chim ốc cao

hieuvks

Thành Viên
Tham gia
11 Tháng sáu 2011
Bài viết
593
Điểm tương tác
0
Điểm
16
chuyện là hàng ngày đi học ngang cầu Rạch Chiếc ở q2, thấy người ta bán chim ốc cao nhìu lắm, chẳng biết đây là chim gì. các bác vào cho e xin tí kiến thức nhé:bz
 
Relate Threads
Nhặt dc chim vào mùa đông
Nhặt dc chim vào mùa đông bởi PVT2,
Chim này tên là gì đây m.n
Chim này tên là gì đây m.n bởi LVD_SL,
chim này là chim gì
chim này là chim gì bởi jintiny,
Latest Threads
Nhặt dc chim vào mùa đông
Nhặt dc chim vào mùa đông bởi PVT2,
Chim này tên là gì đây m.n
Chim này tên là gì đây m.n bởi LVD_SL,
chim này là chim gì
chim này là chim gì bởi jintiny,
Ðề: chim ốc cao

Mình lên google xem chim ốc cao,sao em nó giống bồ câu wa!
 
Ðề: chim ốc cao

lần đầu nghe tên con này cho 500 hình cái bác ơi
 
Ðề: chim ốc cao

Chim ốc cau ,chàng nghịch là loại chim Họ: Rẽ Scolopacidae
Bộ: Rẽ Charadriiformes - chim này thường ở phía bắc bán cầu khi trú đông bay về phương nam ,thường ăn ở vùng ngập nước săm sắp ven sông rạch mò động thực vật nhỏ dưới nước bùn lầy ...dân đi bẩy gài chim ban đêm hay bắt bán cho người tiêu thụ và quán ăn nhà hàng ,cùng loại này có chim cuốc,gà nước ,cúm núm ...riêng cuốc và cúm núm phải có chim mồi (giá trị con mồi gấp hàng trăm lần con bán thịt)

>>>>>trích bài báo về mục này ........
Động vật quý hiếm được bán công khai làm… món nhậu

(Dân trí) - Những loài chim như gà nước, chàng nghịch, ốc cau, cúm núm…; các loài rắn hổ mang, hổ hành, rồng đất… đang được bày bán công khai trên nhiều tuyến đường ở TPHCM. Người đi đường và các nhà hàng dễ dàng mua chúng về để chế biến… món nhậu.
091215143540-931-278.jpg

Một người bán, một người vặt lông.

Trong vai một người chuyên mua bán chim và rắn để nhập lại cho các nhà hàng, tôi lượn quanh các điểm bán chim, rắn tại ven trung tâm thành phố như các quận Thủ Đức, quận 7, quận 12… Cảnh mua bán được diễn ra công khai và khá tấp nập.

Tại một điểm chợ tự phát nằm ven đường sắt thuộc phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, nhiều lồng chim trời chồng lên nhau với đủ chủng loại, từ gà nước đến chàng nghịch, ốc cau, cúm núm,… Cạnh đó, một bà chủ và hai người phụ việc luôn tay nhổ lông và thui chim.

Bà chủ tên Lê Thị H vồn vã chào mời khi tôi hỏi mua hàng với khối lượng lớn để nhập cho quán nhậu. “Ở đây chị bán các loại chim. Chàng nghịch 50.000 một con, ốc cau 55.000, cúm núm 60.000… Riêng gà nước thì phải từ 350.000 đến 400.000 một con vì nó hiếm mà rất ngon. Đây là giá bán lẻ thôi, nếu em mua với khối lượng lớn thì chị sẽ nhập cho với giá mềm hơn”.

Qua tìm hiểu tôi được biết những loại chim này được đưa về từ các tỉnh miền Tây như An Giang, Trà Vinh, chỉ cần một cuộc điện thoại từ đầu mối TPHCM, chủ hàng từ các tỉnh sẽ chuyển chim lên theo các xe đò hoặc “hành quân” bằng xe gắn máy. “Năm nay chim về ít lắm nên bẫy được cũng không phải là dễ. Nếu chú nhập với số lượng lớn trong ngày chị sẽ kêu đám em dưới đó đi gom ở nhiều mối… Muốn bao nhiêu cũng có”.

Những loài chim trên cũng được bày bán tại công trình cầu vượt ngã ba Cát Lái. Dường như những người bán ở đây đã “gặp mùi” của báo chí nên khi tôi đưa máy định chụp thì người đàn ông vội cản lại: “Mày lại đinh đưa tụi này lên báo hả?”

091215143540-958-741.jpg
Trong lồng chim này có đủ các loài chim quý, từ gà nước đến chàng nghịch, ốc cau...

