*- Lang thang trên mạng thấy bài viết của tg hoanglamcusi ở aquabrid rất hay sưu tầm chia xẻ cho ae chưa đọc xem cùng đây
CHIM HỌA MI – TRI THỨC VÀ THÚ CHƠI
Trần Trung Kiên
Chim Họa Mi có tên khoa học Garrulax canorus phân bố nhiều ở vùng núi nước ta như Cao Bằng , Bắc Cạn , Lạng Sơn , Hà Giang , Tuyên Quang , Thái Nguyên ... Là một loài chim sống theo đôi , phân vùng , sau khi sinh sản nuôi con trưởng thành , chim bố mẹ tự đánh đuổi con mình đi vùng khác tự tìm đôi mà sống . Họa Mi sống cả ở vùng núi đá và núi đất , ăn các côn trùng , sâu , dế , nhện non , cào cào ... Cũng ăn một số củ cây rừng hoang dã . Với bản tính hiếu chiến , con trống luôn bảo vệ lãnh tổ và chim mái yêu quý của mình , ngay trong một khu vực nhỏ có thể là ngăn cách bởi một khe nước hoặc một vài cây cổ thụ , là danh giới của một vài đôi Họa Mi . Có lúc vô tình sang lãnh thổ của nhau mà bị phát hiện , tức thì ẩu đả xảy ra ngay , những chú chim trống khỏe mạnh hơn luôn làm chủ lãnh địa , khi đánh đuổi được kẻ xâm lấn thì oai hùng đứng trên một điểm khá cao cất giọng hót oai hùng mừng chiến thắng , kẻ thua trận bay về lãnh địa của mình đậu nơi thấp hơn xù đầu cất lên vài lời ai oán . Giọng hót của chim Họa Mi lảnh lót , réo rắt , lúc trầm lúc bổng lúc ngân nga , nghe khoái cái lỗ tai nhất là trong những vùng núi đá cao , có khe nước chảy , tiếng hót của Họa Mi vang vọng dội vào vách đá hòa vào khe nước róc rách và cuối cùng mới rót đến tai người , nghe “ phê ” lắm . Từ cổ chí kim , từ Tàu đến Ta xưa nay đều coi giọng hót của Họa Mi là một trong những đỉnh cao của loài chim hót . Dân Trung Quốc chơi chim Họa Mi nhiều nhất thế giới , cũng là dân có kinh nghiệm chơi Họa Mi từ lâu đời nhất . Họa mi đi vào thơ ca , nhạc họa ... Có những thi phẩm mà ngày nay chỉ dân chơi Họa Mi sành sỏi một chút còn nhớ đến :
http://info.yfes.tp.edu.tw/jiao/poem...F文.htm
Phiên âm :
Bách chuyển thiên thanh tùy ý di ,
Sơn hoa hồng tím thụ cao đê .
Thủy tri tỏa hướng kim lung thính ,
Bất cập lâm gian tự tại đề .
Họa Mi điểu – Âu Dương Tu
Dịch nghĩa : Trăm ngàn giọng hót thay đổi tùy ý , trong núi hoa hồng tím và những cây cao thấp . Giờ đây mới biết nghe giọng hót khi bị nhốt trong lồng vàng , sẽ mãi mãi không bằng giọng hót tự do tự tại trong rừng hoang .
( Chim Họa Mi của Âu Dương Tu )
Tất nhiên thơ cũng là lấy vật để ngụ tình gửi ý , nhưng dù sao cũng ca ngợi giọng hót : “ Bách chuyển thiên thanh” của chim Họa Mi .
Ở Việt Nam một thời nghe “mòn” tai mà không chán cái câu : “ Có con chim Họa Mi hót trong mưa buồn thế ” do ca sĩ Hồng Nhung thể hiện .
http://www.pit2.cn/wp-content/upload...73c4ed68d5.jpg
(Hình ảnh chỉ mang tính minh họa )
Thú chơi Họa Mi thời nay ở đã lan rộng khắp các tỉnh thành Việt Nam , nhiều nhất vẫn là Hà Nội và Sài Gòn , cũng là “người nhiều thì chim lắm” . Không như thú vui của các cụ già chơi chim thủa trước , ngày nay đa số là các “ Cụ non ” ít tuổi mà rất sành sỏi về chim , không ít các diễn đàn mọc lên , các hội chim này chim nọ , nhưng thấy hội chim Họa Mi thì tốt nhất bạn đừng mang các hoại chim hót khác đến làm gì , vì “ Em Mi ” chỉ cần quát lên mấy tiếng thì các em khác như : Khuyên , Chào Mào , Chích Chòe ... đều im ru cả .
