chim gì đây? Giúp tui-QUẠ THÔNG

cowboyB

Thành viên Mới
Tham gia
27 Tháng năm 2012
Bài viết
3
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Con chim non :p
27052012011.jpg

27052012012.jpg

27052012006.jpg

27052012016.jpg


k phải chim bói cá nha các bác : tại con này còn non nhưng to hơn bói cá rồi, đầu có mào giống khứu
 
Relate Threads
Nhặt dc chim vào mùa đông
Nhặt dc chim vào mùa đông bởi PVT2,
Chim này tên là gì đây m.n
Chim này tên là gì đây m.n bởi LVD_SL,
chim này là chim gì
chim này là chim gì bởi jintiny,
Latest Threads
Nhặt dc chim vào mùa đông
Nhặt dc chim vào mùa đông bởi PVT2,
Chim này tên là gì đây m.n
Chim này tên là gì đây m.n bởi LVD_SL,
chim này là chim gì
chim này là chim gì bởi jintiny,
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

chim này nghe nói là chim Điêu đó bạn
 
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

giống gõ kiến nhỉ, nếu sai đừng chém e phải tội :D
 
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

VN cũng có gõ kiến hả ^^ từ bé tới h tớ chỉ mới dc thấy em gõ kiến trong tom & jerry thoai hehe
lạ một cái là con chim con này to hơn chim khứu đã lớn
 
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

Nếu bạn cần hỏi thì mình sẽ trả lời cho bạn biết ;)) .Chim của bạn là Quạ thông.
Chim Quạ Thông Á Âu (Eurasian Jay)

Tên khoa Học: Garrulus glandarius

Là loài chim trong Họ Quạ (Corvidae)Chúng có mặt ở Châu á và cả châu âu. Nên gọi là Quạ Thông Á Âu. chứa các loài chim biết kêu/hót thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) bao gồm quạ, choàng choạc, giẻ cùi, ác là, chim khách, quạ chân đỏ và chim bổ hạt. Một cách tổng thể thì các loài chim Quạ Thông trong họ này được gọi chung là chim dạng quạ

Quạ thông và quạ thông đất Cựu thế giới
* Garrulus (3 loài)
* Podoces (4 loài)
* Ptilostomus – giẻ cùi đất Trung Phi (piapiac)

This image has been resized.Click to view original image

* Quạ thông xám
o Perisoreus (3 loài)
* Quạ thông Tân thế giới
o Aphelocoma – quạ thông bụi rậm (5-6 loài)
o Calocitta – quạ thông-ác là (2 loài)
o Cyanocitta (2 loài)
o Cyanocorax (17 loài)
o Cyanolyca (9 loài, đặt vào đây không chắc chắn)
o Gymnorhinus – giẻ cùi thông

Quạ thông mào (Platylophus galericulatus) thông thường theo truyền thống đặt vào họ Corvidae, nhưng có thể không phải thành viên của họ này, mà có thể gần gũi với chi Prionops (họ Prionopidae) hay bách thanh (họ Laniidae) hơn; tốt nhất hiện thời nên coi nó như là thuộc nhóm Corvoidea incertae sedis. Tương tự, "giẻ cùi" đất Hume (Pseudopodoces humilis) trên thực tế là thành viên của họ sẻ ngô (Paridae).



Sinh học

Hình thái

Chim Quạ Thông là những loài chim dạng sẻ lớn với cơ thể cường tráng, các chân khỏe và gần như tất cả mọi loài, Nhiều loài dạng quạ Thông của vùng ôn đới có bộ lông chủ yếu màu đen hay lam; tuy nhiên, một số là khoang pha màu đen trắng, một số có lông óng ánh màu lam-tía còn nhiều loài nhiệt đới là những loài chim có màu sáng. Cả hai giới đều tương tự về kích thước và màu sắc. Chim Quạ Thông có mỏ to khỏe và sải cánh lớn. Các loài to lớn nhất chính là các thành viên to lớn nhất của bộ Sẻ.

Các loài có thể nhận dạng dựa trên kích thước, hình dáng và khu vực địa lý phân bố; tuy nhiên, một số, đặc biệt là các loài quạ Thông ở Australia, tốt nhất nên nhận dạng bằng tiếng kêu khàn khàn của chúng.



Sinh thái

Chim Quạ Thông sinh sống trong phần lớn các đới khí hậu. Phần lớn là chim định cư ổn định và không di cư theo mùa một cách rõ nét. Tuy nhiên, trong những thời kỳ khan hiếm thức ăn, việc di cư có thể diễn ra.

Trong mùa sinh sản,Chim Quạ Thông có thể chồng lấn lãnh thổ sinh sản tới 6 lần so với chồng lấn của nhóm quạ lớn. Sự xâm phạm khoảng lãnh thổ sinh sản này cho phép những loài có họ hàng gia tăng mật độ cục bộ.

Thức ăn

Thức ăn tự nhiên của nhiều loài chim Quạ Thông là thức ăn tạp, bao gồm động vật không xương sống, chim non, thú nhỏ, quả, hạt, và các loài bò sát nhỏ. Chúng kiếm ăn trên các cây cao , đôi khi cũng xuống mặt đất để bắt các loài lưỡng cư như Ếch nhái ....