Tại đây, rắn cũng được bán rất công khai. Mục sở thị một điểm bán rắn thuộc khu vực bến đò bên dòng sông Tân Thuận chảy qua quận 7, chúng tôi tận mắt chứng kiến những loài rắn quý hiếm như hổ mang, hổ hành… được nhốt trong nhiều ngăn của một chiếc lồng dựng bên bờ sông.

Đây là món khoái khẩu của dân ăn nhậu nên chúng được bán với giá rất cao. Hổ mang phì được bán với giá 450.000 đồng/kg, rẻ hơn một chút là loài hổ đất với giá 280.000 đồng/kg. Chủ của lồng rắn này là bà Nguyễn Thị D cho biết: “Những con rắn này được tôi thu mua từ các tỉnh Long An, Kiên Giang… thi thoảng cũng có mối ở Cần Giờ. Ngoài việc đứng bán ở đây tôi cũng thường xuyên bỏ mối cho các nhà hàng”.

091215143540-826-159.jpg
"Quầy" bán rắn của bà D luôn tấp nập khách mua.

Cũng theo lời bà chủ này thì hổ mang chúa cũng có rất sẵn, “nếu chú có nhu cầu loài rắn này thì để lại số điện thoại, khi nào có hàng chị gọi. Loại rắn ấy đa phần chỉ nhập cho nhà hàng, thường dùng cho các sếp trong các tiệc chiêu đãi khách chứ bán ở đây chẳng có mấy người mua vì giá quá mắc”.

Bà D cho biết thêm chỗ bà còn có cả dịch vụ đặt rắn theo nhu cầu của khách hàng. “Ai muốn có những loài rắn quý để ngâm rượu làm thuốc thì chú cứ giới thiệu lại đây. Khách đặt loại nào cũng có chỉ cần vài ngày chị sẽ kêu mối chuẩn bị đủ ngay”.

Cả những chủ bán chim và bán rắn đều cho biết họ đã làm nghề này từ lâu nhưng chưa lần nào bị các cơ quan chức năng “sờ gáy”. Những loài động vật quý hiếm ngày ngày vẫn được buôn bán công khai, như gà như vịt.

Vân Sơn


 
Ðề: chim ốc cao

Công khai buôn bán chim trời

Thứ Hai, 14 Tháng hai 2011, 16:02 GMT+7

chim-troi.jpg

Chim trời bày bán công khai (ảnh chụp trên đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè). Ảnh: T.A
Hiện nay, nhiều loài chim quý hiếm như chàng nghịch, ốc cau, quốc… đang có nguy cơ bị xóa sổ. Số phận của những chú chim tội nghiệp ấy rất hẩm hiu trước vấn nạn tàn sát chim trời của con người để làm mồi nhậu.
Tại một số tuyến đường thuộc vùng ven TP.HCM gần đây xuất hiện nhiều điểm bày bán chim trời một cách công khai. Đường Nguyễn Hữu Thọ, đoạn hướng về Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè được xem là “điểm tập kết” của nhiều loài chim trời đang có nguy cơ bị xóa sổ. Theo chỉ dẫn của một bợm nhậu, chúng tôi có mặt tại chân cầu Phước Kiển. 6 giờ sáng, một đôi vợ chồng trẻ đã chuẩn bị bày chim trời ra bán. Chim trời nhiều nhất ở đây là ốc cau, gà nước (cúm núm), chàng nghịch…
Như thường lệ, họ căng chiếc dù lớn bên đường. Người chồng ngồi bó từng xâu chim. Người vợ treo chúng trên các thanh sắt của cây dù. Khoảng 5-6 con/xâu với trọng lượng dao động từ 0,5 đến 1kg/xâu tùy vào loại chim. Bên dưới đặt nhiều chiếc lồng lớn, nhỏ có trên 100 con chim thuộc các loài đang dần mất đi trong tự nhiên. Nghe chúng tôi hỏi giá 5 con ốc cau đang bị bó chân, treo chúi đầu, người vợ nhanh nhảu: “160 ngàn đồng/kg. Anh đồng ý mua thì tụi em mần lông cho”. Người phụ nữ khoe: “Mỗi ngày vợ chồng em bán trên 150 con chim các loại. Vì không có hàng chứ bao nhiêu cũng hết. Thứ này quý hiếm nên đắt cỡ nào dân nhậu cũng mua”. Sau một hồi kỳ kèo, người bán hạ giá 130 ngàn đồng để gọi là mở hàng. Người vợ gọi chồng mang chim vào sát vỉa hè bật đèn khò đốt. 5 phút sau, 5 con ốc cau đã trơ trụi lông. Khi được hỏi về nguồn gốc của chim trời, người chồng làm một tràng: “Chim trời được thu mua từ những người chuyên đi bẫy bằng lưới ở các quận, huyện vùng ven thành phố như Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh... Riêng con quốc (con cuốc cuốc) muốn bẫy được phải tốn nhiều công sức, vì thế giá khá cao. Chỉ tay vào cái hố sâu vương vãi lông chim phía trong, anh ta tiếp: “Tự nhiên mấy bữa nay không có quốc. Hôm trước lấy 50 con bán hết trong buổi sáng, lông còn đầy kia kìa”.
Tại một điểm chợ tự phát trên đường Huỳnh Tấn Phát, đoạn gần bến phà Bình Khánh để sang huyện Cần Giờ, cảnh mua bán chim trời nhộn nhịp hơn hẳn. Đặc biệt, chợ trời ở đây có thêm loài chàng nghịch. Theo ông Nguyễn Văn Bảy, cán bộ hưu trí ngụ gần chợ thì mỗi sáng có gần chục tiểu thương từ các nơi đến bán chim. Hỏi chuyện một người phụ nữ to béo bán chim trời về thân phận của những chú chim tội nghiệp, bà ta tận tình: “Thứ này tui thu mua ở Tiền Giang, Long An mang lên đây bán kiếm lời. Lúc trước bỏ mối ở nhà hàng, quán ăn nhưng người ta ép giá quá nên không lời bao nhiêu, chịu khó ngồi bán ở đây để kiếm thêm chút đỉnh”. Chúng tôi lân la sang nơi bày bán chim của một thanh niên gần đó, mở lời đặt mua chim với số lượng lớn. Người bán cười tít mắt, giọng oang oang: “Anh cần loại nào, khoảng bao nhiêu? Đưa em số điện thoại, địa chỉ và đặt cọc trước một ít, sáng sớm mai sẽ có người đến giao”. Cạnh chỗ người này ngồi bán là các lò than, những nồi nước nhỏ đang sôi ùng ục, chiếc đèn khò gắn bếp gas mini sẵn sàng phục vụ khách hàng khi cần làm lông.
TRẦN TRỌNG TRI​
1​
Nạn tàn sát chim trời làm mồi nhậu không còn là chuyện mới mẻ. Song, để chấm dứt tình trạng này xem ra không dễ chút nào.
 