Chơi Họa Mi , cần hiểu tính cách và tập tính của chim , có con nhảy nhiều , ngoái , lộn , húc đầu vào lồng khi sợ người ... Người chơi chim , nếu công phu và hiểu biết sẽ bắt đầu từ bước chọn “ Chim Mộc , Bổi ” ( Chim hoang dã mới bẫy về ) để nuôi và thuần dưỡng . Theo cách chọn chim của những người nhiều kinh nghiệm , sách báo ... mà chọn . Tuy vậy , khi đã thuần dưỡng được những con chim dáng đẹp đến từng chi tiết như : đầu , mình , mắt , mỏ , lông , dáng đứng ....Nhưng giọng hót chưa chắc đã hay , có lẽ cũng như con người có những ca sĩ nhìn rất xấu mà hát hay có những ca sĩ đẹp “ long lanh “ mà ca dở .
Một số người Trung Quốc chơi chim nuôi từ non lên , thuần dưỡng và dạy chúng đứng trên tay hoặc trên vai người mà hót , đây cũng là ý thích của từng người . Có người thích thuần dưỡng chim “ Già rừng ” có chất giọng hoang dã của rừng xanh . Nói chung , người chơi chim nào cũng muốn chim của mình là hay nhất .
Có những người phân biệt Mi Hót và Mi Chọi , cách phân biệt như vậy là sai lầm , vì con đã “ Chiến ” giỏi thì thường là hót tốt , giọng hót của các con Mi Chọi hay sẽ làm cho những con yếu hơn mình “xuống” hẳn . Đã là Họa Mi đực thì dù nhút nhát đến mấy cũng vẫn hót được , nếu cứ nuôi nó một mình một nhà . Mỗi người nuôi chim đều có cái chung là thích và đam mê chim nhưng cũng có cái tính cách riêng , có người chỉ thích đem chọi , phần vì hiếu thắng sẽ được đem vinh dự cho cả người và chim , phần vì cuộc cá độ nào đó vì một chút tiền nho nhỏ ... Sau mỗi trận chiến con Mi nào lông cũng tả tơi , thậm chí còn mất mạng qua những cuộc chiến “ thông lồng” . Có những tay chơi chim , tỷ mỉ chăm sóc đến từng sợi lông , lau dọn từng hạt bụi trong lồng , mục đích chỉ để ngắm cho khoái mắt , nghe cho sướng tai .
Chim Họa Mi ngày một hiếm , trước đây mấy anh dân tộc Hơ Mông bẫy về bán cũng nhiều , nhớ ngày đó , đem đèn pin Trung Quốc loại ba pin hoặc mũ cối Tàu do Hải Phòng sản xuất , đổi lấy chim Họa Mi của anh người Mông , anh vui lắm , mình cũng vui . Sau này mấy anh người Kinh lên vùng dân tộc bẫy chim thì “ kinh ” lắm , dùng thòng lông bờm ngựa , nhựa , keo dính chuột , đài , máy ghi âm giọng chim ... cách bẫy kiểu hiện đại đã một thời gian đã làm cho Họa Mi thưa thớt dần . Có lần mình được anh bạn người Mông cho đi rừng bẫy thử , chỉ gặp vài em Mi Mái góa chồng xùy xùy giọng yếu ớt trong khe núi . Mình mượn câu nói vui nói với anh bạn người Mông : “ Bọn người Mông chúng mày về cơ bản đã phá xong rừng rồi” . Anh bạn không hiểu hết câu nói đùa chỉ cười nhạt , mắt nhìn chiếc điện thoại NOKIA 8800 đã cũ của mình , không biết trong bụng có ý định đem con Mi Mồi đổi không đây ?!
Kể cũng lạ , Họa Mi ở nuôi ở Hà Nội được ăn đủ thứ ngon , các loại cám giàu chất đạm , khoáng như thị bò , lòng đỏ trứng , ngọc kê , kì tử .. do mấy anh trên diễn đàn chim dạy cách chế tác , vậy mà vẫn không đẹp và khỏe bằng con chim ăn ngô , gạo , trứng gà của mấy anh người Mông , có lẽ ở đây không khí tốt chăng ! Mình chợt nghĩ , và thấy hơi có lý , trẻ con ở đây toàn đi chân đất , cởi trần , uống nước lã , chim cò cứ phơi ra từ nhỏ , thế mà chẳng thấy ốm như trẻ con ở thành phố , có lẽ chim Họa Mi cũng vậy .
Những năm gần đây một số người đã bước đầu thành nuôi chim Họa Mi sinh sản , đặc biệt là Trung Quốc , cho Họa Mi sinh sản như gà con . Đó cũng là niềm vui , báo tin Họa Mi sẽ không bao giờ tuyệt chủng , ngọn lửa đam mê của những người yêu Họa Mi sẽ không bao giờ tắt .
Hoàng Lâm Cư Sĩ – Trần Trung Kiên
Hà Nội mùa hè năm 2011
http://trungkien9999.blogspot.com/
CHIM HỌA MI – TRI THỨC VÀ THÚ CHƠI
Trần Trung Kiên
Chim Họa Mi có tên khoa học Garrulax canorus phân bố nhiều ở vùng núi nước ta như Cao Bằng , Bắc Cạn , Lạng Sơn , Hà Giang , Tuyên Quang , Thái Nguyên ... Là một loài chim sống theo đôi , phân vùng , sau khi sinh sản nuôi con trưởng thành , chim bố mẹ tự đánh đuổi con mình đi vùng khác tự tìm đôi mà sống . Họa Mi sống cả ở vùng núi đá và núi đất , ăn các côn trùng , sâu , dế , nhện non , cào cào ... Cũng ăn một số củ cây rừng hoang dã . Với bản tính hiếu chiến , con trống luôn bảo vệ lãnh tổ và chim mái yêu quý của mình , ngay trong một khu vực nhỏ có thể là ngăn cách bởi một khe nước hoặc một vài cây cổ thụ , là danh giới của một vài đôi Họa Mi . Có lúc vô tình sang lãnh thổ của nhau mà bị phát hiện , tức thì ẩu đả xảy ra ngay , những chú chim trống khỏe mạnh hơn luôn làm chủ lãnh địa , khi đánh đuổi được kẻ xâm lấn thì oai hùng đứng trên một điểm khá cao cất giọng hót oai hùng mừng chiến thắng , kẻ thua trận bay về lãnh địa của mình đậu nơi thấp hơn xù đầu cất lên vài lời ai oán . Giọng hót của chim Họa Mi lảnh lót , réo rắt , lúc trầm lúc bổng lúc ngân nga , nghe khoái cái lỗ tai nhất là trong những vùng núi đá cao , có khe nước chảy , tiếng hót của Họa Mi vang vọng dội vào vách đá hòa vào khe nước róc rách và cuối cùng mới rót đến tai người , nghe “ phê ” lắm . Từ cổ chí kim , từ Tàu đến Ta xưa nay đều coi giọng hót của Họa Mi là một trong những đỉnh cao của loài chim hót . Dân Trung Quốc chơi chim Họa Mi nhiều nhất thế giới , cũng là dân có kinh nghiệm chơi Họa Mi từ lâu đời nhất . Họa mi đi vào thơ ca , nhạc họa ... Có những thi phẩm mà ngày nay chỉ dân chơi Họa Mi sành sỏi một chút còn nhớ đến :
http://info.yfes.tp.edu.tw/jiao/poem...F文.htm
Phiên âm :
Bách chuyển thiên thanh tùy ý di ,
Sơn hoa hồng tím thụ cao đê .
Thủy tri tỏa hướng kim lung thính ,
Bất cập lâm gian tự tại đề .
Họa Mi điểu – Âu Dương Tu
Dịch nghĩa : Trăm ngàn giọng hót thay đổi tùy ý , trong núi hoa hồng tím và những cây cao thấp . Giờ đây mới biết nghe giọng hót khi bị nhốt trong lồng vàng , sẽ mãi mãi không bằng giọng hót tự do tự tại trong rừng hoang .
( Chim Họa Mi của Âu Dương Tu )
Tất nhiên thơ cũng là lấy vật để ngụ tình gửi ý , nhưng dù sao cũng ca ngợi giọng hót : “ Bách chuyển thiên thanh” của chim Họa Mi .
Ở Việt Nam một thời nghe “mòn” tai mà không chán cái câu : “ Có con chim Họa Mi hót trong mưa buồn thế ” do ca sĩ Hồng Nhung thể hiện .
http://www.pit2.cn/wp-content/upload...73c4ed68d5.jpg
(Hình ảnh chỉ mang tính minh họa )
Thú chơi Họa Mi thời nay ở đã lan rộng khắp các tỉnh thành Việt Nam , nhiều nhất vẫn là Hà Nội và Sài Gòn , cũng là “người nhiều thì chim lắm” . Không như thú vui của các cụ già chơi chim thủa trước , ngày nay đa số là các “ Cụ non ” ít tuổi mà rất sành sỏi về chim , không ít các diễn đàn mọc lên , các hội chim này chim nọ , nhưng thấy hội chim Họa Mi thì tốt nhất bạn đừng mang các hoại chim hót khác đến làm gì , vì “ Em Mi ” chỉ cần quát lên mấy tiếng thì các em khác như : Khuyên , Chào Mào , Chích Chòe ... đều im ru cả .
