 20 phút. Lúc này là đang tập cho quen lụp, chứ không phải mồi, nên đừng có treo đánh, rồi hỏi sao, chim mình không chơi. Chim mồi nào cũng tầm trên 1 năm lồng, mới nói chuyện được (bác nào có dạng 1 tháng chơi được, thì mình không bàn ở đây nha).
Cứ làm vậy cho tới khi chim thật nhuần nhuyễn trong việc qua lại 2 lồng. Thường thì giai đoạn này khoảng 6 tháng, chim do cứ qua lại, nên nó cũng ít hót, te tua lông lá. Và rồi khi đã quen, lúc này hãy chăm thật kỹ nó bên lồng nuôi, từ ăn uống, tắm táp, treo nơi yên tĩnh, nó sẽ nhanh hót hơn. Sang lụp 1-2 lần vào cuối và giữa tuần là ok, chủ yếu cho chim nhớ là nó vẫn còn 1 nhà nữa!
B. Đối với Ốc Mít bổi trổ lông đỏ 70% - 100% hoặc chim trên 1 mùa
Chim bổi loại nay nuôi hơi khó dạn, và mình thì chưa có con mồi nào lên từ dạng này, hót hét mạnh tại nhà thì có, và thường thì dạng này ai nuôi nhiều ốc mít thì nên nuôi 1-2 con, vì nó có giọng rừng rặc, thích hợp cho mấy bé chim tơ – mỏ vàng nuôi lên cần học giọng. Mình nuôi chim già dùng làm thầy dạy là chủ yếu, chứ cũng ngán mang đi dợt, hoặc bẫy. Vì nó tương đối nhát, và đi xa hoảng nên cũng không hót nhiều mấy.
Chăm loại này thì cứ 1/2 trái chuối, treo 2 ngày ăn hết lại thay. Cách thuần các kiểu thì cũng như chim non. Có hoa quả gì mềm, ngọt ngọt, thì cứ treo vào cho nó ăn. Thỉnh thoảng phơi nắng, và chăm nước cho tắm. Hoặc anh em có thể làm siêng hơn, vì loại này nó nhát, nên cứ treo một xó, không cần chăm tỉ mỉ. Khi nào hót thì sẽ nghe thôi! Thời gian hót tùy vào tố chất từng con, có con thì 1-2 tháng, có con thì 1-2 mùa.
C. Chăm sóc Ốc Mít đã tương đối thuần (nuôi khoảng 6 tháng trở lên)
Nuôi khoảng 6 tháng trở lên thì đỡ vất vã hơn nhiều, bây giờ mình cần chế độ thức ăn, tắm táp để chim nhanh căng lửa mà thưởng thức em nó chơi thôi.
+ Cho chim tắm: Ốc mít là loại ưa nắng nên anh em nên phơi từ sáng sớm khi còn sương đến khi nắng lên phơi đến khoảng 9h là mang vào.
Cho chim tắm vào buổi trưa nắng nóng, anh em cho nước đầy đủ vào chậu cho chim tắm. Nếu không rãnh buổi trưa có thể cho tắm vào buổi chiều khoảng 15h30 vừa phôi nắng vừa tắm nước luôn.
+ Thức ăn: Chuối là món ăn chính của chim , cứ 1/2 trái ăn 2 ngày, dù hết còn cũng thay đi, lựa chuối vừa chín, còn hườm vàng, ăn vào còn vị chát. Ngoài ra bổ sung thêm các loại trái cây : cam, đu đủ, cà chua, trứng cá…Nói chung trái cây có vị ngọt và mềm là được. Thỉnh thoảng bổ sung mồi tươi là trứng kiến cho chim ăn, nhưng phải tập chim mới ăn được.
Để có chú ốc mít mồi hay cần chọn chim, chăm chim và đôi khi cũng bỏ tiền bạc khá lớn. Do đó, anh em hãy cân nhắc giữa việc nuôi mồi lên, và mua hẳn một con mồi về chơi, vì ốc mít mồi hiện tại, chịu săn tìm, thì tầm 2 – 3 triệu, bạn sẽ có một con mồi ứng ý.
5/ Tập luyện làm sát thủ :
Chế độ tập dợt Ốc Mít
Khi ở nhà chim đã hót tốt, tương đối căng thì chúng ta có thể mạng đi, cho chim vào lụp để dợt cho quen, nhớ treo xa mấy con chim quá căng, sao cho nghe tiếng là được. Lúc nào thành mồi chiến thì hãy kè đấu. Ốc mít không thể nào xếp ra một tràn cả mấy chục lồng sâu đầu đỏ được. Nên treo cao cao, xa xa, nó yên lặng tí, rồi nó sẽ mở miệng.
Nếu dợt ở ngoài rừng thì chim phải được nuôi và huấn luyện khoảng 1 năm thì có thể mang ra rừng thử vài kèo. Nếu muốn đi thử thì phải treo mấy kèo gần nhà xem chú chim thế nào, có nhanh miệng không, chim đã sung chưa, hót mạnh, giọng đanh rát... thì ta mới mang ra rừng.
Chúc anh em vui vẻ và thành công !
(st)
Chim ốc mít hay còn gọi chim sâu lưng đỏ : phân bố ở Thái Lan và Đông Dương. Ở Việt Nam loài này có ở khắp các vùng từ Bắc đến Nam nhưng số lượng không nhiều. Chim ốc mít rừng ăn chủ yếu là tầm gửi, nhện, sâu, thân cây nhỏ và các trái nhỏ ngọt như trứng cá. Chim ốc mít nuôi ở nhà thì tập ăn chuối và lăng quăng, nhện nhỏ , trứng kiến.
Chim ốc mít cùng chim ruồi làmột trong những loại chim nhỏ nhất , sỡ hữu tiếng kêu trong vắt như tiếng suối chảy , mỗi sáng có ly cà phê mà ngồi nghe tiếng ốc mít không sướng gì bằng như đang được hoà quyện vào thiên nhiên vậy. Hướng dẫn anh em cách chọn chim ốc mít trống và mái.
2/ Phân biệt chim trống và chim mái
+Đối với chim chuyền
Với chim ốc mít chuyền chưa trổ lông đỏ thì việc phân biệt khó hơn, nhưng anh em dựa vào các yếu tố :
_Thân mình : Thân chim mái thường tròn hơn, to hơn chim trống, chim trống thân thon và dài hơn chim mái .
_Mỏ chim : Chim trống thì mỏ nhọn thon dài hơn chim mái, cái này rất dễ phân biệt khi nhìn được nhiều con.
_Đầu chim : Đầu chim trống thì thường là đầu xà, chim mái thì đầu tròn hơn .
_Lông chim : Lông chim trống có màu xanh lá cây đậm hơn chim mái, chim mái có màu xanh non hơn. Ngoài ra còn dựa vào ở đít con nào lông đỏ đậm thì là chim trống cái này thì cũng có chính xác , nhưng nhiều con lông đỏ cam vẫn là chim trống .
+ Đối với ốc mít trưởng thành
_Chim trống có vệt lông đỏ dài từ đầu xuống tới đuôi chim, lông trên mình đen, ngực trắng.
_Chim mái thì có vệt đỏ từ phần đuôi trở xuống, lông chim mái có màu xám xanh.
Người ta còn phân biệt qua giọng hót
Chim trống hót líu chét, tiếng kêu to, vang xa nhưng hơi khàn, còn chim mái hót giọng chít chít và chét chét nhưng chim mái có tiếng kêu vắt hơn nói chung cũng khó phân biệt vì tiếng trống mái cũng na ná nhau, nếu để y mới nghe rõ được.
Đó là cách phân biệt chim ốc mít trống mái, chúc ae tìm ra đc e chim của mình. hi
3/ Thuần dưỡng Chim Bổi
Chim Ốc mít sau khi bẫy về cần tập cho chim ăn chuối để chim có thể sống, ngoài việc chọn ốc mít trống thì anh em cần vào thức ăn cho ốc mít bổi.
Khi đi bẫy thời gian lâu thì nên chuẩn bị 1 vài trái chuối để đút cho chim bổi ăn.Trước khi đút nhớ cho chim uống tí nước, bằng cách nhúng ngón tay mình vào chai nước, rồi để vào miệng chim khoảng 1-2 giọt là được rồi. Sau đó chúng ta nhét chuối cho ăn để chúng sống trong quá trình chúng ta đi bẫy ở các nơi khác sau đó. Trung bình khoảng 1h các anh em đút một lần để chim không mất sức.
Để nhét cho chim ăn ta dùng một nhành cây nhỏ, có thể mang theo 1 cây tâm xỉa răng để nạy chuối cho chim ăn. Dùng cây tăm nạy 1 phần cơm chuối rồi kè miệng chim vào miếng chuối để chim mổ ăn, con nào không chịu mổ ăn, thì dùng 1 miếng chuối rồi kè cái mỏ chim dính chuối nó thấy ngọt sẽ mổ. Không ăn nữa thì banh miệng ra nhét vào.
Còn chim khi mang về nhà ta cũng làm như trên, cứ kè mỏ vào chuối cho ăn, không ăn thì mới cần nạy miếng chuối nhỏ kè miệng, không ăn nữa thì banh mỏ nhét vào (làm việc này nên ngồi trong nhà, vì nhiều khi anh em mới chưa quen sẽ dễ bị tuột tay, sổng chim), rồi sau đó cho vào lồng.
Lồng chứa nên trùm kín bằng vải màu sáng, sao cho có ánh sáng trong lồng, nhưng chim thì không thấy được ở ngoài (màu tốt: xanh tím, hồng, trắng, vàng, cam…), dùng vải mùng (von áo dài), may thành cái áo ôm sát lồng, để trùm bổi (vẫn có áo dày phía ngoài nha). Trùm áo mùng, khi chim có tung, vẫn không bị hư mỏ, hư lông, tránh tình trạng mẻ đầu.
Trong lồng bỏ 1/2 trái chuối, xé 1 mặt vỏ - nạy lớp cơm chuối + 1 cóng nước đun sôi để nguội (bỏ cóng nước nhỏ thôi, vì nhiều con nó tung rồi rớt vào cóng nước – ngủm luôn). Rồi sau đó treo nơi nào càng yên tĩnh càng tốtđể chim nghỉ ngơi.
Cứ cách 1h mở hé áo lồng xem chim có còn bay nhảy mạnh không? Xem chuối mình bỏ vào chim có mổ không? Nếu chuối còn nguyên, phân dưới đáy lồng có 1 bệt nhỏ như lượng chuối mình nhét thì bắt nó ra nhét tiếp kẻo chim chết.
Tới chiều tối khoảng 5h thấy con chim vẫn lanh lợi, thì mình treo chỗ nào yên tĩnh, để nó ngủ luôn, tránh ban đêm tung lại mất sức. Với những con yếu thì pha ít nước đường hoặc nước mật cho nó uống rồi cho lại vào lồng, dạng này là ca khó, vì không ăn nên yếu. Sáng hôm sau nên thức dậy sớm, khoảng 7h nhét cho nó thêm một lần, rồi cứ cách 1-2 tiếng, hé lồng xem. Con nào khó lắm, thì cũng chỉ tới trưa là biết ăn!
Lúc này vẫn trùm lồng cho tới hết ngày với ca khó và ca dễ. Ngày hôm sau thì hé ra chỗ dây kéo. Thấy tung thì trùm lại, tùy tình hình mà lúc nào nên hé, và hé bao nhiêu nha anh em. Thường thì ngày thứ 3 thì chim sẽ sống, anh em bỏ hẳn áo dày phía ngoài ra, cứ để cái áo mùng, chim có tung cỡ nào cũng không bị sao, rồi từ từ nó dạn dần, và khoảng 3 tháng, mình mới bỏ hẳn cái áo mùng này đi. Khi chim đã ăn uống tốt, ít tung lồng thì chúng ta bắt đầu chế độ chăm sóc ốc mít .
4/ Chăm sóc
Khi bẫy được hoặc mua được em Ốc Mít, sau khi xác định ốc mít trống mái thì chúng ta bắt đầu quá trình chăm sóc, thuần hóa chim Ốc Mít.
A. Đối với Ốc Mít non, mép vàng (lông đỏ dưới 50%)
Loại chim này nuôi khoảng 2 tháng là tương đối quen chủ, tuy lại lồng vẫn hơi nhảy 1 tí .Trước khi tiến hành thuần thì anh em cần vào thức ăn cho ốc mít bổi. Muốn dạn thì chăm sóc theo 1 trong 2 kiểu sau
+ Chấp nhận ngoại hình xấu : Nên bung thẳng áo lồng , không trùm mùng hay vải mỏng( để chim tông lồng khỏi hư đầu, mỏ). Cho con chim tung thoải mái, chấp nhận qua mùa sau chơi.
+ Quan tâm đến ngoại hình, mặt chim : mũi chú Nên trùm vải mùng, vải mỏng, treo chỗ đông người, tầm 2 tháng thì nó cũng tương đối bớt chao, và rồi ta mở hẳn ra, thì cũng sẽ đỡ tung, và đỡ sức mẻ đầu mỏ hơn.
Ốc Mít thì nuôi khoảng 2 tháng, bạn cũng sẽ thấy được là nó có tiềm năng hay không, biểu hiện ở chỗ là sẽ hót lai rai, ríu rít này nọ. Nếu bạn xác định, nuôi con này lên đỏ xong là thành mồi chơi, thì từ lúc này nên tập lụp cho em nó sống trong lụp luôn.
Cứ 2 ngày, anh em phải thay chuối cho chim, đồng thời vệ sinh lồng cóng. Do đó, xem như lụp là một lồng thứ 2. Bỏ 1/2 trái chuối + cóng nước, thêm trứng kiến bỏ vào lụp cho chim sang ăn, bỏ thêm ít trứng cá, hoặc trái cây gì lạ, kiểu như chiều chuộng, qua đây “mày sẽ được ăn ngon”. Rồi 2 ngày sau, khi thức ăn lụp hết, bạn lại sang qua lồng trước của nó. Lồng của nó, thì nên chuối + nước, muốn cho ăn gì thì nên bỏ trong lụp, vì mình đang cần nó mến cái lụp.
Sau 2 tuần bỏ lụp, thì bạn có thể mang đi vòng vòng nhà, chủ yếu quen tiếng máy xe, treo gốc cây nào đó, chừng 10- 20 phút. Lúc này là đang tập cho quen lụp, chứ không phải mồi, nên đừng có treo đánh, rồi hỏi sao, chim mình không chơi. Chim mồi nào cũng tầm trên 1 năm lồng, mới nói chuyện được (bác nào có dạng 1 tháng chơi được, thì mình không bàn ở đây nha).
Cứ làm vậy cho tới khi chim thật nhuần nhuyễn trong việc qua lại 2 lồng. Thường thì giai đoạn này khoảng 6 tháng, chim do cứ qua lại, nên nó cũng ít hót, te tua lông lá. Và rồi khi đã quen, lúc này hãy chăm thật kỹ nó bên lồng nuôi, từ ăn uống, tắm táp, treo nơi yên tĩnh, nó sẽ nhanh hót hơn. Sang lụp 1-2 lần vào cuối và giữa tuần là ok, chủ yếu cho chim nhớ là nó vẫn còn 1 nhà nữa!
B. Đối với Ốc Mít bổi trổ lông đỏ 70% - 100% hoặc chim trên 1 mùa
Chim bổi loại nay nuôi hơi khó dạn, và mình thì chưa có con mồi nào lên từ dạng này, hót hét mạnh tại nhà thì có, và thường thì dạng này ai nuôi nhiều ốc mít thì nên nuôi 1-2 con, vì nó có giọng rừng rặc, thích hợp cho mấy bé chim tơ – mỏ vàng nuôi lên cần học giọng. Mình nuôi chim già dùng làm thầy dạy là chủ yếu, chứ cũng ngán mang đi dợt, hoặc bẫy. Vì nó tương đối nhát, và đi xa hoảng nên cũng không hót nhiều mấy.
Chăm loại này thì cứ 1/2 trái chuối, treo 2 ngày ăn hết lại thay. Cách thuần các kiểu thì cũng như chim non. Có hoa quả gì mềm, ngọt ngọt, thì cứ treo vào cho nó ăn. Thỉnh thoảng phơi nắng, và chăm nước cho tắm. Hoặc anh em có thể làm siêng hơn, vì loại này nó nhát, nên cứ treo một xó, không cần chăm tỉ mỉ. Khi nào hót thì sẽ nghe thôi! Thời gian hót tùy vào tố chất từng con, có con thì 1-2 tháng, có con thì 1-2 mùa.
C. Chăm sóc Ốc Mít đã tương đối thuần (nuôi khoảng 6 tháng trở lên)
Nuôi khoảng 6 tháng trở lên thì đỡ vất vã hơn nhiều, bây giờ mình cần chế độ thức ăn, tắm táp để chim nhanh căng lửa mà thưởng thức em nó chơi thôi.
+ Cho chim tắm: Ốc mít là loại ưa nắng nên anh em nên phơi từ sáng sớm khi còn sương đến khi nắng lên phơi đến khoảng 9h là mang vào.
Cho chim tắm vào buổi trưa nắng nóng, anh em cho nước đầy đủ vào chậu cho chim tắm. Nếu không rãnh buổi trưa có thể cho tắm vào buổi chiều khoảng 15h30 vừa phôi nắng vừa tắm nước luôn.
+ Thức ăn: Chuối là món ăn chính của chim , cứ 1/2 trái ăn 2 ngày, dù hết còn cũng thay đi, lựa chuối vừa chín, còn hườm vàng, ăn vào còn vị chát. Ngoài ra bổ sung thêm các loại trái cây : cam, đu đủ, cà chua, trứng cá…Nói chung trái cây có vị ngọt và mềm là được. Thỉnh thoảng bổ sung mồi tươi là trứng kiến cho chim ăn, nhưng phải tập chim mới ăn được.
Để có chú ốc mít mồi hay cần chọn chim, chăm chim và đôi khi cũng bỏ tiền bạc khá lớn. Do đó, anh em hãy cân nhắc giữa việc nuôi mồi lên, và mua hẳn một con mồi về chơi, vì ốc mít mồi hiện tại, chịu săn tìm, thì tầm 2 – 3 triệu, bạn sẽ có một con mồi ứng ý.
5/ Tập luyện làm sát thủ :
Chế độ tập dợt Ốc Mít
Khi ở nhà chim đã hót tốt, tương đối căng thì chúng ta có thể mạng đi, cho chim vào lụp để dợt cho quen, nhớ treo xa mấy con chim quá căng, sao cho nghe tiếng là được. Lúc nào thành mồi chiến thì hãy kè đấu. Ốc mít không thể nào xếp ra một tràn cả mấy chục lồng sâu đầu đỏ được. Nên treo cao cao, xa xa, nó yên lặng tí, rồi nó sẽ mở miệng.
Nếu dợt ở ngoài rừng thì chim phải được nuôi và huấn luyện khoảng 1 năm thì có thể mang ra rừng thử vài kèo. Nếu muốn đi thử thì phải treo mấy kèo gần nhà xem chú chim thế nào, có nhanh miệng không, chim đã sung chưa, hót mạnh, giọng đanh rát... thì ta mới mang ra rừng.
Chúc anh em vui vẻ và thành công !
(st)
Chỉnh sửa lần cuối:
Relate Threads