Ðề: chim ốc cao

Họ Dẽ

Bộ: Charadriiformes Họ: Scolopacidae
Có 89 loài trên thế giới, trong đó tại Việt Nam có 35 loài.

5336.JPG
p.gif
p.gif
p.gif
p.gif
Tên Việt Nam: Choắt mỏ cong hông nâu
Tên Latin:
Numenius madagascariensis Họ: Rẽ Scolopacidae Bộ: Rẽ Charadriiformes Lớp (nhóm): Chim
img_blank.gif
img_blank.gif
img_blank.gif
Hình: Karen Phillipps
------------------------------------------------------------------------------------------------​

CHOĂT MỎ CONGHÔNGNÂU
Numenius madagascariensis
Họ: Rẽ Scolopacidae
Bộ: Rẽ Charadriiformes
Mô tả:
61cm. Giống với choắt mỏ cong lớn nhng khi bay toàn bộ phần trên cơ thể có màu nâu (không có màu trắng ở phía lưng trên đuôi và đường viền cánh). Quan sát khi chim đậu thấy có màu sẫm hơn và nâu hơn so với choắt mỏ cong lớn và phía lưnghoàn toàn màu nâu sẫm. Tiếng kêu: Gìống như tiếng choắt mỏ cong lớn nhưng ít du dương hơn.
Phân bố:
Vùng Nam Trung bộ và Nam bộ. Tìm thấy ở vùng ven biển bãi bồi đất Mũi Cà Mau (1999), và vùng đất ngập nước ở Cam Ranh (1993). Nơi ở là vùng đất ngập nước, đầm lầy gần bở biển và bãi bồi ngập triều. Kiếm ăn cùng đàn với các loàichoắt khác.
Tình trạng:
Loài di cư. Hiếm. Loài gần bị đe doạ trên thế giới (Collar et all. 1994).

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam (Birdlife) - Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps - trang 86.

5342.JPG
p.gif
p.gif
p.gif
p.gif
Tên Việt Nam: Choắt bụng xám
Tên Latin:
Tringa glareola Họ: Rẽ Scolopacidae Bộ: Rẽ Charadriiformes Lớp (nhóm): Chim
img_blank.gif
img_blank.gif
img_blank.gif
Hình: Kamol
------------------------------------------------------------------------------------------------​
CHOẮT BỤNG XÁM
Tringa glareola Linnaeus, 1758
Họ: Rẽ Scolopacidae
Bộ: Rẽ Charadriiformes
Chim trưởng thành:
Bộ lông mùa hè. Mặt lưng nâu có điểm đen nhạt và trắng nhạt. Các lông bao trên đuôi trắng có vạch đen nhạt ở mút lông. Mặt bụng trắng, phớt xám ở cổ và ngực. Ở cổ còn có những vệt dọc dài màu nâu, ở ngực và sườn các vệt này rộng dần và chuyển thành vạch ngang và đến dưới đuôi thì thành nhưng vằn ngang. Trước mắt nâu. Trên mắt và má lấm tấm nâu. Lông cánh sơ cấp nâu thẫm, lông đầu tiên có thân lông trắng.Lông bao dưới cánh trắng có điểm nâu. Lông đuôi trắng có ám vạch ngang nâu đen nhạt.
Bộ lông mùa đông. Các lông ở mặt lưng có viền trắng nhạt. Lông ở mặt bụng trắng, cổ và ngực có phớt xám và hơi có vệt nâu rất nhạt Mắt nâu. Mỏ đen nhạt với gốc xám lục nhạt. Chân lục nhạt hay lục vàng.
Kích thước:
Cánh: 117 - 133; đuôi: 45 - 54); giò: 36 - 41; mỏ: 26 - 30 mm
Phân bố:
Loài choắt này làm tổ ở Bắc châu Âu và châu Á; mùa đông di cư về phía Nam: từ Đông Dương, Ấn Độ, Miến Điện đến Phi châu, Mã Lai, xumatra, Java và châu Úc.
Việt Nam về mùa đông loàichoắt hung xám có nhiều ở khắp các vùng đồng bằng những chỗ có nước nông và gần các sông lớn.

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 347.


5345.JPG
p.gif
p.gif
p.gif
p.gif
Tên Việt Nam: Choắt chân đỏ
Tên Latin:
Tringa erythropus Họ: Rẽ Scolopacidae Bộ: Rẽ Charadriiformes Lớp (nhóm): Chim
img_blank.gif
img_blank.gif
img_blank.gif
Hình: Karen Phillipps
------------------------------------------------------------------------------------------------​
CHOẮT CHÂN ĐỎ
Tringa erythropus (Pallas)
Scolopax erythropus Pallas, 1764
Họ: Rẽ Scolopacidae
Bộ: Rẽ Charadriiformes
Chim trưởng thành:
Bộ lông mùa hè. Mặt lưng nâu đen nhạt, hơi có ánh tím, phần trên lưng có vệt trắng. phần dưới lưng trắng. Trên đuôi và đuôi có vằn trắng và đen xen kẽ. Phía trước đầu, má và mặt bụng đen. Các lông ở sườn và bụng có Viền trắng. Một vòng hẹp quanh mắt trắng. Dưới đuôi đen nhạt và trắng. Lông cánh đen, thân lông thứ nhất trắng, các lông phía trong có vằn ngang trắng. Lông bao cánh đen nhạt có vệt trắng.
Bộ lông mùa đông. Mặt lưng xám tro, các lông đều viền trắng nhạt, phần dưới lưng trắng, trên đuôi xám có vằn trắng. Mặt bụng trắng trước cổ, ngực và sườn phớt xám. Lông đuôi xám nâu có vằn trắng,
Chim non:
Giống chim trưởng thành với bộ lông mùa đông, nhưng mặt lưng thẫm hơn và nâu hơn. Ngực và sườn và dưới đuôi có vằn ngang nâu.
Mắt nâu đen. Mỏ đen, gốc mỏ đỏ.Chân đỏ hay nâu đỏ, chân chim non vàng cam nhạt.
Kích thước:
Cánh (đực): 160 - 170, (cái): 154 - 173; đuôi: 65 - 91; giò: 53 - 61; mỏ (đực): 53 - 59, (cái): 56 - 65 mm.
Phân bố:
Choắt chân đỏ làm tổ ở Bắc châu Âu và châu Á; mùa đông di cư xuống phía Nam đến châu Phi, Ấn Độ; Miến Điện, Nam Trung qưốc, Đông Dương và Mã Lai.
Việt Nam, về mùa đông loài này có ở khắp các vùng đồng bằng ở các chỗ có nước nông và các cửa sông lớn.
Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 351.

Sandpipers, Snipes and Phalaropes (Scolopacidae)

Wood Sandpiper (Tringa glareola)



  • Least Concern



Sandpipers, Snipes and Phalaropes (Scolopacidae)

Common Redshank (Tringa totanus)



  • Least Concern

 
Ðề: chim ốc cao

bác phonenix108 giỏi quá,chắc là giảng viên sinh vật hả bác
 
Bên trên