Chơi Họa Mi , cần hiểu tính cách và tập tính của chim , có con nhảy nhiều , ngoái , lộn , húc đầu vào lồng khi sợ người ... Người chơi chim , nếu công phu và hiểu biết sẽ bắt đầu từ bước chọn “ Chim Mộc , Bổi ” ( Chim hoang dã mới bẫy về ) để nuôi và thuần dưỡng . Theo cách chọn chim của những người nhiều kinh nghiệm , sách báo ... mà chọn . Tuy vậy , khi đã thuần dưỡng được những con chim dáng đẹp đến từng chi tiết như : đầu , mình , mắt , mỏ , lông , dáng đứng ....Nhưng giọng hót chưa chắc đã hay , có lẽ cũng như con người có những ca sĩ nhìn rất xấu mà hát hay có những ca sĩ đẹp “ long lanh “ mà ca dở .
Một số người Trung Quốc chơi chim nuôi từ non lên , thuần dưỡng và dạy chúng đứng trên tay hoặc trên vai người mà hót , đây cũng là ý thích của từng người . Có người thích thuần dưỡng chim “ Già rừng ” có chất giọng hoang dã của rừng xanh . Nói chung , người chơi chim nào cũng muốn chim của mình là hay nhất .
Có những người phân biệt Mi Hót và Mi Chọi , cách phân biệt như vậy là sai lầm , vì con đã “ Chiến ” giỏi thì thường là hót tốt , giọng hót của các con Mi Chọi hay sẽ làm cho những con yếu hơn mình “xuống” hẳn . Đã là Họa Mi đực thì dù nhút nhát đến mấy cũng vẫn hót được , nếu cứ nuôi nó một mình một nhà . Mỗi người nuôi chim đều có cái chung là thích và đam mê chim nhưng cũng có cái tính cách riêng , có người chỉ thích đem chọi , phần vì hiếu thắng sẽ được đem vinh dự cho cả người và chim , phần vì cuộc cá độ nào đó vì một chút tiền nho nhỏ ... Sau mỗi trận chiến con Mi nào lông cũng tả tơi , thậm chí còn mất mạng qua những cuộc chiến “ thông lồng” . Có những tay chơi chim , tỷ mỉ chăm sóc đến từng sợi lông , lau dọn từng hạt bụi trong lồng , mục đích chỉ để ngắm cho khoái mắt , nghe cho sướng tai .
Chim Họa Mi ngày một hiếm , trước đây mấy anh dân tộc Hơ Mông bẫy về bán cũng nhiều , nhớ ngày đó , đem đèn pin Trung Quốc loại ba pin hoặc mũ cối Tàu do Hải Phòng sản xuất , đổi lấy chim Họa Mi của anh người Mông , anh vui lắm , mình cũng vui . Sau này mấy anh người Kinh lên vùng dân tộc bẫy chim thì “ kinh ” lắm , dùng thòng lông bờm ngựa , nhựa , keo dính chuột , đài , máy ghi âm giọng chim ... cách bẫy kiểu hiện đại đã một thời gian đã làm cho Họa Mi thưa thớt dần . Có lần mình được anh bạn người Mông cho đi rừng bẫy thử , chỉ gặp vài em Mi Mái góa chồng xùy xùy giọng yếu ớt trong khe núi . Mình mượn câu nói vui nói với anh bạn người Mông : “ Bọn người Mông chúng mày về cơ bản đã phá xong rừng rồi” . Anh bạn không hiểu hết câu nói đùa chỉ cười nhạt , mắt nhìn chiếc điện thoại NOKIA 8800 đã cũ của mình , không biết trong bụng có ý định đem con Mi Mồi đổi không đây ?!
Kể cũng lạ , Họa Mi ở nuôi ở Hà Nội được ăn đủ thứ ngon , các loại cám giàu chất đạm , khoáng như thị bò , lòng đỏ trứng , ngọc kê , kì tử .. do mấy anh trên diễn đàn chim dạy cách chế tác , vậy mà vẫn không đẹp và khỏe bằng con chim ăn ngô , gạo , trứng gà của mấy anh người Mông , có lẽ ở đây không khí tốt chăng ! Mình chợt nghĩ , và thấy hơi có lý , trẻ con ở đây toàn đi chân đất , cởi trần , uống nước lã , chim cò cứ phơi ra từ nhỏ , thế mà chẳng thấy ốm như trẻ con ở thành phố , có lẽ chim Họa Mi cũng vậy .
Những năm gần đây một số người đã bước đầu thành nuôi chim Họa Mi sinh sản , đặc biệt là Trung Quốc , cho Họa Mi sinh sản như gà con . Đó cũng là niềm vui , báo tin Họa Mi sẽ không bao giờ tuyệt chủng , ngọn lửa đam mê của những người yêu Họa Mi sẽ không bao giờ tắt .
Hoàng Lâm Cư Sĩ – Trần Trung Kiên
Hà Nội mùa hè năm 2011
http://trungkien9999.blogspot.com/
Relate Threads
mi mộc
bởi phamvansang,
Latest Threads
mi mộc
bởi phamvansang,