Sinh sản

Chim Quạ Thông là những kẻ chiếm giữ lãnh thổ, chúng bảo vệ lãnh thổ trong suốt cả năm hoặc chỉ trong mùa sinh sản.
Liên kết vợ chồng ở Quạ Thông là rất mạnh và thậm chí kéo dài suốt cuộc đời ở một số loài. Tuy nhiên, kiểu sống một vợ một chồng này có thể vẫn chứa đựng sự giao phối ngoài cặp đôi. Cả chim trống lẫn chim mái cùng nhau xây tổ lớn trên cây ,hoặc các bọng cây lớn Chim trống nuôi chim mái trong thời kỳ ấp trứng.[ Tổ được làm từ các que củi hay cành cây nhỏ và lót bằng cỏ và vỏ cây. Chim Quạ Thông đẻ khoảng 3-4 trứng, Trứng thường có vỏ màu ánh xanh lục với đốm nâu. Sau khi nở, chim non ở trong tổ cho tới khi đạt 6-10 tuần tuổi, phụ thuộc vào mỗi loài. Chim bố và chim mẹ của các loài chim Quạ Thông đều tham gia nuôi dưỡng chim con.



Trí thông minh

Dựa trên tỷ lệ trọng lượng não bộ/cơ thể thì não bộ ở họ Quạ thuộc nhóm lớn nhất trong số các loài chim, tương đương với tỷ lệ ở khỉ dạng người (Hominidae) và cá voi, và chỉ thấp hơn một chút so với của người. Trí thông minh của chúng được nâng lên nhờ thời gian sống với chim bố mẹ lâu. Ở cạnh chim cha mẹ, các con chim non có nhiều cơ hội học các kỹ năng cần thiết. Do phần lớn chim họ Quạ là chim ấp trứng kiểu hợp tác nên các con chim non cũng có thể học hỏi từ các thành viên khác trong nhóm

Sự khéo léo ở chim họ Quạ được thể hiện thông qua các kỹ năng kiếm ăn của chúng, khả năng ghi nhớ, sử dụng các công cụ và nhóm các hành vi. Sinh sống trong các nhóm xã hội lớn luôn gắn liền với khả năng nhận thức cao. Để sống trong nhóm lớn, mỗi thành viên phải có khả năng nhận ra các cá thể và phát hiện ra vị trí xã hội cùng khả năng tìm tòi của các thành viên khác theo thời gian. Các thành viên cũng phải có khả năng phân biệt các giới, độ tuổi, tình trạng sinh sản, sự thống lĩnh và phải có khả năng cập nhật các thông tin này một cách thường xuyên. Vì thế, độ phức tạp xã hội tỷ lệ thuận với khả năng nhận thức cao

Hệ thống học hiện tại đặt họ Quạ, dựa trên các đặc trưng tiến hóa của chúng, trong phía dưới phần giữa của bộ Sẻ, ngược lại với phân loại mục đích luận trước đó coi chúng như là chim biết hót/kêu "cao nhất" do trí thông minh của chúng

Chim Quạ thông có thể học đươc tiếng nói của con người ( nếu chúng ta nuôi chúng từ lúc còn non) chúng nói rõ hơn cả loài chim Nhòng (yểng)

Loài chim này có nhiều ở rừng Lâm Đồng DaLat, nhưng theo quan sát của chúng tôi thì chúng thường sống ở các rừng thông 2 và 3 lá rất ít khi thấy chúng ở các rừng tạp hỗn giao.

Có một vấn đề đáng lên án là có một số người đã dùng súng săn(súng hơi) vào rừng săn bắn loài chim này để ăn thịt, mà chúng tôi đã gặp rất nhiều.
 
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

nếu như bác long90 nói đúng thì xin chúc mừng chủ chim e nó nói hơn cả nhộng mà còn đẹp nữa ^^
 
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

con của bác chủ thớt là Đuôi cụt bụng đỏ, chim kg hót mà chỉ có giá trị nuôi làm cảnh vì màu sắc khá đẹp.

thiếu thông tin, bác mod xóa hộ cái nhé
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

con của bác chủ thớt là Đuôi cụt bụng đỏ, chim kg hót mà chỉ có giá trị nuôi làm cảnh vì màu sắc khá đẹp.

thiếu thông tin, bác mod xóa hộ cái nhé

Con này không phải là đuôi cụt bụng đỏ đâu nhé bác/
 
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

hihi ! lâu lâu thì ong cham chich cũng hố hàng vì cái tội dùng IPAD "hồ cẩm đào " Quạ thông mà nhìn ra "đuôi cụt bụng đỏ " thì ...v...v..... "không dám nói nữa ...nhìn kỹ lại đi ...thôi xí xóa (làm mod bên ichimcanh mà để sơ xuất là không nên ....thôi về rèn luyện thêm nhé ) nếu là đuôi cụt bụng đỏ ....sao gọi là không giá trị ....chim "sách đỏ VN " mà ...hihi .Nhậu quá quên hết bài rồi ........
 
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

Là chim Giẻ cùi xanh đó thím
Xem hình e nó lúc lớn nha !
chimxanh.jpg

3249357828_e37c7e5fcb_z.jpg
 
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

diễn đàn lại xuất hiện thêm cao thủ
 
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

Thanks bác long90 hj, e hỏi sao con trưởng thành nó k còn cái má trắng kia nữa hả bác, nhìn còn non đẹp phết nhỉ trông cú buồn cười. tại cái vệt lông đen gần mỏ của nó.
 
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

Chim con quạ thông mà chú từng nuôi ......

RECO0172.jpg
[/IMG]

RECO0171.jpg
[/IMG]

RECO0170.jpg
[/IMG]

RECO0169.jpg
[/IMG]

RECO0168.jpg
[/IMG]

RECO0161.jpg
[/IMG]

RECO0160.jpg
[/IMG]
 
Ðề: chim gì đây? Giúp tui

thanks mấy thím nhá =] :)>-:)>-
mà cho mình hỏi con này thím nuôi nó có biết nói k vậy ??
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên